9 Bệnh Về Mắt Hay Gặp Ở Trẻ Em, Bố Mẹ Phải Biết Để Can Thiệp Sớm

9 Bệnh Về Mắt Hay Gặp Ở Trẻ Em, Bố Mẹ Phải Biết Để Can Thiệp Sớm

Trong thời đại công nghệ hiện nay, trẻ em có rất nhiều cơ hội tiếp xúc với các thiết bị điện tử như: điện thoại, ti vi, ipad,…Điều này khiến trẻ mắc các bệnh về mắt cao hơn. Do đó, bố mẹ cần phải trang bị thêm nhiều kiến thức để giúp trẻ có được đôi mắt khỏe mạnh.

Dưới đây là các bệnh về mắt hay gặp nhất ở trẻ em, bố mẹ nên tham khảo để phát hiện và can thiệp kịp thời giúp trẻ có một đôi mắt khỏe mạnh tinh anh.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh về mắt

Bệnh về mắt ở trẻ em nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến thị lực suy giảm, mù vĩnh viễn hoăc thậm chí gây nên các biến chứng khó lường. Vì thế, cha mẹ cần hết sức lưu ý đến các dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh về mắt để điều trị kịp thời.

Dưới đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất, nhận biết trẻ bị bệnh về mắt, các bạn nên biết:

  • Mí mắt đỏ, đóng ghèn nhiều.
  • Hai mắt không phối hợp, không đồng nhất.
  • Con ngươi có màu trắng do bị ưng thư mắt, đục thủy tinh thể.
  • Chảy nhiều nước mắt.
  • Trẻ nhạy cảm và sợ ánh sáng.

2. Các bệnh về mắt ở trẻ em

Dưới đây là danh sách 9 bệnh về mắt mà trẻ em hay gặp phải. Các bạn hãy tham khảo để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, giúp mang lại đôi mắt khỏe mạnh cho trẻ.

Cận thị

“Cận thị học đường” đang là mối đe dọa lớn của trẻ nhỏ. Theo thống kế, có tới gần 50% trẻ bị cận thị và trong đó có tới 80% là bệnh cận thị tiến triển. Vì thế, để có thị lực tốt thì tật cận thị của trẻ cần phải được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Cách phòng tránh: Phụ huynh phải lưu ý đến tư thế ngồi học của con, bàn ghế, ánh sáng phòng học, chế độ giải lao, vui chơi giải trí, chế độ ăn uống hợp lý để phòng tránh tật cận thị ở trẻ.

cách chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ, bé bị đau mắt đỏ nhiều ghèn, mắt trẻ bị đỏ lòng trắng, bé bị đau mắt sưng đỏ, trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn, các bệnh về mắt ở trẻ em, cách xử lý khi trẻ bị đau mắt, trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn vàng, cách chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh

Cận thị đang là mối đe dọa lớn nhất đối với trẻ em

Bệnh loạn thị

Loạn thị là tật khúc xạ khá ở biến ở trẻ. Loạn thị thường xuất hiện từ khi trẻ mới sinh và có thể xảy xa kết hợp với cả cận thị và viễn thị.

Tất cả các tật loạn thị đều gây ra chứng nhìn mờ, mỏi, mắt, nhức mắt cho trẻ. Nguy hiểm hơn là suy giảm chức năng thị giác.

Về cơ bản, không có mắt nào là hoàn toàn không loạn thị, tuy nhiên thực tế người ta gọi loạn thị là khi có rối loạn về chức năng thị giác kiểu loạn thị mà bệnh nhân nhận thức được.

Lác mắt

Lác mắt là bệnh bẩm sinh hoặc do di căn của một số bệnh khác mang lại. Mỗi năm, có khoảng 4% trẻ em sinh ra bị lác mắt. Đây không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà bệnh lác mắt còn có thể gây ra hiện tượng nhược thị khi 2 mắt nhìn theo 2 hướng khác nhau và bị nhìn 2 hình. Ngoài ra, khi bị lác 1 mắt, mắt còn lại phải điều tiết cường độ nhiều hơn, gây nên tình trạng bị cận thị, thị lực kém,…

Vì thế ngay khi nghi ngờ hoặc phát hiện trẻ bị lác mắt, bố mẹ phải đưa trẻ đi khám ngay, điều trị càng sớm càng đạt hiệu quả cao.

Dị ứng mắt

Mí mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, tiết dịch, dính mi mắt, sợ ánh sáng đều là dấu hiệu nhiễm trùng ở mắt và mi mắt.

Tuy nhiên khi gặp các bệnh này, mẹ lưu ý là gỉ mắt thường ra rất ít, khi nào nặng lên, nhiễm trùng mới lan nhanh và có thể gây sốt cho trẻ. Hơn nữa, trẻ nhỏ chưa ý thức được bệnh nên hay dùng tay day dịu mắt liên tục. Điều này là rất nguy hiểm nên bố mẹ phải chú ý đến bé nhiều hơn.

cách chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ, bé bị đau mắt đỏ nhiều ghèn, mắt trẻ bị đỏ lòng trắng, bé bị đau mắt sưng đỏ, trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn, các bệnh về mắt ở trẻ em, cách xử lý khi trẻ bị đau mắt, trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn vàng, cách chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh

Trẻ nhỏ rất hay gặp các bệnh về dị ứng mắt như: mí mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, tiết dịch,...

Bệnh khô mắt

Nếu trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử nhiều thì trẻ dễ bị mắc bệnh khô mắt. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do trẻ quá chú tâm vào điện thoại, tivi,…khiến mắt không chớp được và không cung cấp đủ dầu. Đặc biệt những trẻ ít nước mắt càng có khả năng mắc bệnh này cao.

Phơi nhiễm ánh sáng xanh

Nhiều phụ huynh không biết rằng, việc cho trẻ tiếp xúc với điện thoại, ipad thường xuyên sẽ tạo điều khiện cho ánh sáng xanh từ các thiết bị tấn công vào mắt trẻ. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến võng mạc của trẻ, nếu nặng hơn là mắc các bệnh về võng mạc. Vì thế, bố mẹ nên hạn chế tối đa việc cho trẻ xem điện thoại, tivi và ipad.

Bệnh viêm kết mạc

Đây là căn bệnh khá phổ biến đối với trẻ bị nhiễm vi khuẩn, virus. Để phát hiện bệnh này, ngay từ những ngày đầu, gia đình phải theo dõi khả năng quan sát của trẻ và đối với trẻ bị viêm kết mạc, ba mẹ phải giúp trẻ loại bỏ các dịch mũ trắng bằng cách massage với nước ấm thật nhẹ nhàng.

Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ là khuyết tật rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, ngay từ những ngày đầu mới chào đời. Nguyên nhân của bệnh này là do ống dẫn lệ bị cản trở bởi một vật nào đó khiến nước mắt bị ngăn lại, không thể chảy xuống và làm sạch mắt. Cũng chính vì thế mà khi bị tắc tuyến lệ, mắt bị đỏ rõ rệt, kèm theo nhiều rỉ mắt.

cách chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ, bé bị đau mắt đỏ nhiều ghèn, mắt trẻ bị đỏ lòng trắng, bé bị đau mắt sưng đỏ, trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn, các bệnh về mắt ở trẻ em, cách xử lý khi trẻ bị đau mắt, trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn vàng, cách chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh

Tắc tuyến lệ là khuyết tật hay gặp ở trẻ sơ sinh, ngay từ những ngày đầu mới sinh

Đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả yếu tố di truyền. Nhưng chủ yếu trẻ em bị bệnh đục thủy tinh thể là do rối loạn chuyển hóa hoặc bị nhiễm vi khuẩn. Trong đó, sự kết hợp của nhiều bệnh lý trên cơ thể cũng khiến trẻ mắc căn bệnh này.

3. Cách chăm sóc trẻ bị bệnh về mắt

Khi trẻ bị bệnh về mắt như: đau mắt, ngứa mắt, dị ứng mắt,…ba mẹ cần chú ý đến chăm sóc trẻ đúng cách để bảo vệ thị lực cho con.

  • Vệ sinh mắt thường xuyên để đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng, dính ghèn, loại bảo vi khuẩn, virus,…
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé, cung cấp đầy đủ vitamin A có trong thịt, cá, tôm, gan, trứng, sữa, trái cây, vitamin E,…
  • Kiểm tra mắt định kỳ cho bé 6 tháng/lần.
  • Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, cứ làm việc khoảng 20 phút thì nên nghỉ ngơi 1 – 2 phút.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, sử dụng khăn mặt riêng và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng cho bé.
  • Ngồi học và làm việc nơi có đủ ánh sáng.
  • Hướng dẫn trẻ ngồi đúng cách, không gù lưng, không cúi gằm mặt xuống bàn.
  • Dùng thuốc nhỏ mắt chứa nhiều dưỡng chất như: vitamin, acid amin, chondroitin để chăm sóc và bảo vệ đôi mắt cho trẻ.
  • Đội mũ, đeo kính râm khi ra ngoài để bảo vệ đôi mắt cho trẻ.

Trên đây là các bệnh về mắt ở trẻ em. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn nhân thức rõ hơn về các nguy cơ và bệnh lý liên quan đến mắt của trẻ. Từ đó, có biện pháp phòng ngừa ngay từ nhỏ, giúp trẻ có một đôi mắt khỏe mạnh, tinh anh.

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!