Cho Trẻ Ăn Dặm Khi Nào? Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Đã Sẵn Sàng Ăn Dặm
Mỗi cột mốc trong cuộc đời trẻ là một trải nghiệm quan trọng và đáng nhớ. Lần đầu cho trẻ ăn dặm cũng vậy. Đây là thời điểm cha mẹ vừa háo hứng vừa lo sợ, không biết cho con ăn dặm khi nào? Đừng lo lắng quá, hãy để mekhoeconthongminh.com giúp đỡ bạn.
Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì thế, ba mẹ phải biết cho trẻ ăn dặm khi nào?
1. Tại sao phải bắt đầu cho trẻ ăn dặm?
Khi trẻ lớn dần lên, trẻ bắt đầu cần đến những loại thức ăn đặc hơn để cung cấp đầy đủ sắt và các dưỡng chất cần thiết khác sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh được bổ sung nguồn sắt được lưu trữ trong cơ thể từ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, trẻ còn nhận được 1 lượng sắt nhỏ từ sữa mẹ hoặc sữa bột. Nhưng nguồn dự trữ này sẽ không đủ và giảm dần khi trẻ lớn hơn. Đến khoảng 6 tháng thì sữa mẹ hay sữa bột đều không đủ để cung cấp cho nhu cầu cần thiết của trẻ. Vì thế, từ 6 tháng trở đi, mẹ nên tập cho bé ăn dặm vừa bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho bé, vừa giúp bé học cách ăn, trải nghiệm vị giác với các loại thực phẩm. Ngoài ra, còn giúp bé phát triển răng, xương hàm và các kỹ năng phát triển ngôn ngữ khác.
Trẻ càng lớn thì nhu cầu dinh dưỡng càng cao nên mẹ phải tập cho trẻ ăn dặm
2. Cho bé ăn dặm khi nào?
Khi bé đã được 6 tháng tuổi
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế Thế Giới (WHO), bố mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm từ khi 6 tháng tuổi trở lên (tức là 180 ngày sau sinh). Đây là thời điểm cần bổ sung đồ ăn dặm cho trẻ bởi:
- Hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên trẻ có thể hấp thu được các loại thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ.
- Tốc độ tăng trưởng của trẻ cũng tăng lên, sữa mẹ không thể đáp ứng được nhu cầu của bé.
Khi trẻ đã sẵn sàng về mặt thể chất
Khi bé được 6 tháng, bạn có thể theo dõi các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm như:
- Trẻ kiểm soát được đầu và cổ tốt.
- Trẻ có thể ngồi thẳng mà không cần sự trợ giúp của bất cứ ai.
- Không có phản xạ đùn đẩy thức ăn da. Đó là phản xạ đưa lưỡi về phía trước và lên trên khi cho trẻ ăn, ngăn trẻ không thể lấy lại được thức ăn từ thìa.
Khi trẻ được 6 tháng tuổi là đã sẵn sàng để tập ăn dặm
Không cho trẻ ăn quá sớm cũng như quá muộn
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy trẻ bắt đầu ăn dặm quá sớm hay quá muộn cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh dị ứng. Để chống lại tình trạng này, trẻ sơ sinh nên bắt đầu ăn dặm từ lúc 6 tháng tuổi trở đi (chứ không phải 4 tháng). Hơn nữa, các chuyên gia cũng khuyên rằng, không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: bơ đậu phộng, trứng, lúa mì,…
Khi bạn nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để cho bé ăn dặm
Khi theo dõi trẻ, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy trẻ đã có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm. Chẳng hạn: Bạn thấy trẻ quan tâm đến những gì bạn đang ăn, thậm chí là trẻ cố gắng lấy nó ra khỏi tay hoặc miệng bạn. Hoặc há miệng mỗi khi bạn cho ăn.
Hầu hết, các dấu hiệu này sẽ xuất hiện khi trẻ được khoảng 6 tháng. Vì thế, ba mẹ hãy theo dõi trẻ, nếu trẻ đã sẵn sàng về thể chất thì hãy cho trẻ ăn dặm. Hãy tin vào bản năng của bạn và dựa theo sự khuyến nghị của các chuyên gia để lựa chọn thời điểm ăn dặm thích hợp cho trẻ.
Khi trẻ vui vẻ và không quá đói
Đây là thời điểm hoàn hảo để mẹ cho trẻ thực hiện bữa ăn dặm đầu tiên. Mẹ nên chọn thời điểm bé vui vẻ, hứng khởi để nếm thử. Tuyệt đối không nên cho bé bắt đầu ăn dặm vào giờ ăn thông thường, lúc này bé sẽ cảm thấy đói và chỉ muốn uống sữa để thỏa mãn cơn đói.
Dấu hiệu nhận biết bé đang đói là:
- Bé trở nên phấn khích khi thấy bạn đang chuẩn bị đồ ăn.
- Bé nghiêng người về phía bạn khi đang ngồi trên ghế ăn.
- Há miệng khi bạn chuẩn bị cho bé ăn.
Dấu hiện nhận biết bé không hứng thú ăn:
- Quay đầu đi khi thấy thức ăn.
- Mất hứng thú hoặc bị phân tâm.
- Đẩy muỗng ra xa.
- Ngậm miệng lại, không cho mẹ đưa thức ăn vào trong.
Mẹ nên chọn thời điểm trẻ vui vẻ và không quá đói để cho trẻ ăn
3. Một số điều cần lưu ý khi cho bé ăn dặm
- Cho bé ăn từ thức ăn lỏng cho đến đặc: Thời gian đầu mới tập ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn bột loãng sau đó tăng dần độ đặc lên. Tiếp đến, có thể tăng độ thô dần từ bột cho đến cháo rây, cháo nguyên hạt hay cơm nát,…Cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt vì lúc này trẻ chưa mọc răng hoặc mới mọc được rất ít răng.
- Lượng thức ăn từ nhiều đến ít: Bé mới bắt đầu ăn dặm nên mẹ chỉ nên cho bé ăn từng chút một. Những bữa ăn đầu tiên chỉ 5 – 10ml thức ăn và ăn 1 bữa/ngày. Tăng dần lượng đồ ăn lên khi trẻ đã làm quen được với đồ ăn mới, dạ dày và hệ tiêu hóa đã thích nghi. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm các loại hoa quả nghiền nhuyễn, váng sữa.
- Chế biến đồ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh cho bé: Thời gian đầu, ba mẹ chỉ nên cho bé ăn các loại đồ ăn dễ tiêu như: cháo, các loại rau, củ quả. Từ 9 – 11 tháng, trẻ cần ăn đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất,…Vì thế, mẹ cần thay đổi, đa dạng các món ăn để vừa đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất vừa an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Không ép trẻ ăn quá nhiều: Mỗi trẻ có thể trạng khác nhau, các mẹ không nên nóng lòng khi thấy con mình ăn kém hơn so với các bạn cùng trang lứa. Đồng thời, không nên ép trẻ ăn quá nhiều, điều này khiến trẻ nhanh chán hơn và không muốn ăn những loại đồ ăn mới.
Trên đây là những dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết cho trẻ ăn dặm khi nào. Ngoài việc cho trẻ ăn đúng cách thì ăn đúng thời điểm cũng vô cùng quan trọng, giúp trẻ hấp thu các dưỡng chất một cách tốt nhất. Vì thế, các bạn hãy lập kế hoạch ăn dặm khoa học cho trẻ nhé.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội