Mẹo Hay Giúp Mẹ “xóa Tan” Bệnh Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em

Mẹo Hay Giúp Mẹ “xóa Tan” Bệnh Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em

Nếu các bạn đang đau đầu không biết chăm sóc trẻ bị nổi mề đay thế nào thì hãy cùng xem nội dung bài viết sau. Mekhoeconthongminh.com sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp chữa mề đay tốt nhất cho trẻ em.

Người lớn khi bị mề đay đã rất khó chịu, trẻ em còn bứt rứt, mệt mỏi hơn gấp vạn lần. Bởi làn da của trẻ rất mong manh, yếu ớt. Tuy nhiên, mẹ không được tùy tiện dùng thuốc hay thực hiện các biện pháp can thiệp như người lớn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để bệnh nổi mề đay ở trẻ em suy giảm hơn, không gây ra biến chứng nguy hiểm.

1. Nổi mề đay ở trẻ em là gì?

Nổi mề đay ở trẻ em là tình trạng da của bé nổi mẩn đỏ, ngứa ngay khi tiếp xúc với dị nguyên. Nổi mề đay thường xuất hiện ở trẻ em bởi sức đề kháng và thể trạng của bé yêu, dễ bị lây nhiễm bệnh.

Nổi mề đay ở trẻ em được chia thành 2 cấp độ:

  • Mề đay cấp tính: Triệu chứng xuất hiện đột ngột trong vài tiếng, sau đó tự thuyên giảm mà không cần phải điều trị gì.
  • Mề đay mãn tính: Bệnh xảy ra ở nhiều đợt, thời gian có thể kéo dài tới vài tuần, vài tháng, thậm chí là cả năm.

Phần lớn, trẻ em bị mề đay đều ở mức độ cấp tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe và không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và chữa trị sớm có thể chuyển sang mãn tính, kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm như: nhiễm trùng da, phù mạch, khó thở, sốc phản vệ,…

Vì thế, khi con nhỏ bị nổi mề đay, cha mẹ không được chủ quan. Hãy thường xuyên theo dõi trẻ, xem trẻ có triệu chứng gì bất thường không để tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời, càng sớm càng tốt.

2. Triệu chứng nổi mề đay ở trẻ nhỏ

Dưới đây là những triệu chứng nổi mề đay điển hình ở trẻ nhỏ, mẹ nên tham khảo:

  • Da trẻ xuất hiện các vết ban dạng đỏ sẩn, hình tròn hoặc dạng mảng.
  • Vùng da bị mề đay có màu hồng, màu đỏ hoặc trắng nhạt, bờ tròn, có ranh giới rõ ràng với các vùng da xung quanh.
  • Mề đay đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu từ âm ỉ cho đến dữ dội.
  • Nếu bệnh nặng, trẻ còn gặp phải tình trạng sưng phù mí mắt, môi, tai, bộ phận sinh dục,…
  • Ngoài ra, còn một số triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc, mất ngủ,…

nổi mề đay ở trẻ nhỏ, nổi mề đay ở trẻ em, nổi mề đay ở trẻ sơ sinh, nổi mề đay ở trẻ em kiêng gì, nổi mề đay ở trẻ em uống thuốc gì, nổi mề đay ở trẻ em tắm lá gì, sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ, bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ, trị nổi mề đay ở trẻ nhỏ, nổi mày đay ở trẻ em

Nổi mề đay thường xuất hiện các vết ban dạng đỏ sẩn, mẩn ngứa

3. Nguyên nhân nổi mề đay ở trẻ em

Dù chưa có nghiên cứu chính xác nào xác định nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay ở trẻ em. Tuy nhiên, dựa vào những đánh giá chuyên môn, các bác sĩ có thể đưa ra một số nguyên nhân sau:

  • Di truyền: Nếu trẻ sinh ra trong gia đình có bố mẹ mắc mề đay thì nguy cơ mắc mề đay của trẻ cao hơn nhóm đối tượng khác là 25%.
  • Dị ứng: Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên các bệnh lý về da như nổi mề đay. Dị ứng bao gồm: dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, dị ứng phấn hoa, côn trùng, lông thú cưng,…
  • Thay đổi nhiệt độ: Nhiệt độ môi trường sống thay đổi đột ngột làm ảnh hưởng đến da của trẻ, gây bệnh nổi mề đay. Đặc biệt là thời điểm giao mùa.
  • Nhiễm vi rút: Các bệnh lý nhiễm vi rút như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm gan, cảm lạnh,…cũng là yếu tố chiếm 40% gây bệnh mề đay ở trẻ sơ sinh.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: Khi trẻ mắc các bệnh như: viêm tai giữa, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, áp xe răng khiến hệ miễn dịch suy giảm, kích ứng da, gây nổi mê đay.
  • Dị ứng thuốc: Một số trẻ bị mề đay do mẫn cảm với một số thành phần của thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không Steroid.
  • Các nguyên nhân khác: Bệnh mề đay ở trẻ em còn liên quan đến vết cắn côn trùng, vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, quần áo ma sát,…

4. Nổi mề đay ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bệnh mề đay ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời thì dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ nhỏ như:

  • Phù mao mạch
  • Phù các vùng da nhạy cảm như: môi, mí mắt, tai.
  • Khó thở, rối loạn nhịp thở
  • Gây bội nhiễm, nhiễm trùng da
  • Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng
  • Hệ miễn dịch suy giảm
  • Từ mề đay cấp tính chuyển lên giai đoạn mãn tính

nổi mề đay ở trẻ nhỏ, nổi mề đay ở trẻ em, nổi mề đay ở trẻ sơ sinh, nổi mề đay ở trẻ em kiêng gì, nổi mề đay ở trẻ em uống thuốc gì, nổi mề đay ở trẻ em tắm lá gì, sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ, bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ, trị nổi mề đay ở trẻ nhỏ, nổi mày đay ở trẻ em

Nổi mề đay ở trẻ em nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm

5. Nổi mề đay ở trẻ em tắm lá gì? Có lây không?

Nổi mề đay ở trẻ em là bệnh da liễu thông thường, không lây nhiễm từ người này sang người khác nên trẻ vẫn tiếp xúc và vui chơi với bạn bè, người thân bình thường.

Khi trẻ bị nổi mề đay, mẩn ngứa, mẹ có thể sử dụng một số loại lá để tắm cho bé như: lá khế, lá trà xanh, lá trầu không, cây sài đất, kinh giới, bạc hà,…để làm dịu da, giảm tổn thương da và ngứa da.

Tắm lá khế: Mẹ chuẩn bị 1 nắm lá khế sạch, cho vào nồi nước tắm cùng chút muối rồi đun sôi. Sử dụng nước này để tắm cho bé hàng ngày.

Tắm lá trà xanh: Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh, cho vào nồi nước, đun sôi lấy nước tắm.

6. Các phương pháp trị mề đay hiệu quả cho trẻ em

Chữa mề đay cho trẻ em tại nhà

  • Rửa sạch vùng da bị dị nguyên: Nếu trẻ nổi mề đay do bị dị nguyên (phấn hoa, nấm mốc, lông chó mèo,…) mẹ dùng khăn sạch thấm nước, vệ sinh da cho bé.
  • Cho trẻ tắm bằng nước mát: Nước mát có thể làm dịu các triệu chứng sưng nóng, giảm viêm, cải thiện tình trạng dị ứng da cho trẻ.
  • Chườm lạnh: Nếu trẻ nổi nhiều nốt mề đay, ngứa dữ dội, mẹ có thể chườm lạnh cho bé. Đá lạnh sẽ làm co mạch máu, giảm viêm, làm mát da.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Bổ sung nước, nước ép trái cây sẽ làm tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu các triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa.
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho da: Thoa kem dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu da, dưỡng ẩm, giảm viêm.

7. Chữa mề đay cho trẻ em bằng thuốc Tây

Trường hợp, trẻ nổi mề đay toàn thân, kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để xét nghiệm. Sau khi bác sĩ chuẩn đoán xong, sẽ kê đơn thuốc.

  • Thuốc bôi chứa Menthol: Được chiết xuất từ cây bạc hà, thuốc bôi Menthol có tác dụng làm mát, dịu da, cải thiện tình trạng viêm da đáng kể.
  • Thuốc bôi chứa Corticoid: Làm giảm nhanh các triệu chứng viêm da, ngứa da, mẩn đỏ.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh nổi mề đay ở trẻ em. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng bố mẹ cũng không được chủ quan khiến bệnh tình của trẻ nặng hơn. Hãy chăm sóc con trẻ đúng cách, theo chỉ dẫn của bác sĩ.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!