Móng Tay Có Đốm Trắng Ở Trẻ Em Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Móng tay có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bé. Do đó, khi thấy móng tay trẻ có đốm trắng khiến ba mẹ không khỏi lo lắng không biết con bị bệnh gì và nên xử lý ra sao. Cùng theo dõi câu trả lời ở bài viết dưới đây để có cách xử lý đúng đắn nhất khi con gặp phải tình trạng trên
Móng tay có đốm trắng là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Hiện tượng này dù không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe.
Móng tay có đốm trắng là bệnh gì?
Thông thường, khi sức khỏe tốt, móng tay thường có màu hồng và bóng. Ngược lại khi thấy móng tay bị biến màu hay móng tay xuất hiện đốm trắng, vệt trắng... thì đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe. Tùy thuộc vào nguyên nhân làm xuất hiện đốm trắng ở móng tay mà chúng ta sẽ hiểu được tình trạng sức khỏe của bé hiện tại.
Nguyên nhân móng tay có đốm trắng ở trẻ em
Trên móng tay trẻ xuất hiện những đốm trắng, vệt trắng được gọi chung là Leukonychia. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho móng tay trẻ xuất hiện đốm trắng.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho móng tay trẻ xuất hiện đốm trắng.
1. Móng tay có vệt trắng do va đập, chấn thương móng
Đôi khi những đốm trắng trên móng tay trẻ là biểu hiện của một vết thương ở chân móng trong quá khứ và được xuất hiện như đốm trắng khi móng mọc dài ra. Những đốm trắng này có thể chỉ biểu hiện tạm thời hoặc sẽ biến mất khi móng tay dài ra và cắt đi.
2. Trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết
Móng tay có đốm trắng là thiếu chất gì? Khi cơ thể trẻ được chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì sẽ có những bộ móng tay, móng chân hồng hảo, khỏe mạnh. Tuy nhiên, móng tay bé có đốm trắng rất có thể là dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi, kẽm, magie hoặc vitamin C...
Các nghiên cứu đã chỉ ra, khi sức khỏe cơ thể bị suy yếu hay gặp tình trạng bị thiếu hụt vitamin, kẽm, canxi thì biểu hiện dễ nhận thấy nhất là xuất hiện những đốm trắng ở móng tay.
Các đốm trắng này thường chỉ xuất hiện tạm thời và sẽ biến mất sau khoảng 8-9 tháng.
Khi thấy móng tay trẻ có chấm trắng thì ba mẹ không cần quá lo lắng bởi đây là hiện tượng khá phổ biến và rất lành tính.
3. Do bị nhiếm trùng, nhiễm nấm, bệnh vẩy nến
Trên móng tay có đốm trắng cũng có thể là phẩn ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, các loại sơn móng tay.
Ngoài ra, đốm trắng trên móng tay trẻ cũng có thể gây ra bởi bị nhiễm nấm móng hay các bệnh vảy nến. Nếu trong trường hợp này, cần phải được điều trị sớm. Nếu không, nấm móng sẽ lan ra toàn bộ móng tay, khiến cho móng tay bị giòn, thậm chí là bung ra.
4. Dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm
- Bệnh gan: Trên các móng tay đều xuất hiện các vết, các đốm màu trắng
- Bệnh thận: Móng tay nửa màu trắng, nửa màu hồng
- Bệnh tim: Móng tay chuyển sang màu tím.
- Bệnh phổi: Móng tay có màu vàng, móng dày, phát triên chậm.
Móng tay có vệt trắng ngang là bệnh gì?
- Do bị chấn thương móng, va, kẹp móng tay
- Ngộ độc kim loại nặng - asen, thallium
- Do tác dụng phụ của thuốc điều trị (hóa trị, xạ trị)
- Bệnh hệ thống: Ung thư; Suy tim; Nhiễm trùng - sởi, lao, HIV, ký sinh trùng; Suy thận; Lupus ban đỏ hệ thống; Viêm đại tràng
- Bệnh lý giảm albumin máu: suy dinh dưỡng, bệnh gan ….
Trong trường hợp này nếu không phải vì lí do bị va đập hay chấn thương thì cần đến khám và được bác sĩ tư vấn điều trị.
Cách chữa móng tay có đốm trắng
Muốn chữa trị được móng tay trẻ có đốm trắng thì phải xác định được đúng nguyên nhân. Tùy thuộc từng nguyên nhân gây ra mà sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp dưới đây.
- Nếu nguyên nhân gây ra những đốm trắng trên móng tay bé là do bị va đập, chấn thương thì không cần phải quá lo lắng vì chúng sẽ tự lành theo thời gian. Khi chúng dài ra, việc đơn giản cần làm là cắt bỏ phần móng bị hỏng. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý chờ cho móng đủ dài hoặc cắt từ từ từng chút một. Chớ vội vàng muốn nhanh chóng mà cắt quá sâu vào phần thịt móng sẽ khiến bé thấy đau và khó chịu.
- Móng tay có đốm trắng do nhiễm nấm thì cần đến gặp bác sĩ để được khám và chỉ định các loại thuốc kháng nấm hay thuốc bôi ngoài da để điều trị.
- Móng tay trẻ có đốm trắng do thiếu hụt dưỡng chất: Vitamin C, Canxi, magie... thì việc khắc phục rất đơn giản, có thể bổ sung chất dinh dưỡng vào thực đơn hàng ngày cho trẻ như sau:
Vitamin và khoáng chất: Có thể bổ sung cho trẻ thông qua các loại sữa. Bởi vì trong sữa chứa rất nhiều các khoáng chất: canxi, magie, kali... Bên cạnh đó cũng có thể bổ sung các loại chất khoáng có nguồn gốc từ các loại thực phẩm như rau củ quả, ngũ cốc, thịt, cá, trứng...
Bio Island Milk Calcium là sản phẩm nổi tiếng của hãng Bio Island - Úc. Được sản xuất từ nguồn Canxi tự nhiên, Calcium Bio Island rất dễ hấp thụ và không gây lắng cặn, không tác dụng phụ, phù hợp cho trẻ từ 7 tháng trở lên.
- Bio Island Milk Calcium bổ sung canxi cần thiết cho bé, giúp xương và răng của bé phát triển chắc, khỏe.
- Hỗ trợ khả năng miễn dịch
- Trong mỗi viên canxi sữa đều có kèm hàm lượng vitamin d3 giúp cơ thể bé hấp thu canxi tốt hơn
Các yếu tố vi lượng: ba mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các loại thủy, hải sản: cá, tôm, cua.. để cung cấp cho bé không chỉ hàm lượng chất đạm và canxi dồi dào mà còn cả các khoáng chất: đồng, i ốt, kẽm, mangan...
Tăng cường vitamin C: cung cấp đầy đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể sẽ giúp cải thiện tình trạng móng tay có đốm trắng hiệu quả. Bổ sung vitamin C cho bé thông qua các loại trái cây tươi, rau củ: rau cải, rau mồng tơi, rau ngót... Lưu ý: Vitamin C là chất dế hòa tan trong nước và dễ bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao nên ba mẹ cần chú ý trong quá trình chế biến các món ăn để vừa đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn lại tránh làm mất đi hàm lượng vitamin C tự nhiên quý báu.
Vitamin C cần thiết cho cơ thể sẽ giúp cải thiện tình trạng móng tay có đốm trắng hiệu quả
Lưu ý
Móng tay bé có đốm trắng về cơ bản không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Có thể khắc phục được bằng các biện pháp đơn giản trên. Tuy nhiên, khi bé gặp phải những trường hợp sau thì ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Trẻ bị đốm trắng ở móng tay kéo dài, không khỏi
- Các đôm trắng xuất hiện rõ ràng ở các móng tay trẻ
- Móng tay bé bị chuyển sang màu trắng hoàn toàn
- Móng tay trẻ một nửa màu nâu, một nửa màu trắng
- Xuất hiện các vạch đổi màu ở các móng tay
Trên đây là những chia sẻ đến ba mẹ về trường hợp móng tay có đôm trắng ở trẻ em. Hy vọng ba mẹ đã có được những thông tin cần thiết để chăm soc bé yêu tốt nhất nếu không may gặp phải tình trạng này. Ba mẹ cũng đừng quên truy cập Mẹ khỏe con thông minh mỗi ngày để đọc được thêm nhiều bài viết bổ ích chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và em bé nhé.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội