Bé Chậm Tăng Cân Phải Làm Sao? Giải Pháp Giúp Bé Lên Cân Vù Vù
Bé chậm tăng cân là vấn đề luôn khiến các ông bố bà mẹ lo lắng. Vì thế, bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến các bạn những kiến thức bổ ích giúp cải thiện cân nặng tốt, bắt kịp đà tăng trưởng.
Cân nặng được xem là thước đo về sự tăng trưởng và phát triển của bé. Tuy nhiên, vì 1 nguyên nhân nào đó khiến bé chậm tăng cân. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên áp dụng các giải pháp dưới đây sẽ giúp bé cải thiện được tình trạng này.
1. Nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân
Bé chậm tăng cân là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phát triển không bình thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:
Do gen di truyền
Nếu bố mẹ có vóc dáng nhỏ, thấp bé thì khả năng cao, con cũng có thể trạng như vậy. Bé sinh ra sẽ nhẹ cân và chậm lớn hơn những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chủ yếu và bố mẹ vẫn có thể cải thiện được vóc dáng của con bằng cách bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho con.
Do trẻ sinh non, nhẹ cân
Trẻ sinh non là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ rơi vào tình trạng chậm cân sau này. Bởi, khi sinh non, các cơ quan, bộ phận của trẻ chưa hoàn thiện và sẵn sàng hoạt động ở trạng thái tốt nhất, điều này khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể trẻ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng chậm tăng cân ở trẻ.
Do bé bị giun
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị giun sán, vi khuẩn, kí sinh trùng từ thói quen ăn uống hằng ngày như mút tay, cho mọi thứ vào miệng,…Khi giun sán, vi khuẩn xâm nhập vào, sinh sôi trong đường ruột sẽ hút hết các chất dinh dưỡng từ thức ăn hay sữa mẹ vào trong cơ thể. Do vậy, trẻ sẽ không được cung cáp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển. Ngoài ra, giun sán còn khiến trẻ thường xuyên bị đau bụng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ tiêu hóa. Từ đó, ảnh hưởng đến việc tăng cân.
Khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém
Theo thống kê có hơn 50% tình trạng trẻ kém hấp thu, biếng ăn, dẫn đến chậm tăng cân. Đây là hiện tượng đường ruột của trẻ không hấp thu được các thức ăn và chuyển hóa thành chất dinh dưỡng và năng lượng đi nuôi cơ thể.
Trẻ bị dị tật bẩm sinh
Các dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ như: suy hô hấp, tắc nghẽn đường tiêu hóa, tiểu đường, xương khớp,…đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ. Đa phần, những trẻ mắc dị tật ngay từ nhỏ đều thấp bé, nhẹ cân hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Trẻ bị rối loại tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân. Bởi hầu hết các vấn đề liên quan đến tình trạng rối loạn tiêu hóa đều cản trở đến sự tiếp nhận và hấp thụ thức ăn của trẻ, khiến trẻ hấp thụ thức ăn kém hơn, dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, giảm sức đề kháng.
Trẻ mắc một số bệnh lý
Các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân, cụ thể là do di truyền hoặc bị rối loạn tiêu hóa,...
2. Bé chậm tăng cân có nguy hiểm không?
Bé chậm tăng cân nếu không kịp thời phát hiện và tìm ra phương pháp khắc phục, cải thiện cân nặng thì sẽ kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như:
- Suy dinh dưỡng: Đây chính là hệ lụy đầu tiên và dễ nhìn thấy nhất ở trẻ chậm tăng cân. Tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong 1 khoảng thời gian dài khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi.
- Cấu trúc cơ yếu: Trẻ tăng cân chậm thì hệ cơ sẽ không được phát triển khỏe mạnh và cứng cáp như trẻ tăng cân nhanh.
- Vấn đề về tim mạch: Chậm tăng cân sẽ kéo theo các vấn đề về tim mạch của trẻ.
- Tăng trưởng bất ổn: Sự phát triển, tăng cân và chiều cao ở nhữn trẻ chậm tăng cân thường bất ổn, không đều đặn.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Thể chất thấp còi, chậm tăng cân làm cho hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, trẻ không có khả năng kháng lại các tác nhân từ mầm bệnh bên ngoài nên dễ mắc bệnh hơn người khác.
- Trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
3. Bé chậm tăng cân nên làm gì?
Dưới đây là một số giải pháp giúp bé chậm tăng cân phát triển tốt hơn, ba mẹ nên tham khảo:
Cho trẻ ăn đủ chất và đa dạng
Một nguyên tắc cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ em, quyết định đến sự phát triển khỏe mạnh và tăng cân đều đặn của bé chính là cho bé ăn đủ chất và đa dạng. Chẳng hạn: Trong bữa ăn của trẻ phải có đầy đủ thịt, trứng, sữa, dầu mỡ, rau củ quả,…và mẹ nên thay đổi liên tục cách chế biến để bé ăn ngon miệng hơn, hạn chế cho bé ăn đi ăn lại một món, bởi điều này sẽ khiến trẻ khó nhận đủ chất dinh dưỡng và con tăng cân chậm.
Cho trẻ ăn đầy đủ và đa dạng là nguyên tắc cần thiết giúp trẻ tăng cân đều đặn
Bổ sung lượng dầu mỡ cho bé
Trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ, dầu mỡ đóng vai trò rất quan trọng, bởi chúng cung cấp rất nhiều năng lượng tốt cho cơ thể, thậm chí còn gấp đôi chất bột và chất đạm.
Vì thế, trong 1 chén cơm hoặc chén cháo mẹ nên bổ sung khoảng một muỗng dầu hoặc mỡ. Đặc biệt, trong hai năm đầu đời phát triển của bé thì lượng dầu mỡ càng không nên thiếu trong mỗi khẩu phần ăn của bé.
Không nên ép bé ăn
Khi thấy bé ăn ít hoặc ăn không không hết khẩu phần ăn mẹ định sẵn, mẹ thường cố gắng ép bé ăn hết bằng được. Điều này là không nên vì chúng có thể khiến trẻ bị trớ thức ăn ra ngoài và từ đó cảm thấy “sợ” mỗi khi nhìn thấy đồ ăn.
Do vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn với một lượng vừa đủ và bổ sung thêm các bữa phụ cho bé để bù đủ năng lượng, nuôi bé khỏe và giúp bé tăng cân tốt.
Bổ sung thêm dinh dưỡng ngoài các bữa ăn
Ngoài các bữa ăn, mẹ nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho bé từ nhiều nhiều khác nhau như: sữa, sữa chua, các loại trái cây để trẻ tăng cân hiệu quả.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho bé uống các loại men vi sinh để tăng khả năng tiêu hóa cho bé.
Bổ sung thêm các dinh dưỡng ngoài các bữa ăn sẽ giúp bé lên cân nhanh hơn
Tăng bữa ăn hàng ngày cho bé
Thay vì cho trẻ ăn 3 bữa, mẹ có thể chia khẩu phần ăn của bé tăng lên khoảng 5 - 6 bữa trong ngày. Đồng thời cho bé ăn thêm vào bữa tối trước khi đi ngủ để trẻ dễ ăn hơn và dễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, ngăn tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em.
Không nên tự ý mua “thuốc bổ”
Có rất nhiều loại thuốc bổ được quảng cáo tràn lan trên thị trường là rất tốt cho trẻ biếng ăn. Tuy nhiên, mẹ không được tự ý mua về sử dụng cho con vì nếu không đúng liều lượng sẽ gây hậu quả không tốt cho sức khỏe của bé.
Vì thế, cách tốt nhất để nuôi con khỏe mạnh là mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn và sự chỉ định dùng thuốc bổ tốt nhất cho bé.
Cho bé vận động đúng cách
Các hoạt động thể chất như chơi bóng, đạp xe, vui đùa cùng các bạn chính là giải pháp vô cùng hữu hiệu, không chỉ giúp bé tăng cường sức để kháng mà còn giúp con phát triển chiều cao, khỏe mạnh và ăn ngon miệng hơn.
Nên cho bé đi khám dinh dưỡng
Để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bé cũng như có phương pháp điều chỉnh kịp thời, mẹ nên cho bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra giải pháp tốt nhất, giúp bé yêu luôn mạnh khỏe, tăng cân và giúp trẻ phát triển toàn diện.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết làm thế nào khi bé chậm tăng cân. Để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội