[Giải Đáp] Bà Bầu Có Ăn Được Gạo Lứt Không? Những Lợi Ích Khi Ăn Gạo Lứt
Gạo lứt là thực phẩm lành tính, rất tốt cho sức khỏe, rất thích hợp cho việc giảm cân. Tuy nhiên khi đang mang thai thì bà bầu có ăn được gạo lứt không? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng đi giải đáp xem bà bầu ăn gạo lứt có tốt không nhé.
Chế độ ăn uống và lối sống của phụ nữ mang thai đóng một vai trò quan trọng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai kỳ, giúp mẹ khỏe mạnh hơn trong thai kỳ. Ăn gạo lứt đúng cách khi mang thai có thể sẽ tốt cho sức khỏe thai phụ. Hãy cùng tìm hiểu xem bà bầu có ăn được gạo lứt không nhé.
Phụ nữ mang thai có nên ăn gạo lứt không?
Gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất tốt cho phụ nữ mang thai
Gạo lứt là ngũ cốc tự nhiên, khi mẹ mang thai hoàn toàn có thể sử dụng trong thai kỳ. Trong gạo lứt có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé. Phụ nữ mang thai nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mì, lúa mạch vào thực đơn hàng ngày.
Một số nghiên cứu cho thấy, khi ăn gạo lứt bà bầu cũng có thể giúp kiểm soát cân nặng của mình trong thời kỳ mang thai. Loại thực phẩm này cũng rất an toàn với phụ nữ mang thai và còn giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả. Các chất dinh dưỡng có trong gạo lứt đều hỗ trợ cho tác dụng này. Gạo lứt cũng giúp cải thiện quá trình tổng hợp insulin và giảm lượng glucose trong máu.
Giá trị dinh dưỡng có trong gạo lứt
Gạo lứt là ngũ cốc nguyên hạt có thể cải thiện và tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm bệnh hen suyễn và giảm nguy cơ cholesterol, bệnh tim, đái tháo đường và nhiều bệnh khác với sự trợ giúp của các vitamin và khoáng chất có trong đó.
Trong 100g gạo lứt có chứa:
- Lượng calo 216 calo
- Carbohydrate 44,8 gam
- Protein 5 gam
- Chất béo 1,8 gam
- Chất xơ 3,5 gam
- Mangan 1,8 miligam chiếm 88% RDI (khẩu phần ăn hằng ngày)
- Selen 19,1 microgram tạo ra 27% RDI
- Magie 83,9 miligram chiếm 21% RDI
- Phốt pho 162 miligam chiếm 16% RDI
- Niacin 3 miligam tạo ra 15% RDI
- Vitamin B6 0,3 miligam tạo ra 14% RDI
- Thiamine 0,2 miligam chiếm 12% RDI
- Đồng 0,2 miligam tạo ra 10% RDI
- Kẽm 1,2 miligam chiếm 8% RDI
- Axit pantothenic 0,6 miligam tạo ra 6% RDI
- Sắt 8 miligam tạo ra 5% RDI
- Folate 7,9 microgram chiếm 2% RDI
- Canxi 19,5 milligram chiếm 2% RDI
- Kali 83,9 miligam chiếm 2% RDI
Lợi ích của việc ăn gạo lứt khi mang thai
Gạo lứt cung cấp nguồn năng lượng tuyệt vời
Trong thời gian thai kỳ, bạn sẽ cần một nguồn năng lượng liên tục trong thai kỳ. Cac carbohydrate và calo trong gạo lứt cung cấp cho mẹ bầu nguồn năng lượng tuyệt vời.
Ăn gạo lứt giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch
Tăng cường hệ miễn dịch
Gạo lứt không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà thành phần chất sterol và sterolin trong gạo lứt còn góp phần hỗ trợ cho hệ miễn dịch của bé từ sớm. Ăn gạo lứt cũng giúp mẹ bầu kháng lại các loại vi khuẩn, virus và làm châm lại sự lão hóa đang diễn ra.
Giảm mức cholesterol xấu cho sức khỏe tim mạch
Các axit béo có trong gạo lứt rất tốt để giảm cholesterol xấu và giúp tăng mức cholesterol tốt. Điều này có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao. Huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng thai kỳ.
Huyết áp cao trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng trong và thậm chí trước khi sinh. Gạo lứt có hàm lượng natri thấp. Vì vậy, khi tiêu thụ gạo lứt trong thời kỳ mang thai cũng sẽ giúp điều hòa huyết áp thấp.
Carbohydrate phức tạp đảm bảo tiêu hóa chậm
Không giống những loại Carbohydrate đơn giản, các loại Carbohydrate phức tạp cần có thời gian để tiêu hóa. Việc sử dụng gạo lứt sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tiêu hóa chậm cũng đảm bảo tăng cân một cách lành mạnh.
Gạo lứt giúp thai nhi phát triển trí não
Bổ sung Axit folic giúp thai nhi phát triển tốt
Axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh và não của thai nhi. Từ đó cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khuyết tật bẩm sinh trong thời kỳ đầu mang thai.
Giàu chất chống oxy hóa
Ăn gạo lứt trong thời kỳ mang thai có thể tốt cho bạn vì nó giàu flavonoid và phenol, một loại chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa. Những chất chống oxy hóa cũng giúp bảo vệ tim, da khỏi lão hóa sớm và tổn thương các tế bào do các gốc tự do gây ra.
Thúc đẩy sự phát triển của bé
Trong gạo lứt có chứa nguồn chất dinh dưỡng dẫn truyền thần kinh giúp phát triển não bộ của thai nhi và các chức năng nhận thức trong tương lai. Gạo lứt cũng rất giàu vitamin B, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong não.
Trong gạo lứt giàu magie, 150g gạo lứt sẽ chứa 73,5 milligram magie. Magie có tác dụng giúp điều hòa các dây thần kinh và cơ bắp. Giúp ngăn chặn sự tăng đột ngột của canxi vào các tế bào thần kinh và kích hoạt dây thần kinh. Điều này cũng giúp giữ cho dây thần kinh và cơ bắp được thư giãn.
Ăn gạo lứt khi mang thai có tác dụng phụ không?
Ngoài những lợi ích về sức khỏe, một số còn gặp phải tác dụng phụ khi ăn gạo lứt như:
Sử dụng quá nhiều gạo lứt có thể gây ra tiêu chảy và khó tiêu ở một số bà bầu. Do đó, các mẹ nên sử dụng với số lượng hạn chế.
Để tránh những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe mẹ cần biết cách sử dụng gạo lứt một cách lành mạnh và an toàn.
Cách làm những món ăn từ gạo lứt dành cho bà bầu
Cơm gạo lứt thịt gà
Cơm gạo lứt thịt gà có hương vị dịu nhẹ hấp dẫn, món ăn được chế biến thanh đạm rất dễ ăn. Công thức làm món ăn này cũng rất dễ.
Cơm gạo lứt thịt gà
Nguyên liệu:
- 450g đùi gà
- ½ củ hành tây băm nhỏ
- 1 nhánh tỏi băm nhỏ
- ¼ muỗng cà phê bột nghệ
- 100g nấm hương, ngâm nước, luộc sơ chế, cắt nhỏ
- 1 chén con gạo lứt
- 750ml nước dùng thịt gà
Cách làm
- Bước 1: Cho gạo vào giá sau đó vo sạch với nước, để ra rổ. Thịt gà rửa sạch, luộc chín. Gà chín vớt ra, gà để riêng, nước để riêng.
- Bước 2: Cho dầu oliu vào nồi, dầu nóng thì cho hành tây, tỏi vào phi thơm. Sau đó cho nấm, bột nghệ vào đảo đều, nêm một ít muối vào món ăn.
- Bước 3: Cho gạo lứt vào chảo đảo đều, sau đó cho gà và đổ nước luộc gà ngập phần đầu các nguyên liệu. Sau đó nấu cơm đến khi chín.
- Bước 4: Cơm gà lấy ra cho vào đĩa, trang trí thêm rau xanh và của quả tùy ý.
Bánh bao gạo lứt
Gạo lứt được xay ra làm bột bánh bao, khi hấp bánh sẽ tỏa ra một mùi thơm nhẹ nhàng của gạo. Bánh hấp chín có độ mềm, mịn hấp dẫn, bột bánh kết dính nhau không bị vụn rời, ăn vào cảm nhận được vị ngọt thanh tự nhiên của gạo lứt.
Bánh bao gạo lứt
Nguyên liệu
- 420g bột mì
- 80g gạo lứt
- 5g men nở
- 100g đường nâu
Cách làm
- Bước 1: Xay nhuyễn gạo lứt rồi rây lấy bột mịn. Cho bột gao lứt vừa xay, bột mì, đường nâu, men nở vào âu hoặc tô to, thêm nước vào trộn đều. Nhào bột thành khối đồng nhất, mịn không dính tay. Ủ bột cho nở gấp đôi.
- Bước 2: Bột sau khi nở lấy ra nhào. Sau đó, cán bột thành hình chữ nhật, dùng bình xịt một ít nước lên trên bề mặt tấm bột, cuộn tấm bột thành thanh trụ dài, sau đó cắt bột thành những phần bằng nhau.
- Bước 3: Để bánh vào khay và để thêm khoảng 20-30 phút sau đó cho bánh vào nồi hấp cách thủy khoảng 15 phút. Bánh chín thì tắt bếp và giữ nguyên bánh trong nồi hấp khoảng 5 phút nữa, sau đó lấy bánh ra để nguội bớt là có thể ăn ngay.
Nước gạo lứt rang
Nước gạo lứt rang có tác dụng hỗ trợ quá trình thanh lọc máu, phòng chống loãng xương, viêm khớp và đặc biệt giúp giảm cân, giảm cholesterol mỡ máu. Có tác dụng thải loại độc tố ở gan và làm mát cơ thể.
Nước gạo lứt rang
Nguyên liệu
- 150g gạo lứt
Cách làm
- Bước 1: Rang gạo lứt trên chảo với lửa nhỏ đến khi gạo dậy mùi thơm thì tắt bếp.
- Bước 2: Đun sôi gạo lứt khoảng 5 phút với lượng nước tùy ý, sau đó vặn lửa nhỏ và đun tiếp trong 15 phút.
- Bước 3: Chắt lấy nước uống.
Sữa gạo lứt hạnh nhân
Sữa gạo lứt hạnh nhân mang đến vị béo ngậy, ngọt thanh hài hòa. Đây cũng là thức uống cực kỳ tốt cho mẹ bầu, bởi gạo lứt và hạnh nhân đều chứa những dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ.
Sữa gạo lứt hạnh nhân
Nguyên liệu
- 100g gạo lứt
- 30g bột hạnh nhân
- 50g đường
- 200g sữa tươi
- 1000ml nước
Cách làm
- Bước 1: Cho gạo lứt vào nồi rồi rang thơm đến khi hạt nở thì tắt bếp.
- Bước 2: Cho khoảng 400ml nước lọc vào nấu sôi. Khi gạo chín thì để nguội một lúc rồi cho vào máy xay sinh tố + 600ml nước lọc vào xay nhuyễn khoảng 2-3 phút.
- Bước 3: Đổ hỗn hợp đã xay và lọc qua rây để lấy nước cốt. Cho nước sữa vào nồi + sữa tươi + bột hạnh nhân + đường vào đun sôi. Khi nấu nhớ khuấy đều tay cho hỗn hợp hòa quyện lại với nhau. Vặn nhỏ lửa đến khi sữa sôi thì tắt bắp.
- Bước 4: Đổ hỗn hợp qua rây lọc, đợi sữa nguội cho vào chai thủy tinh rồi cho vào ngăn mát sử dụng dần.
Qua đây, mẹ cũng đã biết được mang thai ăn gạo lứt có tốt không cũng như các món ăn từ gạo lứt giúp mẹ bổ sung thêm dưỡng chất. Chúc mẹ có những tháng thai kỳ khỏe mạnh cùng bé yêu.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội