[Tìm Hiểu] Bảng Chiều Cao Và Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Theo WHO

[Tìm Hiểu] Bảng Chiều Cao Và Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Theo WHO

Bố mẹ đang muốn đo chiều cao và cân nặng cho bé. Dưới đây hãy cùng xem bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ theo WHO được tổng hợp ngay dưới đây.

Trong những năm đầu đời, việc theo dõi bảng chiều cao và cân nặng của trẻ từ 0-18 tháng tuổi rất quan trọng. Cách này không những là dấu hiệu giúp bố mẹ biết được bé yêu nhà mình có phát triển tốt hay không. Hãy cùng tìm hiểu bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ với mekhoeconthongminh ngay dưới đây nhé.

Sự phát triển chiều cao và cân nặng của bé

chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ, chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh, chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ 9 tuổi, chiều cao và cân nặng chuẩn của bé 3 tuổi, chiều cao và cân nặng chuẩn của bé 2 tuổi

Bé phát triển về chiều cao và cân nặng từ lúc sơ sinh

Khi mới chào đời, chiều cao và cân nặng của bé đều tăng lên một cách nhanh chóng. Khi bé lên 1 tuổi cân nặng sẽ gấp đôi lúc chào đời và chiều cao cũng sẽ tăng lên. Bé có thể đạt đến mức 75cm khi được 1 tuổi. Đến năm thứ 2, bé sẽ lại tăng thêm khoảng 10cm và bắt đầu từ 10 tuổi trở đi, trẻ sẽ tăng trung bình khoảng 5cm mỗi năm.

Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần thì khả năng tăng trưởng chiều cao sẽ chậm lại. Do đó, trong khoảng thời gian tăng trưởng chiều cao và cân nặng trên, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ là điều quan trọng nhất để giúp trẻ phát triển chiều cao ở giai đoạn tiền dậy thì. Ở độ tuổi dậy thì trẻ sẽ cao thêm khoảng 1-2 cm nữa cho đến 22-23 tuổi thì trẻ hết cao.

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-10 tuổi

Từ lúc sinh ra, cơ thể bé sẽ phát triển không ngừng cho đến khi hết tuổi dậy thì. Trong giai đoạn từ 0-18 tuổi. bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ có được những tiêu chí quan trọng để theo dõi sự phát triển của trẻ. Theo đó, sự phát triển của bé trai và bé gái cũng có những sự khác nhau rõ rệt.

chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ, chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh, chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ 9 tuổi, chiều cao và cân nặng chuẩn của bé 3 tuổi, chiều cao và cân nặng chuẩn của bé 2 tuổi

Bảng chiều cao và cân nặng của bé trai và bé gái

Trong đó:

  • TB (Trung bình): Trẻ đang ở mức phát triển bình thường theo tiêu chuẩn của WHO.
  • Kết quả dưới -2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân.
  • Kết quả trên +2SD: Trẻ mắc chứng béo phì (theo cân nặng) hoặc quá cao (theo chiều cao).

Đối với bé từ 0-5 tuổi

Đây là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với thế giới xung quanh cũng như phát triển mạnh mẽ nhất. Có 3 chỉ số chính mà bố mẹ cần lưu ý trong giai đoạn này là:

  • Chỉ số cân nặng khi tính theo tuổi: Nếu kết quả cân nặng của bé <-2SD tức là trẻ chỉ đạt khoảng 80% so với mức chuẩn cân nặng bình thường. Điều này có nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
  • Chỉ số chiều cao khi tính theo tuổi: Nếu chiều cao đo được cho bé <-2SD so với mức trung bình thì trẻ đang bị suy dinh dưỡng cơ thể thấp còi.
  • Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: Nếu đo chỉ số cân nặng được cho bé có kết quả <-2SD so với mức bình thường thì khả năng bé đang mắc suy dinh dưỡng, bố mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho bé.

Đối với trẻ từ 5-15 tuổi

Trong giai đoạn này bé đang phát triển về chiều cao và cân nặng, mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Lúc này, ngoài bảng đo chiều cao và cân nặng cho bé, bố mẹ cũng cần chú ý đến bảng chỉ số BMI. 

Dựa vào chỉ số BMI bố mẹ có thể biết con mình bị suy dinh dưỡng hay đang nằm trong diện béo phì cần phải có biện pháp để giảm cân hay không. Từ đó cũng xác định được phương pháp tối ưu để hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao cho bé.

Đối với trẻ từ 15-18 tuổi

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì và cơ thể dần hoàn thiện để trở thành người trưởng thành, chiều cao và cân nặng sẽ dựa vào chỉ số BMI để xác định thể trạng. Bố mẹ có thể tính được bằng công thức sau:

Cân nặng (kg) BMI = Chiều cao (m) x Chiều cao (m)

Hướng dẫn cách đo chiều cao chuẩn xác cho bé

Đối với bé dưới 2 tuổi

Để đo chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng tuổi. Đầu tiên, bạn cần cho trẻ nằm ngửa, đầu của bé cần phải chạm vào một bên cạnh của thước đo. Giữ cho đầu trẻ nằm thẳng và mắt nhìn lên trần nhà.

chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ, chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh, chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ 9 tuổi, chiều cao và cân nặng chuẩn của bé 3 tuổi, chiều cao và cân nặng chuẩn của bé 2 tuổi

Cách đo chiều cao chuẩn xác cho bé

Lúc này, mẹ cần đồng thời giữ cho 2 đầu gối của trẻ thẳng ra và áp sát vào thước đo. Cuối cùng đọc và ghi lại kết quả chiều cao của bé. Trong giai đoạn này, mẹ nên đo chiều cao và cân nặng của bé mỗi tháng một lần rồi so sánh với bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn để biết bé có phát triển tốt hay không.

Đối với bé trên 2 tuổi

Lúc này, bé đã bắt đầu đứng được nên bố mẹ có thể đo chiều cao cố định gắn vào tường. Trình tự đo và một số chú ý bố mẹ cần biết khi đo chiều cao cho trẻ:

  • Cần đảm bảo các loại thước đo chiều cao được cố định thẳng đứng, thân thước được dựng vuông góc với sàn nhà và vạch số 0 của thước phải sát với sàn nhà.
  • Cho trẻ đứng sát vào vị trí có thước đo được cố định sẵn.
  • Khi đo trẻ không được mang giày dép, nên đứng thẳng người và lưng áp sát vào tường.
  • Mắt bé nên nhìn thẳng về phía trước, 2 tay áp vào 2 bên đùi.
  • Người đo sẽ dùng bảng gõ áp sát vào đỉnh đầu trẻ sao cho vuông góc với thước đo.
  • Đọc và ghi lại kết quả.

Thông tin chung về chiều cao, cân nặng của trẻ

Trẻ mới sinh

Trẻ mới sinh dài trung bình 50cm, nặng 3,3kg. Chu vi vòng đầu của bé gái là 33,8cm và bé trai là 34,3cm.

chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ, chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh, chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ 9 tuổi, chiều cao và cân nặng chuẩn của bé 3 tuổi, chiều cao và cân nặng chuẩn của bé 2 tuổi

Đo chiều cao và cân nặng cho bé chuẩn xác

Trẻ mới chào đời – 4 ngày tuổi

Cân nặng của trẻ sơ sinh giảm xuống khoảng 5-10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.

5 ngày – 3 tháng tuổi

Vào khoảng thời gian này, mỗi ngày cân nặng của bé sẽ tăng trung bình khoảng 15-28g. Do đó, sau 2 tuần tuổi, cân nặng của trẻ sẽ nhanh chóng trở lại như lúc sinh.

3-6 tháng tuổi

Mỗi 2 tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.

7-12 tháng

Cân nặng của trẻ sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Với các bé bú mẹ, cân nặng của trẻ sẽ tăng lên ít hơn so với mốc này. Trước khi bé tròn 1 tuổi, trung bình chiều cao cân nặng của trẻ sẽ ở khoảng 72-76cm và nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.

1 tuổi (tuổi tập đi)

Mỗi tháng cân nặng vẫn có thể tăng khoảng 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2cm.

Bé vào khoảng 2 tuổi

Trẻ sẽ cao thêm 10cm và cân nặng tăng lên khoảng 2.5kg.

Đối với 3-4 tuổi

Độ tuổi này bé sẽ phát triển nhiều về chiều cao hơn.

5 tuổi trở lên

Từ độ tuổi này là giai đoạn dậy thì, tuổi của bé sẽ phát triển rất nhanh. Bé gái thường sẽ đạt được chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bé trai cũng đạt được chiều cao ở độ tuổi trưởng thành khi đến tuổi 17.

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của bé, một trong những yếu tố đó là:

chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ, chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh, chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ 9 tuổi, chiều cao và cân nặng chuẩn của bé 3 tuổi, chiều cao và cân nặng chuẩn của bé 2 tuổi

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của bé

Gen di truyền

Yếu tố gen di truyền cũng rất quan trọng, khi sinh ra bé sẽ nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố mẹ sinh ra. Vì vậy, yếu tố di truyền cũng có tác động đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, trẻ thường chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền về chiều cao.

Dinh dưỡng và môi trường sống

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bé phải nói đến dinh dưỡng và môi trường sống, đây cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì sẽ làm chậm quá trình phát triển về thể chất, khiến mật độ xương, độ chắc khỏe của răng và kích thước các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. 

Sức khỏe mẹ bầu trong quá trình mang thai

Thực tế, trẻ đã bắt đầu phát triển về thể chất và các cơ quan của cơ thể ngay từ trong bụng mẹ. Do đó, trong thời gian mang thai mẹ cũng cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ thức ăn và các loại thực phẩm chức năng hàng ngày.

Bệnh tật

Trong giai đoạn phát triển, việc mắc một số bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng cũng sẽ làm hạn chế việc phát triển chiều cao của trẻ. Do đó, bố mẹ cần chú ý thường xuyên và kiểm tra chiều cao cân nặng của trẻ.

Vận động thể chất điều độ

Việc lười vận động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ cơ xương khớp và hệ thần kinh ở bé. Do đó, trẻ cần tham gia nhiều các môn thể thao để giúp tăng cường chiều cao. Đối với những trẻ thừa cân béo phì thì nên tích cực vận động sẽ giúp trẻ có được cân nặng lý tưởng, hạn chế nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Trên đây là bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của bé bố mẹ cần biết. Ngoài việc phát triển về chiều cao cân nặng, các bậc phụ huynh cần phải bồi dưỡng thêm về đời sống tinh thần và sức khỏe trí não của con, để bé phát triển toàn diện.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội  

Cẩm Lệ
Xin chào, mình là Cẩm Lệ. Bằng kiến thức hiểu biết về mang thai, chăm sóc sức khỏe bà bầu, trẻ sơ sinh. nuôi dạy con, mình xin chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân về kiến thức bổ ích về nuôi dạy con, chăm sóc bà bầu. Hi vọng thông tin mình chia sẻ sẽ hữu ích với các mẹ. Hãy ghé thăm blog thường xuyên với bọn mình nhé.