Trẻ Em Bị Nhiễm Khuẩn HP Phải Làm Sao? Cách Điều Trị Và Phòng Tránh
Tỷ lệ trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn HP ngày càng tăng. Nhiễm khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng. Do đó, cần có biện pháp điều trị phù hợp để bảo vệ sức khỏe bé yêu.
Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn HP, nhất là với những trẻ có bố mẹ hay người thân trong gia đình bị nhiễm HP hay điều kiện môi trường sống không đảm bảo. Vậy trẻ em bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao? Cách điều trị và phòng tránh như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Nguyên nhân trẻ em bị nhiễm khuẩn HP?
Tỉ lệ trẻ em bị nghiễm khuẩn ngày càng gia tăng. Tỉ lệ trẻ nhiễm khuẩn HP ở Việt Nam là khoảng 40% (theo kết quả điều tra dịch tễ học 2016).
Trẻ em bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao?
Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm khuẩn HP là do hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, vi khuẩn HP trong thức ăn, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh xâm nhập vào cơ thể và tấn công. Hoặc do người lớn có thói quen thơm, hôn hít trẻ, dùng chung đồ dùng, dụng cụ ăn uống, mớm thức ăn cho trẻ...
Các con đường lây nhiễm vi khuẩn HP:
- Miệng - miệng: không chỉ tồn tại trong niêm mạc dạ dày người bệnh mà khuẩn HP còn được tìm thấy ở nước bọt, mảng bám trên răng. Do đó, khi dùng chung bát đũa, thìa, nước chấm, thức ăn... với người bệnh thì ngu cơ trẻ em bị nhiễm khuẩn HP là rất cao.
- Dạ dày - dạ dày: Khi trẻ phải tiến hành nội soi dạ dày ở các cơ sở ý tế, nếu các dụng cụn nội soi không được đảm bảo tiệt trùng đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn HP ở trẻ.
- Phân - miệng: Vi khuẩn HP tồn tại trong phân người bệnh nên nếu đi vệ sinh rửa tay không sạch, hoặc bị truyền qua các trung gian như côn trùng, kiến, ruồi, muỗi, gián... khi tiếp xúc với nguồn bệnh và truyền vào thức ăn.
Dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn HP
Thông thường, nhiễm khuẩn HP thường không có các triệu chứng rõ ràng nên thường bị nhầm lẫn sang các bênh lý khác. Tuy nhiên, khi thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì ba mẹ cần dặc biệt chú ý:
Dấu hiệu trẻ em bị nhiễm khuẩn HP
Trẻ đau bụng
Khi bị nhiễm khuẩn HP, trẻ bị đau bụng do niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương. Khác với người lớn bị nhiễm HP chỉ đau vùng thượng vị, trẻ em có thể bị đau bụng ở nhiều vị trí khác nhau với các biểu hiện: đau vùng thượng vị, đau bụng liên tục, đau dữ dội, quặn từng cơn..
Trẻ buồn nôn, nôn ói
Vi khuẩn HP khiến hoạt động hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, gây ra tình trạng ứ đọng thức ăn, sinh ra áp lực trong dạ dày của bé nên khi bé ăn vào sẽ thường bị nôn ra để làm giảm đi áp lực đó. Đồng thời, vi khuẩn HP cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chướng bụng, chán ăn, suy dinh dưỡng...
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em: trẻ bị táo bón, tiêu chảy... cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn HP gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thức ăn.
Hôi miệng
Vi khuẩn HP tồn tại trong nước bọt, các mảng bám ở răng miệng khiến cho trẻ bị hôi miệng hơi thở có mùi hôi khó chịu, nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Trẻ bị nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen
Vi khuẩn HP nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra những tổn thương ở niêm mạc dạ dày, dẫn đến các triệu chứng: nôn ra máu, đi ngoài phân đen, thiếu máu, xanh xao... Ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Trẻ em bị nhiễm khuẩn HP có nguy hiểm không?
Việc ba mẹ vội cho con đi gặp bác sĩ để yêu cầu diệt tận gốc vi khuẩn HP ngay khi biết kết quả xét nghiệm bởi lo lắng khuẩn HP sẽ gây viêm loét, ung thư dạ dày là điều chưa cần thiết nếu nhiễm HP chưa có triệu chứng. Ba mẹ cần phải hiểu rằng, ngay cả khi đã diệt được hết vi khuẩn HP trong cơ thể thì tỉ lệ trẻ bị tái nhiễm vẫn có thể xảy ra. Bời vì trẻ còn nhỏ, chư áy thức được việc giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, sinh hoạt, bảo vệ mình khỏi nguy cơ lây nhiễm từ người khác.
Trẻ em bị nhiễm hp có nguy hiểm không?
Các nhà khoa học khi nghiên cứu sâu về vi khuẩn HP đã nhận thấy trong một số trường hợp nó không hẳn có hại hoàn toàn. Một số trường hợp nó giống như vi khuẩn công sinh, đôi khi có một số tác dụng với cơ thể con người.
Chỉ tiêu diệt khuẩn HP khi nó gây ra những tác động có hại cho sức khỏe trong các trường hợp khuyến cáo sau:
- Bị loét dạ dày, hành tá tràng và dương tính với khuẩn HP
- Chứng khó tiêu
- Xuất huyết giảm tiểu cầu mà không rõ nguyên căn
- Thiếu máu, thiếu sắt
- Viêm teo mạc dạ dày và có hiện tượng chuyển sản ruột
- Người thân trong nhà đã từng có người bị ung thư dạ dày
Trẻ em bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao?
Khi phát hiện trẻ bị nhiễm khuẩn HP, cần được thăm khám và nhận tư vấn hướng điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể áp dụng những lưu ý sau để chăm sóc bé khoa học, giúp bé nâng cao thể trạng, cải thiện hệ miễn dịch.
- Tăng cường lợi khuẩn, chất xơ và vitamin có trong các loại thực phẩm: sữa chua, rau xanh, củ quả, các loại hạt... nhằm hỗ trợ hoạt động bài tiết axit và dạ dày co bóp, vận hành ổn định.
- Uống thuốc, thăm khám đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cách phòng tránh nhiễm HP ở trẻ em
Việc bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP chủ yếu phụ thuộc vào ba mẹ và người thân trong gia đình do trẻ nhỏ, hệ miễn dịch yếu lại chưa đủ khả năng tự nhận thức bảo vệ bản thân. Do đó, ba mẹ cần chú ý:
- Dạy trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với nguồn nước, động vật...
- Ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm sạch, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, chia nhỏ khẩu phần ăn đẻ gảm áp lực lên dạ dày, đường ruột.
- Không dùng chung dụng cụ ăn uống.
- Nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn HP, không được cho trẻ dùng chung bát đũa, bát nước chấm, không hôn, không nhai mớm, không để bé dùng chung các dụng cụ vệ sinh cá nhân.
- Thường xuyên đưa bé đi khám để theo dõi tình trạng sức khỏe, đồng thời phát hiện và chữa trị sớm khi bé có vấn đề về sức khỏe nào đó.
Trên đây là những thông tin chia sẻ đến ba mẹ về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị phòng ngừa nhiễm khuẩn HP ở trẻ em. Hi vọng ba mẹ có được những kiến thức cần thiết để bảo vệ bé yêu khỏi loại vi khuẩn này. Đừng quên truy cập Mekhoeconthongminh.com mỗi ngày để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích về chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và trẻ nhỏ ba mẹ nhé! Chúc nhà mình luôn khỏe mạnh, nhiều niềm vui.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội