Bà Bầu Bị Stress Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
Bà bầu bị stress khi mang thai là điều vô cùng nguy hiểm, không chỉ tác động trực tiếp đến mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, khi gặp phải tình trạng này, mẹ bầu cần phải chữa trị ngay.
Làm thế nào để khắc phục được tình trạng bà bầu bị tress khi mang thai hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn đưa ra các biện pháp phòng tránh, hỗ trợ điều trị kịp thời, các bạn hãy cùng theo dõi nhé.
1. Tại sao bà bầu hay bị stress khi mang thai?
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thay đổi rất nhiều, cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi đột ngột của hormone nội tiết tố nữ. Đồng thời, thai phụ thường xuyên rơi vào tình trạng lo âu, suy nghĩ về chuyện gia đình, công ty, con cái, vấn đề kinh tế tài chính, làm sao để đủ tiền nuôi con, làm sao để con được phát triển khỏe mạnh một cách tốt nhất,…Tất cả những vấn đề trên đều khiến mẹ bị stress trong giai đoạn thai kỳ.
Bà bầu bị stress khi mang thai là tình trạng ngày cảng phổ biến
2. Biểu hiện của bà bầu bị stress khi mang thai
Cảm xúc thay đổi thất thường
Trong quá trình mang thai, tâm lý bà bầu thường rất nhạy cảm, thay đổi cảm xúc thất thường. Khi đứng trước bất kỳ một vấn đề hay khó khăn gì, họ đều cảm thấy bất lực, thậm chí là vô dụng khi bản thân chưa tìm được phương pháp giải quyết hợp lý. Điều đó, khiến họ luôn chán nản, mệt mỏi.
Ngoài ra, người bị stress còn dễ bị kích động, dễ rơi nước mắt, lo lắng, tức giận. Nếu để stress lâu ngày, bà bầu sẽ bị trầm cảm nặng.
Cơ thể luôn bị mệt mỏi, không có sức sống
Không chỉ riêng thai phụ mà tất cả những ai mắc bệnh stress đều luôn cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng và sức sống. Họ thường xuyên bị đau đầu và gặp phải một số triệu chứng khác.
Thay đổi về lối sống và sinh hoạt
Khi bị stress, bà bầu sẽ có những thay đổi về thói quen và lối sống. Một số thai phụ cảm thấy chán ăn, nhạt miệng. Một số khác lại có thể mất ngủ, khó ngủ. Chính vì thế, họ thường nhớ nhớ quên quên, trí nhớ bị suy giảm, khó khăn trong việc tập trung, đưa ra quyết định.
Đặc biệt, bà bầu bị stress khi mang thai thường thu mình vào 1 thế giới riêng, họ không muốn chia sẻ với bất kỳ ai, họ cảm thấy mọi người xung quanh không hiểu và cảm thông cho mình nên dễ bị chán nán, né tránh chỗ đông người.
Bà bầu bị stress khi mang thai là vấn đề cực kỳ nguy hiểm, gây ảnh hưởng cả mẹ và bé
3. Bà bầu bị stress khi mang thai có làm ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu bị stress khi mang thai làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Cụ thể là:
Ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi
Khi bị stress, cơ thể mẹ bầu không chỉ tiết ra lượng hormone căng thẳng lớn mà còn đào thải nhiều loại độc tố hơn, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm thay đổi cấu trúc của não bộ của thai nhi.
Trẻ bị nhẹ cân
Trong quá trình mang thai, mẹ bị stress, tâm lý thường không thoải mái, ăn không ngon, ngủ không yên dẫn đến tình trạng không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, trẻ sinh ra bị thiếu cân, suy dinh dưỡng.
Rối loạn giấc ngủ
Stress, căng thẳng, mệt mỏi, lo âu trong suốt thời gian dài khiến mẹ bị mất ngủ, kiệt sức. Điều này cũng cản trở mạnh mẽ đến thời gian và giấc ngủ của bé. Bé yêu sinh ra sẽ mắc phải các hội chứng về rối loạn giấc ngủ trong những năm tháng đầu đời.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thời gian mang thai, mẹ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, đứa bé sinh ra sẽ gặp phải vấn đề về giấc ngủ ở lúc 18 và 30 tháng tuổi. Nguyên nhân là do cortisol truyền qua nhau thai, tác động đến vùng não ổn định nhịp sinh học của bé. Nếu tình trạng này không được chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến sự phát triển của bé.
Rối loạn hành vi
Ngoài bị rối loạn giấc ngủ nhiều đứa trẻ còn có nguy cơ mắc phải chứng rối loạn hành vi nếu trong thời kỳ mang thai, mẹ thường xuyên bị áp lực và căng thẳng. Sau này, bé sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong giao tiếp, không thể hòa đồng với mọi người xung quanh, thậm chí là bị tự kỷ.
Bà bầu bị stress khi mang thai đẻ con ra dễ bị nhẹ cân, rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi
4. Bà bầu bị ảnh hưởng như thế nào khi bị stress thai kỳ?
Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của con, mẹ còn phải chịu nhiều tác động trực tiếp nhất, nguy hiểm vô cùng.
Dọa sảy thai hoặc sảy thai
Giai đoạn đầu khi mang thai nếu mẹ bầu bị căng thẳng, stress liên tục sẽ gây nên hiện tượng dọa sảy thai, thậm chí là sảy thai bởi nó kích thích cơ thể tiết ra 1 loại hormone trong máu làm tăng nguy cơ sảy thai.
Theo ước tính của bộ y tế, có khoảng 10 – 20% trường hợp sảy thai là do bà bầu bị stress khi mang thai.
Tăng nguy cơ sinh non
Căng thẳng kéo dài dễ khiến mẹ sinh non. Thai nhi chào đời trước 37 tuần tuổi vừa bị nhẹ cân vừa phát triển không nhanh bằng những đứa trẻ sinh đủ ngày khác. Bé khá nhạy cảm với môi trường bên ngoài, dễ mắc 1 số bệnh vì sức đề kháng còn non yếu.
Tăng nhịp tim
Bắt đầu từ tuần thứ 10 trở đi, nhịp tim thai của thai phụ sẽ đập nhanh hơn. Về kỳ cuối, nhịp thai tăng nhanh hơn trước khoảng 10 nhịp. Trung bình, dao động ở mức 100 lần/phút.
Với những bà bầu bị stress khi mang thai, dễ bị kích động, dồn nén cảm xúc khiến nhịp tim đập nhanh hơn bình thường. Chị em sẽ gặp khó khăn trong việc thở sâu. Điều này là không tốt cho cả mẹ và bé.
Tiền sản giật
Bên cạnh nhịp tim tăng nhanh, huyết áp thai phụ khi bị stress cũng tăng cao. Điều này khiến thai phụ dễ mắc hội chứng nhiễm độc thai, tiền sản giật, sản giật, rất nguy hiểm cho mẹ và bé.
Trầm cảm
Stress, mệt mỏi, căng thẳng là nguyên nhân chính khiến chị em mắc bệnh trầm cảm. Mà hệ quả của bệnh này thì chắc ai cũng biết đến. Bà bầu bị trầm cảm không chỉ tác động đến thai như như: sảy thai, sinh non, con nhẹ cân, thai nhi phát triển không bình thường mà nhiều trẻ sinh ra còn bị chậm nói, rối loạn hành vi, mắc bệnh tự kỷ.
Sản phụ bị trầm cảm nếu không được chăm sóc, quan tâm kịp thời sẽ có nhiều hành vi tiêu cực như: hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích thích gây nguy hại cho thai nhi.
Bà bầu bị stress kéo dài rất dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm
5. Biện pháp phòng tránh tình trạng stress khi mang thai
Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Trong giai đoạn mang thai, bà bầu cần phải có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không được làm việc quá sức. Hãy để đầu óc luôn tỉnh táo, tránh nghĩ ngợi nhiều, cắt giảm tối đa công việc. Tránh “ôm show” quá nhiều mà hãy chia sẻ cùng chồng và những người xung quanh quanh.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể được thoải mái, giảm căng thẳng, stress.
- Bổ sung thêm các loại sữa, vitamin cho bà bầu.
- Ăn quả óc chó thường xuyên để bổ sung hàm lượng omega-3 cho trẻ giúp hệ thần kinh được ổn định, hoạt động tốt hơn.
- Thường xuyên ăn sữa chua để cung cấp các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, duy trì cảm giác thoải mái, vui vẻ, năng động cho mẹ bầu.
Tập yoga để đầu óc được thư giãn, thoải mái
Sau 1 ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, mẹ bầu hãy tham gia các lớp dạy yoga cho bà bầu để thư giãn đầu óc hơn, cơ thể luôn được thoải mái, giữ tinh thần tươi trẻ.
Đi lại đâu đó để giảm căng thẳng
Khi bị căng thẳng, cách tốt nhất là mẹ bầu nên đứng lên, đi lại xung quanh phòng, tránh tình trạng ngồi 1 chỗ để giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Với những chia sẻ hy vọng bạn sẽ hiểu biết hơn về tình trạng bà bầu stress khi mang thai. Từ đó có những biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc không may xảy ra.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội