Chuột Rút Khi Mang Thai Là Gì? Cách Xử Nhanh Khi Bị Chuột Rút

Chuột Rút Khi Mang Thai Là Gì? Cách Xử Nhanh Khi Bị Chuột Rút

Chuột rút khi mang thai là hiện tượng vừa khiến mẹ bầu đau đớn khó chịu vừa lo lắng cho sức khỏe của em bé. Vì thế, biện pháp phòng tránh chuột rút khi mang thai luôn được chị em đặc biệt quan tâm.

Để hiểu rõ hơn về hiện tượng chuột rút khi mang thai, cách xử lý chuột rút khi mang thai, chị em hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau nhé.

1. Chuột rút là gì?

Chuột rút là sự co thắt đột ngột, ngoài ý muốn và gây đau ở một bắp thịt nên khiến các cử động khó khăn hơn.

Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ bắp thịt nào nhưng thường thấy nhất là ở bắp chuối giữa đầu gối và cổ chân, bắp thịt đùi và hông, dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng.

Một cơn chuột rút chỉ kéo dài vài giây cho tới vài phút nhưng chúng cũng có thể hết đi rồi co trở lại và chúng thường xuất hiện vào ban đêm khi đang ngủ hoặc sau khi vận động, sử dụng cơ bắp lâu dài.

chuột rút khi mang thai, chuột rút khi mang thai tháng cuối, chuột rút khi mang thai như thế nào, chuột rút khi mang thai tuần đầu, chuột rút khi mang thai tháng thứ 4, chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối, chuột rút khi mang thai tháng thứ 6, chuột rút khi mang thai tháng đầu, chuột rút khi mang thai tháng thứ 5, chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu

Chuột rút là sự co thắt đột ngột, ngoài ý muốn và gây đau ở một bắp thịt

2. Chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không?

Chuột rút khi mang thai thường không nguy hiểm. Tình trạng này chủ yếu xảy ra do những thay đổi tự nhiên của cơ thể khiến các khối cơ chịu nhiều áp lực, dẫn đến tình trạng co thắt. Hầu hết, các trường hợp đều tự khỏi sau khi sinh con và không để lại hậu quả gì.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, chuột rút có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm cần được xử lý kịp thời như: sinh non, mang thai ngoài tử cung, sảy thai, nhau tiền đạo,….

Vì thế, khi thấy xuất hiện chuột rút kèm theo các biểu hiện bất thường khác hoặc xuất hiện 6 cơn co thắt trong 1 giờ, mẹ bầu cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý kịp thời, phòng ngừa các rủi ro xảy ra.

3. Dấu hiệu của chuột rút khi mang thai

  • Đau mạnh và đột ngột, kèm theo hiện tượng thắt chặt ở các cơ (thường gặp nhất là ở bắp chân, bàn chân, đùi và bụng).
  • Khó chịu và khó cử động.
  • Các cơn co thắt nghiêm trọng vào ban đêm, thường xảy ra khi bắt đầu ngủ.
  • Nhìn thấy một khối mô cứng dưới da.
  • Co thắt tử cung sau khi hoạt động tình dục hoặc khó tiêu hóa.

chuột rút khi mang thai, chuột rút khi mang thai tháng cuối, chuột rút khi mang thai như thế nào, chuột rút khi mang thai tuần đầu, chuột rút khi mang thai tháng thứ 4, chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối, chuột rút khi mang thai tháng thứ 6, chuột rút khi mang thai tháng đầu, chuột rút khi mang thai tháng thứ 5, chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu

Chuột rút tạo cơn đau mạnh và đột ngột, kèm theo hiện tượng thắt chặt ở các cơ

4. Nguyên nhân gây nên tình trạng chuột rút khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chuột rút khi mang thai, bao gồm các nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng, gây áp lực lớn đến các cơ bắp ở chân.
  • Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép, gây cảm giác khó chịu, nặng nề.
  • Mất nước cũng khiến cơ thể bị rối loạn điện giải gây nên tình trạng chuột rút khi mang thai.
  • Thiếu canxi nhất là vào những tháng cuối cũng khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng chuột rút.
  • Việc lạm dụng cơ bắp, mất nước, căng cơ hoặc đơn giản là giữ một vị trí trong một thời gian dài cũng khiến bà bầu bị chuột rút.

5. Cách xử lý nhanh khi mẹ bầu bị chuột rút

Khi bị chuột rút, mẹ bầu nên thực hiện các biện pháp sau để giảm cơn co thắt:

Duỗi chân kết hợp với xoa bóp

Nếu bị chuột rút ở chân, bắp chân hoặc bàn chân thì mẹ bầu nên cố gắng duỗi thẳng chân. Sau đó, thực hiện nhẹ nhàng động tác xoa bóp để làm giảm căng thẳng tại các khối cơ, giảm đau và làm dịu cơn co thắt hiệu quả.

Bên cạnh đó, xoa bóp còn có tác dụng cải thiện tâm trạng, giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Đồng thời làm thư giãn mạch máu và các dây thần kinh, kích thích tuần hoàn máu. Từ đó, phòng ngừa và giảm đau do chuột rút một cách hiệu quả.

Chườm nóng

Khi bị chuột rút, mẹ bầu có thể dùng 1 chai nước nóng hoặc 1 túi chườm nóng (khoảng 50 – 60 độ) đặt vào khu vực đang bị đau và co thắt để các mạch máu, dây thần kinh, khối cơ được thư giãn hơn, giảm căng thẳng và giảm đau hiệu quả.

Vận động nhẹ nhàng

Khi bị chuột rút, mẹ bầu cố gắng duỗi thẳng chân, sau đó đi lại nhẹ nhàng để thư giãn cơ, đẩy lùi chứng chuột rút.

Thực hiện động tác ở chân

Để xử lý nhanh tình trạng chuột rút, mẹ bầu có thể thực hiện các bước sau:

  • Duỗi thẳng đầu gối.
  • Cong vểnh bàn chân về phía sau gối và gập lên trên.
  • Nhẹ nhàng xoau chân cho đến khi chứng chuột rút qua đi.

Nâng chân hoặc đặt chân xuống sàn

Để nhanh chóng đẩy lùi chứng chuột rút qua đi, mẹ bầu nên nằm thẳng lưng trên giường, đặt gối dưới chân hoặc nâng cao chân sao cho gót chân tỳ vào tường. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cố gắng ngồi trên giường và đặt chân xuống đất.

chuột rút khi mang thai, chuột rút khi mang thai tháng cuối, chuột rút khi mang thai như thế nào, chuột rút khi mang thai tuần đầu, chuột rút khi mang thai tháng thứ 4, chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối, chuột rút khi mang thai tháng thứ 6, chuột rút khi mang thai tháng đầu, chuột rút khi mang thai tháng thứ 5, chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu

Khi bị chuột rút, bà bầu nên duỗi thẳng chân kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng

6. Biện pháp phòng ngừa chuột rút khi mang thai

Muốn phòng ngừa chuột rút khi mang thai, mẹ bầu nên áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:

Kiểm soát cân nặng

Bà bầu nên duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tránh tăng cân quá mức để không tạo nên áp lực lên các khối cơ, dẫn đến tình trạng chuột rút.

Duy trì vận động và tập thể dục

Duy trì vận động và tập thể dục 20 – 30 phút mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ bị chuột rút khi mang thai. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đi bộ nhiều hoặc vận động quá sức để tránh rơi vào tình trạng lạm dụng cơ, dẫn đến tình trạng chuột rút.

Ăn uống khoa học, đủ chất

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp và khối cơ sẽ giúp bà bầu duy trì một hệ xương khớp khỏe mạnh, phòng ngừa nguy cơ bị chuột rút hiệu quả.

Uống nhiều nước

Uống đủ 2.5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp phòng ngừa tình trạng mất nước dẫn đến chuột rút khi mang thai.

Nghỉ ngơi

Khi mang thai, bạn cần được nghỉ ngơi, tránh vận động nặng, đi lại nhiều hoặc lao động gắng sức.

Sử dụng thảo dược

Uống trà hoa cúc ấm, ngâm chân với nước gừng, xoa bóp bằng tinh dầu thảo dược (tinh dầu bạc hà, tinh dầu gừng,…) đều là những cách làm giảm nguy cơ chuột rút, cải thiện tâm trạng.

Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục cũng là cách phòng ngừa chuột rút khi mang thai. Điều này giúp thư giãn các khối cơ, cải thiện tâm trạng, kích thích chất dịch và máu ở xương chậu lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên cần hạn chế xuất tinh trong âm đạo vì lượng prostaglandin trong tinh dịch có khả năng kích thích sự co thắt của tử cung, dẫn đến tình trạng chuột rút ở bụng.

Tóm lại, chuột rút khi mang thai là tình trạng thường gặp, phần lớn không nguy hiểm và có biện pháp phòng ngừa, chăm sóc tại nhà. Vì thế, mẹ bầu không phải lo lắng gì nhiều, hãy cố gắng giữ một tinh thần thật tốt, sức khỏe ổn định để con yêu được phát triển tốt nhất.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!