Bầu Ăn Ngải Cứu Được Không? Cách Sử Dụng Ngải Cứu Cho Bà Bầu
Ngải cứu vừa là một loại cây có tác dụng chữa bệnh vừa có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, ăn nhiều ngải cứu có thể sinh ra độc. Vậy bầu ăn ngải cứu được không?
Để trả lời được câu hỏi: Bầu ăn ngải cứu được không? Bầu ăn ngải cứu như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết sau.
1. Ngải cứu là gì?
Ngải cứu là một loại rau có tên khoa học là Artemisia Vulgaris. Cây ngải cứu có màu xanh, bạc ở thân, phần lá xanh vàng và hoa vàng nhạt, ăn có vị hơi đắng nhưng ngon.
Ngải cứu không chỉ được dùng làm nguyên liệu để chế biến các món ăn mà chúng còn được sử dụng làm vị thuốc để chữa nhiều bệnh, đặc biệt trong nền y học ở các quốc gia Châu Á như Việt Nam và Trung Quốc.
Ngải cứu là một loại rau có tên khoa học là Artemisia Vulgaris
2. Công dụng của ngải cứu
Ngải cứu được biết đến với rất nhiều công dụng tuyệt vời, cụ thể như sau:
Điều hòa kinh nguyệt
Lá ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt cho chị em rất tốt, làm giảm triệu chứng đau bụng trong kỳ kinh nguyệt. Theo đó, trước khi có kinh 1 tuần, chị em có thể hãm ngải cứu với nước sôi để uống như trà hoặc có thể sắc với nước để uống, ngày uống 3 lần.
Nếu kinh nguyệt không đều thì sử dụng 10g lá ngải cứu khô sắc với 300ml nước để uống. Ngày uống thành 2 lần, từ ngày bắt đầu có kinh nguyệt cho đến khi hết kinh.
Giúp lưu thông khí huyết
Bạn có thể bổ sung món trứng rán ngải cứu vào thực đơn ăn uống của mình để giúp lưu thông máu và tuần hoàn máu lên não tốt hơn.
Kích thích ăn ngon
Trong thành phần của lá ngải cứu có chứa Adenin và choline cấu thành lên vitamin B nên có tác dụng tích cực trong việc chuyển hóa các chất, kích thích quá trình ăn, giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn. Từ đó, giảm được tình trạng biếng ăn, thấp còi ở trẻ, giúp người già ăn uống ngon miệng hơn.
Hỗ trợ điều trị các chứng đau đầu, ho, cảm lạnh
Bạn dùng 300g lá ngải cứu, 100g tía tô, 50g lá sả, 100g tần dày lá. Đem tất cả các nguyên liệu này đun với 500ml nước. Uống trong ngày thay cho nước lọc, sử dụng 5 ngày liên tục để cải thiện chứng đau đầu, ho, cảm lạnh.
Giảm mỡ bụng
Cho 1kg muối và 1 bó ngải cứu vào chảo, rang cho đến khi dậy mùi thì cho hỗn hợp này vào 1 túi nhỏ để chườm bụng 2 lần/ngày để có tác dụng giảm mỡ bụng hiệu quả.
Chữa mề đay, mẩn ngứa
Đối với chứng bệnh này, bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu rồi đem giã nát, chắt lấy nước để tắm. Thực hiện 1 – 2 lần/ngày để làm dịu da hơn.
Chữa đau lưng
Với bệnh này, bạn có thể áp dụng theo 2 cách sau:
- Cách 1: Lấy 300g ngải cứu tươi, rửa sạch, sau đó giã nát. Lọc lấy phần nước cốt, loại bỏ phần bã. Thêm 2 muỗng mật ong vào, uống liên tục trong 1 – 2 tuần, bệnh sẽ thuyên giảm dần.
- Cách 2: Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi, sau đó rửa sạch, vẩy khô nước rồi giã nát. Dấm đun nóng. Sau đó, dùng 1 mảnh vải thưa bọc bã ngải cứu đã trộn cùng với 1 ít muối hạt và dấm đun nóng. Đem hỗn hợp này chườm lên vùng bị gai. Sau khi hỗn hợp nguội hẳn thì buộc cố định lại khoảng 1 tiếng. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi đỡ hẳn.
Rau ngải cứu mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
3. Bầu ăn ngải cứu được không?
Lá ngải cứu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như vậy nhưng liệu bà bầu ăn ngải cứu được không?
Thực tế cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào cho rằng bà bầu ăn ngải cứu sẽ gây động thai hay sảy thai. Tuy nhiên, trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu vẫn nên cẩn trọng khi tiêu thụ ngải cứu.
Các chuyên gia cho biết, bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu sẽ gây ra tình trạng ra máu nhiều hoặc co thắt tử cung gây sảy thai. Chính vì thế, nếu có ý định bổ sung rau ngải cứu thì tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ bầu muốn ăn rau ngải cứu thì chỉ ăn với tần suất phù hợp, từ 1 – 2 lần trong tuần để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, ngải cứu còn có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng.
Bà bầu nên cẩn trọng ăn ngải cứu, trước khi ăn nên hỏi ý kiến bác sĩ
4. Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn ngải cứu
- Bà bầu chỉ nên ăn ngải cứu khoảng 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần từ 3 – 5 ngọn. Nếu mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, tiền sử sảy thai hoặc sinh non thì không nên ăn nhiều ngải cứu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
- Ngải cứu là một vị thuốc nhuận tràng, nếu bà bầu mắc bệnh về đường ruột thì nên hạn chế ăn ngải cứu vì chúng sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Tinh dầu trong lá ngải cứu có tác dụng chữa bệnh nhưng cũng là thành phần có độc tính. Vì thế, nếu bà bầu mắc bệnh gan thì tuyệt đối không được ăn ngải cứu để tránh trúng độc.
- Nếu sử dụng lá ngải cứu để sắc nước uống thay cho trà thì bạn chỉ nên sử dụng 3 – 5g lá ngải cứu khô (hoặc 9 – 15g ngải cứu tươi). Sử dụng theo đợt, khi nào khỏi bệnh thì dừng uống.
5. Gợi ý một số món ăn từ ngải cứu tốt cho bà bầu
Dưới đây là 3 món ăn được chế biến từ ngải cứu tốt cho sức khỏe của bà bầu, bạn có thể tham khảo:
Gà hầm ngải cứu
Gà hầm ngải cứu là một món ăn bổ dưỡng không chỉ có tác dụng điều hòa khí huyết mà còn hỗ trợ giảm đau, tăng cường khả năng lưu thông máu. Đặc biệt, món ăn này còn cực kỳ tốt cho mẹ bầu, giúp an thai, cầm máu và sát trùng.
Gà hầm ngải cứu
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá ngải cứu (khoảng 5 – 7 ngọn)
- ¼ con gà ta (có thể chuẩn bị 1 con gà ác thì tốt hơn)
- 1 nhánh gừng nhỏ
- Các loại gia vị cần thiết
Cách thực hiện:
- Làm sạch tất cả các nguyên liệu trước khi chế biến.
- Cho thịt gà vào bát, ướt cùng với 1 chút gia vị và gừng trong khoảng 1 tiếng.
- Cho gà và ngải cứu vào nồi rồi đổ nước vừa đủ ngập gà.
- Hầm gà trong khoảng 1 tiếng cho đến khi gà chín mềm thì tắt bếp, lấy ra ăn ngay khi còn nóng.
Trứng chiên ngải cứu
Trứng chiên ngải cứu là món ăn có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Món ăn này đặc biệt tốt cho bà bầu đang gặp phải tình trạng táo bón thai kỳ.
Trứng chiên ngải cứu
Chuẩn bị:
- 3 – 5 ngọn lá ngải cứu tươi
- 1 quả trứng gà
Cách thực hiện:
- Ngải cứu rửa sạch thái nhỏ.
- Đập trứng gà vào bát ngải cứu, sau đó nêm thêm chút gia vị vào. Dùng đũa khuấy đều để trứng và gia vị tan hết, hòa quyện vào nhau.
- Cho trứng lên chảo, chiên cho đến khi nào trứng chín.
- Ăn trực tiếp khi trứng còn nóng.
Canh ngải cứu thịt nạc
Mẹ bầu có thể thêm món canh ngải cứu thịt nạc vào thực đơn của mình để có thể điều trị khí hư và đau bụng do lạnh. Ngoài ra, món ăn này còn có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, thúc đẩy thai kỳ phát triển tốt hơn.
Canh ngải cứu nấu thịt nạc
Chuẩn bị:
- 100g thịt lợn nạc
- 5 – 7 ngọn rau ngải cứu tươi
Chuẩn bị:
- Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ.
- Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ.
- Ướp thịt lợn với một chút hạt nêm rồi xào qua, thêm nước vào.
- Đun sôi nước thịt rồi cho ngải cứu vào.
- Khi nào canh sôi thì nêm lại gia vị sao cho vừa miệng ăn.
- Bà bầu nên ăn món canh này ngay khi còn ấm.
Trên đây là những thông tin giải đáp: Bầu ăn ngải cứu được không? Tốt nhất, trước khi ăn ngải cứu, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội