Triệu Chứng Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em Và Cách Điều Trị
Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan ở trẻ em. Quai bị cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Bệnh quai bị ở trẻ em hiện chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị. Do đó cần được kịp thời phát hiện để có hướng điều trị kịp thời. Vậy triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em là gì? Cách điều trị quai bị ở trẻ em như thế nào? Cùng theo dõi câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bệnh quai bị là gì? Nguyên nhân gây bệnh quai bị ở trẻ em
Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị (Mumps virus) thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhất là nhóm trẻ từ 6 -10 tuổi.
Quai bị là một căn bênh rất dễ lây lan. Bệnh lây lan theo đường hô hấp thông qua nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi, họng khi nói chuyện, ăn uống, ho, hắt hơi, khạc nhổ... Virus có thể tồn tại khá lâu bên ngoài cơ thể. Ở nhiệt độ từ 15-200 độ C. virus có thể tồn tại lên tới 30-60 ngày.
Thời điểm người bệnh có lây lan mạnh nhất thậm chí là trước khi biết mình mang bệnh, khoảng 1 tuần trước khi tuyến mang tai sưng lên kéo dài đến 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai, 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai. Bệnh quai bị thường thành dịch nhiều nhất vào mùa đông-xuân, những nơi có tập trung đông người: trường học, chung cư, nhà tập thể, nơi công cộng...
Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan ở trẻ em.
Triệu chứng, biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em
Thời điểm trước khi phát bệnh 1-2 ngày, trẻ sẽ cảm thấy trong người khó chịu, mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, ớn lạnh... Sau đó triệu chứng khởi phát bệnh là trẻ bị sốt từ 38-40 độ.
Sau khi bị sốt khoảng 24-28 giờ, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng viêm tuyến mang tai, sưng 1 bên trước sau đó tiếp tục bị sưng bên còn lại. 2 bên sưng không bằng nhau, một bên bị sưng to, 1 bên sưng nhỏ, gây biến dạng mặt, khiến mặt của trẻ bị phình to, cổ bành, cằm xệ. Vùng da tuyến mang tai bị sưng lên, căng bóng, nhưng không sưng đỏ sờ vào có cảm giác nóng, ấn không lõm, khiến bé thấy đau đớn, khó chịu.
Trẻ bị quai bị khiến cho trẻ há miệng, nhai nuốt đều đau, cảm giác đau còn lan ra đến tai, họng trẻ bị sưng đỏ, sưng hạch góc hàm.
Bệnh quai bị thường lành tính và có thể thuyên giảm sau 1-2 tuần, khi tuyến mang tai giảm sưng, giảm đau, nhỏ dần lại. Trẻ giảm sốt dần khỏi bệnh.
Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị ở trẻ em
Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh quai bị có thể gây ra nhiều biên chứng nguy hiểm:
- Viêm tinh hoàn
- Viêm não
- Viêm tụy
- Các bệnh lý khác như: viêm buồng trứng, viêm đa khớp, viêm tuyến giáp...
>>> Có thể mẹ quan tâm:
- Trẻ Em Bị Hôi Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa
- Trẻ Em Bị Nhiễm Khuẩn HP Phải Làm Sao? Cách Điều Trị Và Phòng Tránh
- Trẻ Em Bị Thâm Quầng Mắt Là Bệnh Gì?
Cách chữa trị bệnh quai bị ở trẻ nhỏ
Phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em:
- Tiêm chủ động đủ 2 liều vaccine MMR - vaccine tiêm chủng hỗn hợp sởi-quai bị-rubella là cách phòng ngừa bệnh quai bị hiệu quả.
- Người đã từng mắc quai bị sẽ có kháng thể miễn dịch, không bị lại quai bị lần 2.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, đeo khẩu trang khi đến nơi dông người, súc họng bằng nước muối sinh lý, thường xuyên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với những nơi nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh.
Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em và cách điều trị
Cách chữa trị bệnh quai bị:
Bệnh quai bị hiện chưa có thuốc điều trị. Nếu trẻ không may mắc quai bị, có thể điều trị các triệu chứng và tăng cường sức đề kháng để hệ miễn dịch đủ sức chống lại bệnh. Khi trẻ mắc quai bị, cần được đưa đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, điều trị. Quai bị nếu ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà.
Ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị quai bị cho trẻ như sau:
- Cho trẻ dùng riêng các đồ dùng như bát đũa, cốc uống nước, khăn mặt, bàn chải đánh răng... để tránh truyền bệnh cho mọi người.
- Khi trẻ bị sốt, ba mẹ nên dùng khăn ấm lau qua người để hạ thân nhiệt. Tuyệt đối không cho trẻ tắm nước lạnh lúc bị bệnh. Có thể dùng 1 chiếc khăn ấm để áp vào bên má bị sưng đau. Tuyệt đối không được đắp lá, bôi vôi vào vùng bị sưng bởi đó có thể là nguyên nhân gây bỏng da, nguy cơ bội nhiễm nguy hiểm
- Nên cho trẻ uống nhiều nước để hạ nhiệt. Ba mẹ có thể cho be suống sữa hoặc nước ép trái cây để vừa cấp nước, bù lại lượng nước đã mất lại vừa cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để tránh bị khô miệng
- Nên cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm, dễ nuốt để tránh làm đau, tổn thương chỗ bị sưng đau.
- Trẻ cần được nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng. Không được nô đùa, chạy nhảy bởi có thể gây biến chứng, vô sinh ở bé trai.
- Thường xuyên theo dõi các biểu hiện, triệu chứng của bệnh để kịp thời phát hiện các triệu chứng lạ như choáng váng, nôn mửa... nhanh chóng đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin chia sé đến ba mẹ về triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em và cách điều trị. Hy vọng ba mẹ đã trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết để chăm sóc và bảo vệ bé yêu khỏi bệnh quai bị. Ba mẹ cũng đừng quên theo dõi Mẹ khỏe con thông minh mỗi ngày để có thêm nhiều bí kíp để hăm sóc, nuôi dạy con thật tốt nhé! Chúc bé yêu và gia đình mình luôn mạnh khỏe, nhiều niềm vui.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội