Bé Mấy Tháng Biết Nói Chuyện? Dấu Hiệu Nhận Biết Bé Chậm Nói

Bé Mấy Tháng Biết Nói Chuyện? Dấu Hiệu Nhận Biết Bé Chậm Nói

Khi nuôi con nhỏ, chắc hẳn ba mẹ nào cũng muốn biết: Bé mấy tháng biết nói chuyện? Dấu hiệu nhận biết bé chậm nói là gì? Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên.

Tốc độ phát triển ngôn ngữ ở mỗi bé là khác nhau. Vì thế, khi thấy con chậm nói hơn các bạn cùng tuổi thì ba mẹ cũng đừng lo lắng quá. Vậy bé mấy tháng biết nói chuyện là bình thường? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để biết câu trả lời nhé.'

1. Bé mấy tháng biết nói chuyện?

Trước khi biết cách phát âm và nói được những từ cơ bản thì trẻ sẽ nói được những từ ê a trước. Đây là điểm chung của bất kỳ một đứa trẻ nào trên toàn thế giới.

Dần dần trẻ mới tập luyện được cách phát âm và tập nói dựa theo những gì mình nghe được từ những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ, ông bà.

Vậy bé mấy tháng biết biết nói chuyện? Dưới đây là những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 – 3 tuổi giúp bố mẹ có được câu trả lời:

Bé từ 0 - 3 tháng tuổi

Từ 0 – 3 tháng tuổi, bé còn rất nhỏ chỉ nghe được tiếng ru, tiếng dỗ của mẹ. Khi bé được 3 tháng, bé bắt đầu quan sát và lắng nghe nhiều hơn. Bé biết cử động môi và thích thú khi được nghe nhạc. Bên cạnh đó, bé cũng biết phân biệt các âm thanh với giọng nói. Tuy nhiên ngôn ngữ chủ yếu của bé ở giai đoạn này vẫn là tiếng khóc. Ngoài ra, một số bé còn có thể phát ra được những âm thanh đầu đời như: “aaaa”, “ummmm”, “eeee”,…

Bé từ 3 - 6 tháng tuổi

Bé từ 3 – 6 tháng tuổi biết phát ra những âm thanh phức tạp hơn và bập bẹ những từ như “bahh”, “muhh”. Đây là những âm thanh ngẫu nhiễn chứ không phải là tiếng gọi ba, mẹ. Lúc này, bé cũng đã biết cười thành tiếng và điều chỉnh lên xuống ngữ điệu để thể hiện cảm xúc. Các tiếng khóc khi đói hoặc khi không thoải mái sẽ khác nhau. Vì thế, mẹ có thể dựa vào ngữ điệu của bé để biết bé đang muốn gì.

trẻ mấy tháng biết nói chuyện, bé mấy tháng biết nói chuyện, trẻ mấy tháng tuổi biết nói chuyện, trẻ sơ sinh mấy tháng biết nói chuyện, em bé mấy tháng biết nói chuyện

Bé từ 3 – 6 tháng tuổi biết bập bẹ những từ như “bahh”, “muhh”

Bé từ 6 – 9 tháng tuổi

Bước sang tháng thứ 7, bé sẽ biết phản ứng khi có người gọi tên của mình, còn tháng thứ 9 sẽ hiểu được ý nghĩa của một số từ cơ bản mà ba mẹ hay dùng. Bé cũng thích lắng nghe mọi người xung quanh nói chuyện và bắt chước một số âm thanh “ê”, “a”. Tuy nhiên, bé chưa nói được thanh từ hoàn chỉnh. Bé bắt đầu biết dùng thêm cử chỉ để thể hiện ý muốn của mình. Khi muốn lấy một món đồ nào, bé sẽ nhìn và chỉ món đồ đó rồi kêu “aaaaa”. Hoặc khi không đồng ý, bé sẽ vẫy tay là không đồng tình.

Bé từ 12 – 24 tháng

Khi bé tròn 12 tháng, bé sẽ biết gọi bà, ba, mẹ và một số từ đơn giản mà ba mẹ vẫn thường dùng. Giai đoạn này, bé sẽ nói nhiều hơn trước nhưng các âm thanh chưa được rõ ràng. Bên cạnh đó, bé cũng hiểu được một số câu lệnh đơn giản mà ba mẹ hay dùng như ngồi xuống, chỉ vào một số món đồ. Đồng thời, bé cũng hiểu được một số câu lệnh đơn giản mà ngồi xuống, chỉ vào một số món đồ.

Bé từ 24 – 36 tháng tuổi

Khi bé được 2 tuổi, vốn từ vựng của bé đã được trau đồi thêm lên đến 50 – 100 từ. Bé có thể nói được những cụm từ ngắn 2 – 3 từ và các câu đơn giản. Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi, khả năng ngôn ngữ của bé được phát triển vượt trội, bé có khoảng 200 vốn từ vựng và bé biết nói câu dài hơn 3 – 6 từ. Các câu từ cũng rõ ràng hơn.

Khi được 36 tháng tuổi, bé có thể giải thích được nghĩa của một số từ cơ bản. Bé hiểu được lời nói và lời dạy của ba mẹ. Bé biết đầu phân biệt được các màu sắc, bộ phận trên cơ thể.

trẻ mấy tháng biết nói chuyện, bé mấy tháng biết nói chuyện, trẻ mấy tháng tuổi biết nói chuyện, trẻ sơ sinh mấy tháng biết nói chuyện, em bé mấy tháng biết nói chuyện

Bé từ 2 tuổi đã biết nói các cụm từ ngắn 2 - 3 từ và các câu đơn giản

2. Dấu hiệu nhận biết bé chậm nói

Mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, ba mẹ không nên tạo áp lực cho bé nếu bé chưa sẵn sàng để nói. Nhưng nếu bé có các dấu hiệu chậm nói sau thì ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra:

  • Bé 7 tháng không có phản ứng gì với âm thanh.
  • Bé 12 tháng tuổi không nói được bất kỳ từ nào, không có phản ứng khi được gọi tên.
  • Bé 16 tháng tuổi không nói được và không biết chỉ vào các đồ vật khi ba mẹ hỏi.
  • Bé 18 tháng không bắt chước được lời nói nào và cũng không nói được một số từ đơn giản như: mẹ, ba.
  • Khi bé được 2 tuổi nhưng vốn từ chỉ đạt khoảng 15 từ và không nói câu 2 từ, không hiểu được các yêu cầu đơn giản hoặc các câu chỉ giẫn như: lấy đồ chơi, cất đồ chơi, uống nước.
  • Bé 2 – 3 tuổi không trả lời được câu hỏi của ba mẹ mà chỉ lặp lại các câu hỏi của ba mẹ.

trẻ mấy tháng biết nói chuyện, bé mấy tháng biết nói chuyện, trẻ mấy tháng tuổi biết nói chuyện, trẻ sơ sinh mấy tháng biết nói chuyện, em bé mấy tháng biết nói chuyện

Bé 1 tuổi không nói được bất kỳ từ nào, không có phản ứng khi được gọi tên thì cần phải đi khám ngay

3. Ba mẹ nên làm gì để trẻ nhanh biết nói?

  • Tích cực trò chuyện cùng bé. Điều chỉnh âm lượng vừa phải và theo dõi phản ứng của bé để nhận được sự tương tác.
  • Đọc sách, kể chuyện cho bé nghe từ khi bé được 6 tháng. Minh họa bằng các hành động hoặc có thể cho bé chạm vào hình ảnh.
  • Khuyến khích bé gọi tên những sự vật đơn giản, nếu bé chưa sẵn sàng thì có thể làm lại sau.
  • Khuyến khích cho bé chơi với các bạn cùng trang lứa để giao lưu và tăng nhu cầu được giao tiếp.
  • Sử dụng các câu từ đơn giản và gần gũi.
  • Lặp lại các từ đơn giản mà ba mẹ muốn bé nhớ.

Khả năng ngôn ngữ của bé phát triển ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Vì thế để trả lời “bé mấy tháng biết nói chuyện” thì phải dựa theo từng cột mốc trên. Nếu ba mẹ thấy bé có dấu hiệu chậm nói thì nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Trong thời gian bé tập nói, ba mẹ đừng ép bé phải nói khi bé không mong muốn. Thay vào đó, ba mẹ nên đọc sách, hát cho bé nghe và nói chuyện nhiều với bé để giúp bé phát triển ngôn ngữ.

Hy vọng với những thông tin sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về quá trình phát triển ngôn ngữ của bé. Từ đó giúp bé nhanh biết nói hơn.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!