Bầu Ăn Vú Sữa Được Không? Những Lợi Ích Tuyệt Vời Từ Quả Vú Sữa
Khi mang thai, việc ăn trái cây là rất tốt cho mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải loại quả nào, bà bầu cũng ăn được. Vậy bầu ăn vú sữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Vú sữa là loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên rất tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nhiều chị em lại lo ngại không dám ăn vì sợ nóng trong người. Vậy thực hư ra sao, bầu ăn vú sữa được không? Hãy cùng xem nhé.
Vitamin E đỏ của Nga Zentiva 400
1. Bầu ăn vú sữa được không?
Bầu ăn vú sữa được không là câu hỏi băn khoăn thắc mắc của nhiều người. Bởi theo quan điểm của nhiều người, quả vú sữa có đặc tính nóng, chứa nhiều mủ nên sợ ăn vào sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với trường hợp bà bầu ăn luôn cả vỏ bên ngoài của quả vú sữa. Vị chát của lớp vỏ bên ngoài sẽ khiến bà bầu gặp phải tình trạng táo bón, gây bất lợi đến sự phát triển của thai nhi.
Theo các chuyên gia, vú sữa là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể như: vitamin A, B1, B2, C cùng nhiều nguyên tố khác cần thiết cho hoạt động của cơ thể như: canxi, sắt, photpho,…nên bà bầu hoàn toàn có thể ăn được. Tuy nhiên, bà bầu chỉ ăn phần thịt trắng bên trong và tuyệt đối không ăn phần màu đậm ở gần vỏ.
Hơn nữa, hàm lượng canxi và sắt có trong quả vú sữa cũng tương đối lớn, hỗ trợ hệ xương của thai nhi phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai.
Trung bình 100g vú sữa sẽ chứa hàm lượng các dưỡng chất sau: 42 calo, 14.65 carbohydrate, 14.65mg canxi, 2.33mg sắt, 1.92g chất xơ, 9.1mg vitamin C, 0.049mg vitamin B1, 0.038mg vitamin B2, 18.95mg photpho,…
Bầu ăn được vú sữa với điều kiện chỉ ăn phần thịt bên trong, không ăn phần màu đậm gần vỏ
2. Lợi ích của vú sữa đối với bà bầu
Tăng cường sức đề kháng
Hàm lượng vitamin dồi dào có trong quả vú sữa không chỉ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt quá trình mang thai mà còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài tấn công, phòng chống các bệnh về cảm cúm, ho, viêm đường hô hấp,…
Hơn nữa, hàm lượng vitamin C có trong quả vú sữa còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, phòng tránh các vi khuẩn gây bệnh, phòng ngừa các bệnh thường gặp.
Bổ sung sắt và canxi
Bầu ăn vú sữa không chỉ làm giảm bớt hiện tượng chuột rút, đau nhức các khớp xương, co cơ mà còn làm giảm đi các cơ choáng váng, mệt mỏi, thiếu máu do thiếu sắt và canxi gây nên. Vì trong quả vú sữa chứa hàm lượng sắt và canxi vô cùng dồi dào.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trung bình 100g vú sữa sẽ chứa 14.65mg canxi và 2.33g sắt. Đây được xem là nguồn cung cấp hàm lượng sắt, canxi tự nhiên dồi dào và lành tính cho mẹ, giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
Cung cấp hàm lượng gluxit cho cơ thể
Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng của bà bầu là do cơ thể bị thiếu hàm lượng gluxit. Sự thiếu hụt này gây ra các trở ngại trong các hoạt động hàng ngày của cơ thể và hệ thần kinh.
Tuy nhiên, trong quả vú sữa chứa hàm lượng gluxit cao, có thể cung cấp đến 60 – 70% hàm lượng gluxit cần thiết cho các hoạt động của cơ thể nên bà bầu ăn vú sữa hàng ngày, cơ thể sẽ có đủ năng lượng, không lo đến việc mỡ thừa tích tụ.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần cung cáp hàm lượng chất xơ nhiều hơn để ngăn ngừa tình trạng táo bón. Với hàm lượng chất xơ dồi dào có trong quả vú sữa sẽ giúp bà bầu giải quyết được vấn đề này, kích thích hoạt động của ruột giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Giữ dáng và làm đẹp da
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ khiến làn da của bà bầu trở nên kém sắc và kém mịn màng hơn. Đồng thời, xuất hiện nám, tàn nhang, thâm, đồi mồi. Với hàm lượng vitamin C, vitamin B1, B2, vitamin A cao, bà bầu ăn vú sữa sẽ giúp da trở nên căng sáng, tràn đầy sức sống hơn.
Bên cạnh đó, vú sữa còn nhiều năng lượng, khi ăn sẽ có cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn, giúp kiểm soát cân nặng tốt.
Giúp bà bầu ăn ngon miệng hơn
Trong 3 tháng đầu, bà bầu nên ăn vú sữa để kích thích cảm giác ngon miệng, ăn ngon hơn, làm giảm đi cảm giác ốm nghén, buồn nôn và thèm ăn trở lại.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Chất xơ có trong vú sữa có tác dụng hỗ trợ cũng như giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu. Từ đó, ngăn ngừa hiện tượng tiểu đường trong thai kỳ.
Bà bầu ăn vú sữa sẽ rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé
3. Những điều cần lưu ý khi bà bầu ăn vú sữa
Với những thông tin trên thì bạn đã biết bầu ăn được vú sữa. Tuy nhiên, các mẹ phải chú ý đến liều lượng cũng như cách chế biến. Cụ thể như sau:
- Bà bầu không nên ăn những quá chín quá, chưa chín tới hoặc quả còn xanh, chỉ nên ăn những quả vừa mới chín tới.
- Không nên ăn quá nhiều vú sữa trong 1 ngày, chỉ nên ăn từ 100 – 200g vú sữa trong 1 ngày mà thôi. Nếu ăn quá nhiều cùng 1 lúc, có thể gây phản tác dụng.
- Tránh ăn phần thịt sát với phần vỏ quả vì quả vú sữa chứa nhiều mũ. Điều này là ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai nhi. Đồng thời khiến mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng táo bón ăn.
- Khi ăn vú sữa, bà bầu nên xé đôi quả trước, sau đó dùng thìa nạo phần thịt bên trong để ăn, tránh ăn phạm vào lớp vỏ của quả.
- Trong quá trình sử dụng, nếu trong người có biểu hiện như nóng trong, táo bón,…thì các mẹ nên dừng ăn ngay lập tức. Đồng thời bổ sung thêm các loại rau củ, ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước để làm mát cho cơ thể, khắc phụ tình trạng táo bón, nóng trong người.
- Các mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn, thức uống khác nhau từ vú sữa để tránh cảm giác nhàm chán khi ăn.
4. Cách chế biến vú sữa ch bà bầu
Vú sữa dầm
Chuẩn bị:
- 2 quả vú sữa
- 1 muỗng cà phê đường
- 2 muỗng sữa đặc
- 1 thìa sữa tươi
Cách thực hiện:
- Vú sữa rửa sạch, bổ đôi. Lấy 1 cái thìa cậy lấy hết phần thịt bên trong quả vú sữa. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu trên cùng với thịt vú sữa vừa lấy ra cho vào 1 cái ly. Dùng muỗng dầm thật đều cho các nguyên liệu thấm đều với nhau, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh, để khoảng 2 giờ rồi lấy ra thưởng thức.
Vú sữa dầm vừa ngon vừa bổ dưỡng cho mẹ bầu
Sinh tố vú sữa
Chuẩn bị:
- 50ml sữa đặc
- 1 trái vú sữa
- Vài viên đá nhỏ
Cắt thực hiện:
- Vú sữa rửa sạch, cắt làm đôi rồi lấy phần thịt bên trong. Sau đó bạn cho chúng vào máy xay sinh tố, xay cùng với sữa đặc (có thể cho thêm sữa tươi để có vị béo). Cuối cùng cho thêm đá vào rồi thưởng thức.
Chè vú sữa và hạt lựu
Chuẩn bị:
- 10g hạt lựu
- 1 quả vú sữa chín
- 10g bánh lọt
- 2 muỗng cà phê đường
- 1 lượng nước cốt dừa vừa đủ
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, bạn cắt đôi quả vú sữa, dùng thìa nạo lấy phần thịt bên trong rồi cho vào bát nhỏ. Sau đó, bạn cho hạt lựu cùng với bánh lọt vào trong chén vú sữa. Trộn đều tất cả lại với nhau.
- Tiếp đến, cho 2 muỗng cà phê đường vào rồi, khuấy đều lên rồi bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Tầm khoảng 2 tiếng đồng hồ rồi lấy ra ăn, rót thêm 1 ít nước cốt dừa lên trên.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn giải đáp thắc mắc: Bầu ăn vú sữa được không? Hy vọng với nội dung bài viết này, các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về quả vú sữa để tận hưởng những lợi ích của chúng mang lại trong thời gian này.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội