Bé Sơ Sinh Bị Đau Mắt Phải Làm Sao? Cách Chữa Như Thế Nào?

Bé Sơ Sinh Bị Đau Mắt Phải Làm Sao? Cách Chữa Như Thế Nào?

Mặc dù trẻ sơ sinh bị đau mắt là hiện tượng không phải hiếm gặp. Nếu hông chăm sóc đúng cách thì trẻ có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy khi bé sơ sinh bị đau mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị đau mắt khiến ba mẹ không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, ba mẹ cần hết sức bình tĩnh để tìm hiểu các dấu hiệu, biểu hiện đau mắt ở trẻ để xác định nguyên nhân cũng như có cách chăm sóc, chữa trị đúng và kịp thời. 

Dấu hiệu nhận biết bé sơ sinh bị đau mắt

Thông thường, với những trường hợp trẻ sơ sinh bị đau mắt ở mức nhẹ, cha mẹ chỉ cần rửa sạch, lau khô mắt với dung dịch và dụng cụ vệ sinh dành riêng cho trẻ sơ sinh mỗi ngày là được. Còn nếu thấy mắt con có những dấu hiệu dưới đây thì có thể trẻ đã bị bệnh đau mắt và có chuyển biến nghiêm trọng hơn, cần đến sự thăm khám, điều trị của bác sĩ chuyên khoa:

  • Trẻ sơ sinh bị ghèn 1 bên mắt, có ghèn xanh, vàng
  • Bé sơ sinh bị đau mắt đỏ, mắt đỏ 1 bên hay cả 2 bên mắt
  • Trẻ sơ sinh hay bị chảy nước mắt
  • Mí mắt của trẻ sơ sinh bị sưng lên hoặc sụp xuống
  • Mắt trẻ có chất nhầy và chảy nước
  • Thậm chí, một số bé bị đau mắt kéo dài còn xuất hiện màng đục ở mắt.

bé sơ sinh bị đau mắt phải làm sao, trẻ sơ sinh bị đau mắt phải làm thế nào, trẻ sơ sinh bị đau mắt làm thế nào, em bé sơ sinh bị đau mắt, trẻ sơ sinh bị đau mắt thì phải làm sao, trẻ mới sinh bị đau mắt, khi trẻ sơ sinh bị đau mắt, tại sao trẻ sơ sinh bị đau mắt

Bé sơ sinh bị đau mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị đau mắt có thể không gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, không bị ốm sốt hay bỏ ăn tuy nhiên bị đau mắt sẽ khiến cho trẻ thấy vô cùng khó chịu và quấy khóc.

Trẻ sơ sinh bị đau mắt có nguy hiểm không?

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường dễ mắc các bệnh về mắt như: mắt đổ ghèn nhiều, bị viêm tắc tuyến lệ, viêm kết mạc mắt, đau mắt đỏ… Những căn bệnh này khá phổ biến, dễ lây lan thành dịch.

Nguy hiểm hơn, những bệnh khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt có thể dẫn tới các biến chứng nặng, có nguy cơ gây suy giảm thị lực ở trẻ. Nếu không có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời mà để tình trạng đó kéo dài sẽ khiến trẻ lâu hồi phục và thậm chí có thể bị mù lòa.

Nguyên nhân và cách xử lý trẻ bị đau mắt

Trẻ sơ sinh bị đau mắt có một vài nguyên nhân chính sau: Quan sát thêm, nếu mắt con có những dấu hiệu bệnh phát triển nghiêm trọng, lúc đó mới cần sự can thiệp của bác sĩ và dùng thuốc theo hướng dẫn. 

Nguyên nhân Cách xử lý
Do vi khuẩn, virus: Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch còn non nớt nên dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công. Trong đó, virus Adenovius và các loại vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu, liên cầu là những loại virus gây ra bệnh đau mắt đỏ ở trẻ.

- Giữ gìn vệ sinh thật tốt để tránh lây nhiễm.

- Tuân thủ đúng theo đơn thuốc điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác hay điều chỉnh liều lượng.

- Dùng nước muối sinh lý nhỏ cho trẻ để làm sạch mắt và kháng viêm.

Do bị dị ứng: Khi kết mạc của trẻ bị dị ứng vì tác động hay kích thích từ bụi bẩn, gió, không khí ô nhiễm, phấn hoa... dẫn đến bị ngứa hoặc sưng đỏ, nước mắt chảy ra nhiều. 

- Bảo vệ trẻ trong môi trường sạch sẽ, tránh tiếp xúc các tác nhân ô nhiễm.

- Dùng nước muối sinh lý nhỏ cho trẻ ít nhất 3 lần/ngày.

Do tắc tuyến lệ: Theo một vài nghiên cứu, 10% số trẻ sơ sinh sẽ gặp phải tình trạng bị tắc tuyến lệ dẫn đến đau mắt là do nước mắt tự nhiên không thoát được ra ngoài, khiến cho mắt trẻ lúc nào cũng đầy nước mắt mặc dù trẻ không khóc.

Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn đến viêm, đỏ, hình thành mủ gây ra một số biến chứng vĩnh viễn nguy hiểm cho mắt.

- Không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa đau mắt cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ.

- Vệ sinh mắt bằng bông mềm đã tiệt trùng, dùng nước muối sinh lý nhỏ và rửa mắt cho trẻ.

- Massage mắt, massage tuyến lệ cho trẻ lên vùng bị tắc giúp chất lỏng lưu thông, mắt bé đỡ bị chảy nước. Thao tác này thực hiện một ngày từ 5 đến 10 lần. Trẻ được massage sẽ có cảm giác dễ chịu, bớt ghèn, gỉ, nước mắt.

Do bị lẹo mắt: Trẻ bị mọc mụn nhỏ như những nốt thịt thừa ở ngay bờ mi mắt. Nguyên nhân do một tuyến lệ nhỏ nào đó bị tắc gây ra.

Với trẻ sơ sinh không nên tự ý điều trị theo mẹo dân gian mà nên đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị dứt điểm, do bệnh này rất dễ tái phát.

- Tuyệt đối không tự ý chích hoặc nặn vỡ mụn bởi sẽ khiến trẻ bị đau, tăng khả năng nhiễm trùng

- Chườm ấm: dùng miếng khăn mềm sạch nhúng vào nước ấm vắt kiệt nước rồi chườm lên vùng bị lẹo cho con. Thực hiện khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần chườm 5-10 phút.

- Tốt hơn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị hợp lý.

 

Trẻ sơ sinh bị đau mắt phải làm thế nào?

bé sơ sinh bị đau mắt phải làm sao, trẻ sơ sinh bị đau mắt phải làm thế nào, trẻ sơ sinh bị đau mắt làm thế nào, em bé sơ sinh bị đau mắt, trẻ sơ sinh bị đau mắt thì phải làm sao, trẻ mới sinh bị đau mắt, khi trẻ sơ sinh bị đau mắt, tại sao trẻ sơ sinh bị đau mắt

Bé sơ sinh bị đau mắt phải làm sao?

Vì mắt là một trong 5 giác quan có vai trò rất quan trọng và cũng rất dễ bị tổn thương. Do đó, khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý những điểm sau:

- Không tùy tiện áp dụng bất kỳ phương pháp nào, kể cả các bài thuốc dân gian để trị chứng đau mắt đỏ nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Mắt trẻ sơ sinh rất non nớt, dễ bị tổn thương hơn người lớn nhiều lần, nếu không chữa trị không đúng thậm chí sẽ phản tác dụng và khiến bệnh tình của trẻ thêm nặng.

- Không dùng tay cậy gỉ mắt trẻ: Trẻ sơ sinh bị đau mắt nhiều gỉ, nhiều ghèn ba mẹ cũng không được tư ý dùng tay hay khăn khô để lau đi, như vậy trẻ rất dễ bị tổn thương màng mắt gây đau, rát. Thay vào đó, dùng khăn mềm, ấm, ẩm để làm sạch.

- Không tự pha nước muối mà nên dùng nước muối sinh lý 0.9% NaCl để vệ sinh mắt trẻ: Nước muối sinh lý là tốt nhất vì đảm bảo sạch nhất, không bị lẫn tạp chất. Trong khi muối ăn có thể bị lẫn các tạp chất và bụi bẩn nên TUYỆT ĐỐI không dùng muối ăn để vệ sinh mắt trẻ.

- Tránh đưa trẻ đến nơi đông người hay nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi.

- Trong thời gian chữa bệnh, mẹ nên cho con bú nhiều, ăn uống đầy đủ để giữ sức khỏe và tăng cường đề kháng, mau khỏi bệnh hơn.

>>> Có thể mẹ quan tâm:

Phòng ngừa nhiễm trùng mắt cho bé

Để phòng tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh, ba mẹ nên rửa mặt cho bé dưới 6 tháng tuổi bằng nước đun sôi để nguội, lau và rửa mắt bằng nước ấm với một lượng muối thật loãng. Dùng riêng khăn mặt cho trẻ và phơi ngoài nắng sau khi sử dụng để diệt khuẩn.

Giữ vệ sinh tay bé luôn sạch sẽ, cắt móng gọn gàng để tránh làm mắt bé bị tổn thương hay nhiễm khuẩn do bé dụi mắt.

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là đơn giản, đòi hỏi ba mẹ phải cẩn thận, tỉ mỉ trong từng khâu. Đặc biệt là chăm sóc những vùng nhạy cảm, dễ tổn thương như mắt của bé. 

Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin đến ba mẹ về bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh và những cách để chăm sóc tại nhà, hỗ trợ chữa bệnh đau mắt cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu sau 1,2 ngày thấy tình trạng không cải thiện hoặc tchuyển biến tiêu cực, ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện khám để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc. 

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!