Bé Ăn Dặm Khi Nào? Dấu Hiệu Nhận Biết Bé Sẵn Sàng Ăn Dặm

Bé Ăn Dặm Khi Nào? Dấu Hiệu Nhận Biết Bé Sẵn Sàng Ăn Dặm

Ăn dặm là một giai đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vì thế, khi cho bé ăn dặm, ba mẹ phải biết chính xác bé ăn dặm khi nào. Tuyệt đối không được cho bé ăn dặm quá sớm cũng như quá muộn.

Nếu như mẹ vẫn chưa biết bé ăn dặm khi nào thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết chính xác thời điểm ăn dặm tốt nhất cho bé.

1. Bé ăn dặm khi nào?

Giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất cho trẻ và không có bất cứ loại thực phẩm nào có thể sánh bằng. Sữa mẹ không chỉ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé mà còn giúp bé dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, ít gây dị ứng. Đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, khi được 6 tháng tuổi, trọng lượng của bé đã tăng gấp đôi so với lúc sinh và sữa mẹ không tăng thêm nữa, chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu dinh dưỡng của bé. Bởi vậy giai đoạn 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để mẹ bổ sung thêm các dưỡng chất cho bé từ các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Đây được gọi là giai đoạn ăn dặm của bé.

Việc xác định bé ăn dặm khi nào là rất quan trọng. Bởi việc cho bé ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé. Hơn nữa, mỗi ngày bé càng lớn, nhu cầu dnh dưỡng tăng lên, bé cần được làm quen với các loại hương vị thức ăn khác để hình thành thói quen ăn uống sau này của trẻ. Khi bé có thể kiểm soát được việc ăn uống, bé sẽ có khả năng điều khiển hành vi của mình mỗi khi đói hay no. Điều này sẽ giúp ích cho các mẹ rất nhiều khi không biết bé ăn như vậy đã đủ no chưa.

bé ăn dặm khi nào, bé ăn dặm khi nào ăn được thịt, trẻ ăn dặm khi nào là tốt nhất, bé ăn dặm tôm khi nào, bé tập ăn dặm khi nào, bé ăn dặm từ khi nào, cho bé ăn dặm lúc nào là tốt nhất, trẻ ăn dặm đến khi nào, bé ăn dặm bột mặn khi nào

Thời điểm ăn dặm tốt nhất cho bé là khi được 6 tháng tuổi trở lên

2. Dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm

Bé có biểu hiện đói, đòi ăn liên tục

Trẻ sơ sinh có nhu cầu bú mẹ nhiều, thông thường là 2 – 3 giờ/cữ. Tuy nhiên, khi tới độ tuổi ăn dặm (5.5 – 6 tháng), thói quen ăn uống của bé dần được điều chỉnh ổn định hơn. Theo đó, số lượng bữa ăn của bé giảm đi và khối lượng thức ăn mỗi bữa tăng lên.

Trong giai đoạn này, nếu bé có biểu hiện đói, đòi ăn liên tục mặc dù mẹ mới cho bé bú no thì đây là dấu hiệu cho thấy bé đang có nhu cầu ăn thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu của bé nữa rồi.

Bé mất ngủ nhiều đêm

Trẻ đòi ăn đêm chủ yếu trong khoảng 2 – 3 tháng đầu, sau đó thưa dần. Tuy nhiên, đến gần 6 tháng, trẻ bắt đầu lặp lại lịch ử khóc đòi ăn đêm, khiến cả mẹ lẫn con nhiều đêm mất ngủ thì đây cũng là dấu hiệu mẹ cần lưu ý để tập cho bé ăn dặm. Trẻ đang có nhu cầu bổ sung thêm nguồn thực phẩm từ bên ngoài để không bị cơn đói làm phiền giữa đêm. Từ đó có giấc ngủ ngon hơn.

Dựa vào ánh mắt của con

Mỗi lần đang chuẩn bị bữa ăn hoặc đang dùng bữa cùng cả nhà mà bạn bắt gặp ánh mắt thèm thuồng của con. Hoặc bất cử hành động ăn uống nào của mẹ bé đều theo dõi nhiệt tình, háo hức thì mẹ cũng nên nghĩ đến việc cho bé ăn dặm ngay đi nhé.

Kiểm tra đơn giản

Mẹ có thể áp dụng cách kiểm tra đơn giản này để xác định chính xác thời điểm bé muốn ăn dặm. Lúc này, mẹ hãy dùng 1 chiếc thìa, đưa thìa vào gần miệng của bé. Nếu bé chỉ có phản xạ tự nhiên của một đứa trẻ sơ sinh là đẩy thìa ra xa thì là bé chưa muốn ăn. Còn nếu bé đang cố gắng mở miệng ra thì đồng nghĩa là việc bé đã muốn ăn dặm.

Ngoài ra, việc bé tiết ra nhiều nước bọt hơn, rãi rớt ra nhiều hơn thì cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bé đã đến tuổi ăn dặm.

Tự bốc đồ ăn

Bất cứ khi nào có cơ hội tiếp xúc đồ ăn, bàn tay nhỏ xinh của bé đều cố gắng chụp lại và cho vào miệng ngay lặp tức thì mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn dặm đi nhé, ăn từ loãng tới đặc, từ ít tới nhiều.

bé ăn dặm khi nào, bé ăn dặm khi nào ăn được thịt, trẻ ăn dặm khi nào là tốt nhất, bé ăn dặm tôm khi nào, bé tập ăn dặm khi nào, bé ăn dặm từ khi nào, cho bé ăn dặm lúc nào là tốt nhất, trẻ ăn dặm đến khi nào, bé ăn dặm bột mặn khi nào

Nếu bé có nhu cầu đòi ăn, tự bốc đồ ăn cho vào miệng thì mẹ nên cho bé ăn dặm

Khi bé có thể ngồi được

Đây là cũng là dấu hiệu quan trọng để bạn xác định bé ăn dặm khi nào. Bế chỉ ăn dặm được khi bé có thể kiểm soát được đầu và cổ. Đặc biệt là khi bé có thể ngồi được nếu có sự giúp đỡ của ba mẹ.

Ngoài những biểu hiện trên thì việc quan sát thấy trẻ bú nhiều mà vẫn không tăng cân thì ba mẹ cũng nên bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé ngay từ bây giờ.

3. Tại sao không nên cho bé ăn dặm sớm?

Việc xác định cho bé ăn dặm khi nào rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến cả hành trình ăn dặm của bé. Đặc biệt, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ gặp phải một số vấn đề sau:

  • Dễ khiến bé bị rối loạn tiêu hóa hay bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng, nhiễm độc vì lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt. Hơn nữa, việc này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của bé sau này.
  • Nhiều mẹ cho rằng việc cho trẻ ăn dặm sớm sẽ giúp bé tăng cân tốt hơn. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Đầu tiên, việc ăn dặm sớm đồng nghĩa với việc trẻ bú ít đi mà các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định rằng sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tối ưu nhất cho sự phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu đời. Thứ 2 là thực phẩm bổ sung cho bé trong giai đoạn ăn dặm thường là tinh bột, đạm và các nhóm chất khác. Để có thể tiêu hóa tinh bột cần phải tới men amylase có nhiều trong tuyến nước bột và tuyến tụy của trẻ, mà trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không thể đáp ứng đủ lượng men tiêu hóa này được. Còn nếu cho trẻ ăn những loại thức ăn giàu đạm như: trứng, thịt, sữa bò,…quá sớm thì ảnh hưởng đến chức năng của thận.
  • Trẻ ăn dặm quá sớm những loại thực phẩm như rau củ, ngũ cốc,…sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ sắt trong sữa mẹ của bé. Điều này dẫn đến nguy cơ bị thiếu máu ở trẻ.
  • Tuy nguy cơ béo phì: Giai đoạn mới tập ăn dặm bé sẽ ăn ít, nôn trớ,…Tuy nhiên khi quen dần với việc ăn dặm, men amylase trong tuyến nước bọt, tuyến tụy được sản sinh nhiều hơn mỗi khi thức ăn được đưa vào miệng bé, kích thích cơ thể làm việc nhiều hơn, tăng khả năng lọc và bài tiết.Và khi bé ăn được nhiều, mẹ càng vui, càng cho bé ăn nhiều thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức. Nếu không có biện pháp điều chỉnh sẽ có nguy cơ bị béo phì khi đến tuổi trưởng thành.
  • Ăn dặm quá sớm, bổ sung nhiều axit béo no làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch khi trưởng thành.
  • Nguy cơ dị ứng thức ăn cao: Theo các nghiên cứu được tiến hành trên nhóm đối tượng là trẻ sơ sinh. Những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ có tỉ lệ bị dị ứng rất thấp so với những trẻ uống sữa bò và ăn dặm quá sớm.

bé ăn dặm khi nào, bé ăn dặm khi nào ăn được thịt, trẻ ăn dặm khi nào là tốt nhất, bé ăn dặm tôm khi nào, bé tập ăn dặm khi nào, bé ăn dặm từ khi nào, cho bé ăn dặm lúc nào là tốt nhất, trẻ ăn dặm đến khi nào, bé ăn dặm bột mặn khi nào

Mẹ không cho trẻ ăn dặm quá sớm vì ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé sau này

4. Trẻ ăn dặm muộn có sao không?

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, sữa mẹ không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bé. Bởi vậy, việc cho trẻ ăn dặm sớm hay muộn đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Bởi vậy, bé dễ bị thiếu dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm sự vận động, dẫn đến tình trạng chậm lớn, thiếu cân và dễ mắc các bệnh do cơ thể thiếu vi chất như: thiếu máu, còi xương.

Bởi vậy, việc cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm là vô cùng quan trọng. Hy vọng với những thông tin này, các mẹ cũng đã biết bé ăn dặm khi nào là tốt để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!