Trẻ Hay Cắn Móng Tay Phải Làm Sao? Có Bị Bệnh Gì Không?

Trẻ Hay Cắn Móng Tay Phải Làm Sao? Có Bị Bệnh Gì Không?

Trẻ hay cắn móng tay không chỉ là một thói quen xấu mà có thể là biểu hiện của vấn đề về sức khỏe. Cùng tìm hiểu xem tại sao trẻ hay cắn móng tay và tìm cách giúp trẻ bỏ tật cắn móng tay trong bài biết dưới đây.

Tại sao trẻ hay cắn móng tay?

Có nhiều lý do khiến trẻ hay cắn móng tay và thậm chí như trở thành thói quen, nhất là mỗi khi trẻ gặp các vấn đề về tâm lý. Trẻ cảm thấy căng thẳng, lo lắng, thoải mái hay chán nản. Những lý do phổ biến nhất dẫn đến trẻ xuất hiện thói quen này:

trẻ hay cắn móng tay, bé hay cắn móng tay, tại sao trẻ hay cắn móng tay, trẻ hay cắn móng tay phải làm sao, bé hay cắn móng tay là bệnh gì, trẻ em hay cắn móng tay, vì sao trẻ hay cắn móng tay

Vì sao trẻ hay cắn móng tay?

Trẻ cắn móng tay để có cảm giác tự an ủi

Ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ sơ sinh có phản xạ tự nhiên là đặt ngón tay vào miệng như là cách tạo cảm giác an ủi. Một số trẻ vẫn tiếp tục thói quen này ngay cả khi lớn lên.
trẻ mới biết đi có thói quen cắn móng tay là vì muốn có cảm giác thoải mái.

Trẻ em hay cắn móng tay mỗi khi cảm thấy nhàm chán

Mỗi khi cảm thấy nhàm chán hay không có việc gì cần sử dụng đến tay, trẻ em hay cắn móng tay để giảm bớt sự nhàm chán như lúc ngồi xem TV, hay ngồi trong lớp học...

Do trẻ bắt chước thói quen của người khác

Khi trong nhà có anh chị em hay những người xung quanh trẻ, bạn bè có thói quen cắn móng tay thì trẻ sẽ có xu hướng bắt chước theo thói quen đó. Làm vậy giúp trẻ có cảm giác “tốt” và giống như một người lớn.

Trẻ hay cắn móng tay khi cảm thấy căng thẳng và lo lắng

Theo nhận định của bác sĩ Minh Công “Cắn móng tay như một giải pháp để mang lại cảm giác an toàn, giải quyết những bứt rứt trong người, giải tỏa khó khăn về cảm xúc”

trẻ hay cắn móng tay, bé hay cắn móng tay, tại sao trẻ hay cắn móng tay, trẻ hay cắn móng tay phải làm sao, bé hay cắn móng tay là bệnh gì, trẻ em hay cắn móng tay, vì sao trẻ hay cắn móng tay

Bé hay cắn móng tay là bệnh gì?

Khi gặp bất kỳ tình huống khó chịu, căng thẳng ở môi trường xung quanh khiến trẻ cảm thấy lo lắng trẻ cắn móng tay như một thói quen, phản xạ tự nhiên giúp trẻ giảm bớt nỗi lo lắng, căng thẳng đó. Đó có thể là một số vấn đề dưới đây: Cha mẹ ly hôn, các thành viên trong gia đình xảy ra mâu thuẫn, có chuyện đau buồn, khi thay đổi môi trường sống, sinh hoạt: chuyển nhà, chuyển trường, gặp áp lực trong học tập, bị bắt nạt hay bị thầy cô la mắng...

>>> Bài viết liên quan

Bé hay cắn móng tay có sao không?

Bé hay cắn móng tay: Thói quen nhỏ, tác hại lớn

BS Trương Hữu Khanh - trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - cho biết móng tay là “nhà ở” của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là giun sán.

Khi cắn móng tay, chúng ta vô tình đưa vi khuẩn vào miệng, dẫn đến nguy cơ nhiễm giun sán và các bệnh nhiễm trùng đường ruột rất cao.

Bên cạnh đó, cắn móng tay có thể làm trầy xước da tại đầu móng, bong lớp biểu bì làm chảy máu tay, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da, gây sưng đỏ, hình thành mủ quanh móng.

Theo BS Minh Công, cắn móng tay không phải là phương án giải tỏa lo âu, mà chỉ là cách thức tạm thời.

>>> Mẹ có biết?

Trẻ hay cắn móng tay phải làm sao?

trẻ hay cắn móng tay, bé hay cắn móng tay, tại sao trẻ hay cắn móng tay, trẻ hay cắn móng tay phải làm sao, bé hay cắn móng tay là bệnh gì, trẻ em hay cắn móng tay, vì sao trẻ hay cắn móng tay

Trẻ em hay cắn móng tay như là một thói quen tưởng vô hại mà hậu quả khôn lường

Nhiều ba mẹ thường ngay lập tức có phản ứng gay gắt, thậm chí là đánh mắng trẻ mỗi khi nhận thấy thói quen xấu của con và bắt con phải thay đổi ngay lập tức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hành động này được xem như phản tác dụng. Thay vào đó, việc ba mẹ cần làm là cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra thói xấu ở trẻ, tại sao trẻ hay cắn móng tay để có thể đưa ra giải pháp phù hợp.

Với những trẻ còn nhỏ, ba mẹ nên giúp trẻ thay đổi thói quen này càng sớm càng tốt. Bằng cách đánh lạc hướng trẻ mỗi khi trẻ có ý định cắn móng tay, dùng một trò tiêu khiển nào đó để thu hút sự chú ý của trẻ, làm trẻ quên đi việc cắn móng tay.

Với trẻ lớn hơn, cắn móng tay dường như đã trở thành thói quen thì ba mẹ cũng cần phải có những biện pháp phù hợp hơn:

  • Ba mẹ giúp trẻ nhận thức về vấn đề vệ sinh thân thể: Thông qua những câu chuyện kể, sách, truyện về mức độ nguy hiểm của các loại vi khuẩn, con đường xâm nhập, lây lan của chúng
  • Ba mẹ giúp con cắt tỉa móng tay chân gọn gàng, hình thành cho con thói quen thường xuyên rửa tay sạch sẽ, giữ vệ sinh thân thể
  • Khen thưởng và đề cao mỗi khi trẻ cố gắng không đụng đến móng tay của nó.
  • Hãy làm gương cho trẻ vì trẻ thường có khuynh hướng để ý và bắt chước người lớn.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở bài viết trên đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân vì sao trẻ hay cắn móng tay cũng như có được giải pháp can thiệp kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho bé. Ba mẹ có thể tham khảo thêm nhiều bài viết bổ ích chăm sóc sức khỏe cho bé yêu tại Mẹ khỏe con thông minh. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!