Cách Chữa Nấm Móng Tay Ở Trẻ Em An Toàn, Hiệu Quả, Tốt Nhất
Nấm móng tay ở trẻ em: Bệnh tưởng đơn giản nhưng lại nguy hiểm không ngờ. Xem ngay cách chữa nấm móng tay ở trẻ em an toàn, hiệu quả ở bài viết dưới đây.
Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng là đối tượng có thể bị nấm móng tay. Bệnh nấm móng tay sẽ khiến trẻ bị đau nhức và vô cùng khó chịu, ảnh hường không nhỏ đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Ba mẹ cần hiểu rõ về bệnh cũng như biết được cách chữa trị nấm móng tay ở trẻ em để chăm sóc bé tốt nhất, tránh gặp phải tình huống đáng tiếc.
Nấm móng tay ở trẻ em là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Bệnh nấm móng tay ở trẻ là gì?
Nấm móng tay ở trẻ em là bệnh gây ra bởi các loại vi nấm. Trong đó, chủ yếu là do chủng nấm Candida và chủng nấm Dermatophytes.
Thông thường, cơ thể trẻ được bảo vệ bới lớp da kín bên ngoài nên các loại nấm hay vi khuẩn sẽ không thể tấn công gây hại được. Tuy nhiên, khi cơ thể trẻ có những vết thương, xước da ở kẽ chân, kẽ móng tay thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho loại vi nấm này xâm nhập. Khi ấy chúng sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh, tiêu diệt hết các lợi khuẩn trên bề mặt da, làm tổn hại các tế bào da khiến trẻ có cảm giác ngứa ngáy, sưng mủ, gây nấm móng...
Nấm móng tay chân ở trẻ em là bệnh gì?
Nguyên nhân khiến bé bị nấm móng tay
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nấm móng tay:
- Trẻ em thường rất tò mò, hiếu động. Trẻ thích khám phá thế giới xung quanh bằng cách cầm nắm các đồ vật, moi móc, đào bới mọi thứ nên rất dễ bị thương và bị vi khuẩn, nấm xâm nhập.
- Thói quen sinh hoạt không an toàn, không vệ sinh tay chân sạch sẽ thường xuyên tạo điều kiện cho mầm bệnh tích tụ, phát triển.
- Do môi trường sống không đảm bảo, nguồn nước bẩn, hóa chất, thời tiết nóng ấm...
- Trẻ có thể bị lây nấm móng tay từ người khác khi dùng chung đồ dùng cá nhân, dùng chung nguồn nước với người bệnh.
Triệu chứng của bệnh nấm móng tay ở trẻ em
Bệnh nhiễm nấm móng xảy ra ở một hay nhiều móng tay, móng chân. Nấm móng ban đầu có thể chỉ bắt đầu với một đốm trắng hay vàng ở dưới các đầu móng tay, chân.
Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nấm móng tay là bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu sậm hơn, hơi vàng, hay nâu đen. Móng tay dày lên nhưng dễ mủn và dễ gãy. Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc.
Triệu chứng bệnh nấm móng tay trẻ em
- Nếu nấm móng tay do nấm Dermatophytes gây ra, thì trên móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng.
- Nếu do nấm Candida gây ra thì tổn thương trên móng từ vùng chân móng đi ra và có viêm quanh móng.
Nấm móng tay ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nấm móng tay nếu như phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì có thể chữa khỏi và không gây hại gì đến sức khỏe. Ngược lại, nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ để lại hậu quả khó lường.
Móng tay trẻ bị nhiếm nấm nếu để lâu thì sẽ bị các loại nấm, vi khuẩn ăn mòn, khiến móng tay bị mục, cùn, các vùng da đầu ngón tay bị tổn thương, viêm nhiễm, gây đau nhức. Bệnh nấm móng tay nếu để vi khuẩn nấm ăn sâu vào móng thì rất khó để chữa trị, thậm chí nếu nhiễm trùng nặng sẽ có nguy cơ hoại tử vô cùng nguy hiểm.
Nấm móng tay có thể lây lan từ người này sang người khác. Nếu trẻ tiếp xúc với đồ dùng cá nhân hay dùng chung nguồn nước với trẻ bị bệnh thì khả năng bị lây nhiễm là rất cao. Do đó, ba mẹ cần chủ động các biện pháp bảo vệ bé không bị lây lan, nếu không may mắc bệnh cũng nên thực hiện các biện pháp an toàn để không lây lan cho người khác và điều trị đúng cách, kịp thời.
Cách chữa nấm móng tay ở trẻ em
Có nhiều cách để điều trị nấm móng ở trẻ em. Thông thường để đạt hiệu quả cao nhất, nên dùng thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Điều trị nấm móng bằng phương pháp bôi thuốc: Bôi thuốc trực tiếp lên vùng móng bị nấm sẽ có tác dụng tiêu diệt nấm tại chỗ, ngăn không cho nấm có khả năng tiếp tục sinh sôi.
- Điều trị nấm móng bằng uống thuốc: Những loại thuốc này thường là lựa chọn đầu tiên vì chúng loại bỏ nhiễm trùng nhanh hơn so với thuốc bôi tuy nhiên có thể gây ra tác dụng phụ từ phát ban da đến tổn thương gan. Trị nấm móng bằng đường uống giúp móng mới mọc không bị nhiễm trùng, từ từ thay thế phần bị nhiễm bệnh, tăng cường kháng sinh, tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
Lưu ý cần đưa trẻ đến thăm khám để được bác sĩ chuẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị nấm móng phù hợp.
Phương pháp trị nấm móng tay trẻ em an toàn, hiệu quả.
Chữa nấm móng tay bằng tỏi
Chữa nấm móng tay bằng tỏi
Trong tỏi có chứa các chất kháng sinh tự nhiên có khả năng giúp loại bỏ nấm ở tay và chân rất hiệu quả. Tỏi có tác dụng giúp kháng viêm và ngăn chặn sự hoạt động của các loại ký sinh, nấm và vi khuẩn gây bệnh.
>> Cách thực hiện: giã nhỏ khoảng 10 tép tỏi và cho vào nước sôi, đun tiếp trong khoảng 5-10 phút rồi để nguội. Sau đó, dùng ngâm phần móng bị nấm vào trong 15 phút rồi rửa sạch. Thực hiện 3-4 lần/tuần.
Chữa nấm móng bằng giấm táo
Giấm có khả năng điều trị nấm móng tay chân khá hiệu quả. Trong giấm táo chứa rất nhiều protein và chất chống oxy hóa cùng với các loại vitamin giúp kháng khuẩn và tiều diệt nấm móng.
>> Cách thực hiện: Pha hỗn hợp giấm táo với muối, sau đó đun sôi trong 2-3 phút rồi để giảm còn ấm và ngâm móng bị nấm trong 10-15 phút. Moiix ngày thực hiện 1 lần.
Chữa nấm móng tay cho trẻ bằng baking soda
Baking soda có tác dụng hút ẩm và làm giảm nguy cơ gây ra nấm móng chân.
>> Cách thực hiện: trộn hỗn hợp dẻo baking soda với nước và bôi trực tiếp lên chỗ móng bị nấm và để trong vòng 10 phút, sau đó rửa sạch lại. Có thể làm nhiều lần trong ngày.
Phòng ngừa nấm móng tay ở trẻ nhỏ
Một số biện pháp phòng ngừa trẻ khỏi bệnh nấm móng tay, móng chân:
- Chăm sóc trẻ, giữ vệ sinh, rửa tay sạch sẽ, cắt móng tay thường xuyên
- Sử dụng những dụng cụ cắt móng tay chân đảm bảo sạch sẽ, không dùng chung với người bị nấm móng tay chân.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong chế dộ ăn uống cho phần móng tay, móng chân khỏe mạnh như: thực phẩm giàu canxi, protein, probiotic như cua, tôm, ăn các loại rau củ,..
Nếu trẻ bị nấm móng tay chân, một số biện pháp làm giảm tình trạng bệnh
- Đem tất cả quần, áo, chăn, màn của bé nhúng trong nước sôi và đem phơi nắng đẻ tiêu diệt nấm, vi khuẩn
- Nhắc trẻ không nên gãi ngứa vì có thể làm vết thương nặng hơn và làm lây lan sang những vùng da khác.
- Hạn chế cho trẻ ăn thịt gà, thịt bò, hải sản, nước ngọt… vì có thể làm các triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn.
Trên đây là những chia sẻ đến ba mẹ về bệnh nấm móng tay ở trẻ em và cách chữa trị. Hi vong đã giúp ba mẹ có được những thông tin cần thiết để chăm sóc và điều trị nấm móng. Đừng quên truy cập Mekhoeconthongminh để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích, chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và em bé mỗi ngày ba mẹ nhé!
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội