Bật Mí Bảng Thời Gian Cho Bé Ăn Dặm Trong Ngày Theo Từng Tháng Tuổi
Ăn dặm là việc làm vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các bé. Vì thế, ba mẹ không nên cho con ăn dặm một cách tùy hứng mà phải tuân thủ đúng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày một cách khoa học.
Để rõ hơn về thời gian và cách thức cho bé ăn dặm như thế nào là đúng, các bạn hãy cùng theo dõi bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo từng tháng tuổi dưới đây.
1. Khi nào mẹ nên cho bé ăn dặm?
Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế thế giới, thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở lên. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển gần như toàn diện, trẻ có thể tiếp xúc dần với thức ăn ngoài sữa mẹ.
Tuy nhiên, mẹ vẫn phải nhớ rằng, sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé trong giai đoạn này. Việc ăn dặm chỉ là giúp bé làm quen dần với các mùi vị và các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Mặc dù vậy, có bé phát triển sớm, mẹ có thể tập ăn dặm sớm hơn cho con như:
- Khi bé đã kiểm soát tốt phần cổ và đầu.
- Khi bé tăng cân đều đặn.
- Khi bé có xu hướng sử dụng tay để cầm nắm và đưa đồ vật xung quanh vào miệng.
- Bé cảm thấy thèm thuồng khi nhìn thấy ba mẹ ăn.
- Bé luôn cảm thấy đói dù mới được mẹ cho bú.
- Miệng lưỡi của bé phát triển tốt, bé có thể dùng lưỡi để đẩy thức ăn vào trong và nuốt thức ăn đúng cách.
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, thời điểm tốt nhất cho bé ăn dặm là 6 tháng tuổi
2. Cho bé ăn dặm như thế nào đúng cách?
Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Cho bé ăn dặm với những loại thức ăn gần giống như sữa mẹ hoặc sữa công thức: Điều này giúp bé dễ dàng làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
- Cho bé ăn từ ngọt đến mặn: Bột ngọt gần giống như sữa mẹ nên bé dễ làm quen hơn. Sau đó, dần dần thay đổi bằng bột mặn để có thành phần dinh dưỡng tốt hơn.
- Cho ăn từ ít đến nhiều: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên lúc đầu, mẹ chỉ cho trẻ ăn với một lượng nhỏ rồi dần dần tăng lượng thức ăn lên khi bé đã làm quen được với việc ăn dặm.
- Cho bé ăn từ loãng đến đặc: Để quá trình ăn dặm của bé được dễ dàng hơn, ba mẹ phải nhớ nguyên tắc “loãng – đặc” để giúp bé có thể thích nghi và tiêu hóa được với những loại thức ăn phức tạp hơn.
- Nguyên tắc “tô màu cho chén bột”: Một bát bột của bé phải đảm bảo 4 nhóm chất quan trọng: đường bột – đạm – chất béo – vitamin và khoáng chất để bé phát triển toàn diện.
- Nguyên tắc “không ép bé ăn”: Không giống với phương pháp ăn dặm truyền thống, mẹ phải làm mọi cách để bé ăn được càng nhiều càng tốt. Đối với ăn dặm hiện đại ngày nay, bố mẹ nên tôn trọng quyết định ăn dặm của bé, để bé tự quyết định ăn gì, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào,…để bé không bị căng thẳng và tìm thấy được niềm vui trong ăn uống.
3. Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm
Khi chế biến các món ăn dặm cho bé, ba mẹ phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Đối với trẻ dưới 1 tuổi, ba mẹ không nên nêm gia vị như nước mắm, muối,…bởi việc nêm nước mắm, muối sẽ khiến thận của bé phải hoạt động vất vả và quá sức hơn.
- Dầu ăn là dưỡng chất cần thiết nên có trong thức ăn của trẻ. Dầu ăn vừa dễ tiêu hóa vừa giàu năng lượng, có khả năng hòa tan các chất khác, giúp hệ tiêu hóa của trẻ dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, canxi, vitamin D tốt hơn.
- Đảm bảo nguyên liệu phải sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến.
- Không cho bé ăn dặm quá 30 phút mỗi bữa.
- Không cắt ngang giấc ngủ của con để cho con ăn.
- Không được cho bé vừa ăn vừa xem tivi, vừa ăn vừa chơi hoặc bế đi ăn rong.
Khi cho bé ăn dặm, ba mẹ phải đảm bảo nguyên liệu sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm
4. Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày
Ngoài việc xác đinh thời điểm, liều lượng cho trẻ ăn dặm ra sao, ba mẹ cũng phải xác định được bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo từng độ tuổi để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ.
4.1 Bảng thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Từ 6 tháng tuổi trở đi, bé có thể ăn dặm bằng bột hoặc cháo loãng 1 lần/ngày. Sau đó, dần dần tăng lượng thức ăn lên với tuần suất 2 – 3 ngày.
Trong tuần đầu tiên, ba mẹ có thể cho bé ăn dặm theo bảng thời gian dưới đây:
Bữa ăn | Thực đơn |
Bữa sáng | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
Giữa buổi sáng | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
Bữa trưa | Cho bé ăn 1 trong 3 món sau: bột, cháo loãng hoặc rau củ nghiền |
Giữa buổi chiều | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
Bữa tối | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
Buổi tối trước khi đi ngủ | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
Sang tuần thứ 2 – thứ 3, lịch ăn dặm của bé có thể thay đổi. Mẹ có thể bổ sung thêm một bữa ăn vào giữa buổi chiều của bé. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo cung cấp 900ml sữa/ngày.
4.2 Bảng thời gian ăn dặm cho từ 7 – 8 tháng tuổi
Từ tháng thứ 7, mẹ có thể bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu vào khẩu phần ăn của trẻ, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Bảng thời gian ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi như sau:
Bữa ăn | Thực đơn |
Bữa sáng | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
Giữa buổi sáng | Ăn dặm với cháo loãng hoặc trái cây, rau củ nghiền |
Bữa trưa | Ăn nhẹ trái cây, sữa chua |
Giữa buổi chiều | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
Bữa tối | Ăn dặm cháo hoặc súp |
Buổi tối trước khi đi ngủ | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
4.3 Bảng thời gian ăn dặm cho bé từ 9 – 10 tháng tuổi
Giai đoạn này, nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho các bé là các bữa ăn. Vì thế, mẹ cần cho bé ăn đủ 3 bữa chính, 3 bữa phu, kết hợp với bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Bữa ăn | Thực đơn |
Bữa sáng | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
Giữa buổi sáng | Cho bé ăn cháo hoặc bột |
Bữa trưa | Cơm nhuyễn kèm thức ăn, rau củ mềm. |
Giữa buổi chiều | Cho bé ăn trái cây, sữa chua hoặc đồ ăn nhẹ. |
Bữa tối | Cho bé ăn cơm nhuyễn với thức ăn hoặc cháo đặc. |
Buổi tối trước khi đi ngủ | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
4.4 Bảng thời gian cho bé ăn dặm từ 10 tháng trở đi
Bảng thời gian cho bé ăn dặm từ 10 tháng trở đi không có nhiều sự thay đổi. Mẹ chỉ cần tăng lượng khẩu phần ăn trở lên để cung cấp đầy đủ năng lượng cho bé phát triển.
Trên đây là bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày khoa học theo từng tháng tuổi. Các mẹ có thể tham khảo để thiết lập thời gian biểu hợp lý cho con, giúp bé thích nghi tốt với việc ăn dặm.
Chúc các mẹ và bé thành công.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội