Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Cúm A Tốt Nhất Giúp Trẻ Nhanh Khỏi Bệnh

Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Cúm A Tốt Nhất Giúp Trẻ Nhanh Khỏi Bệnh

Thời tiết giao mùa dễ khiến các bệnh bùng phát, đặc biệt là cúm A. Với các biểu hiện dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường như: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,…Nếu mẹ không phát hiện và chăm sóc trẻ bị cúm A đúng cách thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thấu hiểu sự lo lắng của mẹ khi con trẻ mắc bệnh cúm A, hôm nay Mẹ Khỏe Con Thông Minh sẽ giúp các bạn đưa ra cách chăm sóc trẻ bị cúm A tốt nhất, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

1. Bệnh cúm A là gì?

Cúm A cũng là bệnh do vi rút cúm gây ra nhưng không phải là “cảm cúm” thông thường mà cúm A là bệnh do nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do các loại vi rút cúm A chủng H1N1, H5N1, H7N9 gây ra.

Cúm A có thể lây nhiễm từ người này sang người khác theo đường hô hấp, qua dịch tiết mũi họng, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho.

Bệnh có diễn biến nhanh chóng, dễ bùng phát thành dịch. Nếu không phát hiện, điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Bệnh cúm A có khả năng lây nhiễm cao, nó không được chăm sóc, điều trị kỹ lưỡng sẽ dễ lây nhanh trong cộng đồng.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh cúm A

Các triệu chứng điển hình của bệnh cúm A bao gồm:

  • Sốt cao trên 38 độ C, đau họng, rét run, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ớn lạnh, đau đầu, đau nhức khớp, mệt mỏi.
  • Một số trẻ có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Người nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng khó thở, viêm phổi.

Với những triệu chứng trên, mẹ thường nhầm lẫn với trẻ đang bị cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Để phân biệt chính xác cúm A hay cúm thông thường, cách tốt nhất là cho trẻ làm xét nghiệm dịch mũi họng. Hãy đến cơ sở y tế uy tín nhất để khám và chữa trị kịp thời, đặc biệt là khi đang có mùa dịch cúm A.

chăm sóc trẻ bị cúm a, trẻ bị cúm a bao lâu thì khỏi, thực đơn cho trẻ bị cúm a, dấu hiệu nhận biết trẻ bị cúm a

Dấu hiệu của bệnh cúm A dễ nhầm lẫn với cúm thông thường: ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi

3. Hình thức lây truyền của cúm A

Cúm A có thể lây truyền từ người này sang người khác theo 2 đường sau:

  • Lây qua đường hô hấp: Khi người bệnh ho, hắt hơi văng bắn nước bọn, dịch tai mũi họng ra ngoài.
  • Lây qua đường tiếp xúc: Người khỏe mạnh vô tình chạm vào các đồ vặt có chứa vi rút cúm A, sau đó đưa tay chạm lên mắt, mũi, miêng, những nơi vi rút cúm A có thể xâm nhập vào cơ thể.

Thông thường cúm A lây truyền từ người này sang người khác trước 1 ngày khi bệnh khởi phát. Người mắc cúm A phải mất ít nhất 7 ngày mới khỏi bệnh. Với trẻ em, sức đề kháng kém hơn, thời gian lây nhiễm dài hơn.

4. Trẻ cần làm gì khi nghi ngờ mắc cúm A?

  • Làm xét nghiệm: Dấu hiệu bệnh cúm A gần giống với cảm cúm thông thường. Do đó, để biết chính xác trẻ có phải mắc bệnh cúm A không, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm, nhất là trong đợt dịch.
  • Cách ly khi bị bệnh: Phải để trẻ ở nhà ít nhất là 24 giờ để trẻ hết sốt. Tránh cho trẻ tiếp với nơi đông người, trường học, cách ly với bạn bè, người thân để tránh lây nhiễm vi rút cúm A cho người khác.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ không gian sống: Các đồ dùng các nhân, quần áo của trẻ cần rửa sạch, tiệt trùng kỹ càng. Tách riêng với đồ dùng của người khác để phòng tránh bệnh lây lan.

chăm sóc trẻ bị cúm a, trẻ bị cúm a bao lâu thì khỏi, thực đơn cho trẻ bị cúm a, dấu hiệu nhận biết trẻ bị cúm a

Trẻ bị cúm A cần phải thực hiện cách ly để tránh lây sang người khác

5. Cách chăm sóc trẻ bị cúm A

Bên cạnh việc áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, bố mẹ cần áp dụng cách chăm sóc trẻ bị cúm A dưới đây để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh:

  • Thực hiện các biện pháp cách lý cho trẻ để phòng tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Hạn chế cho trẻ ra khỏi phòng bệnh, nếu ra ngoài thì bắt buộc phải đeo khẩu trang cho trẻ.
  • Hạn chế cho người vào thăm hỏi, tiếp xúc với trẻ nếu không cần thiết.
  • Bố mẹ, người nhà chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang ngoại khoa.
  • Vệ sinh tai, mũi, họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý Natricorid 0.9%.
  • Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở, tình trạng tăng tiết dịch ở trẻ.
  • Thực đơn cho trẻ bị cúm A là những loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như: bột, cháo, sữa. Đồng thời, bổ sung thêm các loại nước ép trái cây giàu vitamin C.
  • Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng của trẻ như: chậu, xô, bô, khay ăn, khăn mặt bằng xà phòng.
  • Giữ ẩm cho trẻ, đặc biệt là khi trời chở lạnh.
  • Mặc những bộ quần áo làm từ chất liệu vải mềm, thấm hút mồ hôi.
  • Thay quần áo và tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm khi trẻ không sốt nữa.

6. Cách phòng bệnh cúm A cho trẻ

Để trẻ có khả năng kháng lại các loại vi rút do bệnh cúm A gây ra, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện, trung tâm y tế để tiêm chủng phòng bệnh cúm A. Bởi khi được tiêm phòng cúm A, trẻ sẽ có khả năng kháng bệnh tốt hơn, bảo vệ sức khỏe trước những tác nhân gây bệnh.

Sử dụng thêm một số sản phẩm chống cảm cúm cho trẻ như: Siro Anaferon tăng sức đề kháng cho bé từ 1 tháng tuổi 25mlSiro Muhi xanh lá hỗ trợ sổ mũi, cảm cúm cho bé, Siro Hartus Immunity tăng cường sức đề kháng cho bé.

Áp dụng các biện pháp đảm bảo vệ sinh cho trẻ, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng và nước sạch. Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, giữ ấm cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, bảo vệ cơ thể.

Với các thông tin trên, hy vọng bố mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ bị cúm A. Nếu còn điều gì băn khoăn, thắc mắc, các bạn có thể liên hệ ngay với mekhoeconthongminh.com để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

Chúc bạn thành công!

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!