Biện Pháp Xử Lý "thông Minh" Cho Bà Bầu Bị Mỡ Trong Máu Cao
Máu nhiễm mỡ là bệnh lý ngày càng phổ biến ở nước ta, không chỉ gặp ở người béo phì, người uống nhiều rượu bia mà còn có thể gặp ở phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu bị mỡ trong máu cao có sao không?
Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng nhất của người phụ nữ. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, bà bầu phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Một trong số đó là bà bầu bị mỡ trong máu cao. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa và phòng tránh được bệnh mỡ trong máu cao cho bà bầu. Hãy cùng xem nhé.
1. Máu nhiễm mỡ là gì?
Máu nhiễm mỡ (hay còn gọi là mỡ máu cao) là tình trạng bất thường của các chỉ số máu. Thông thường, giới hạn an toàn của 4 chỉ số mỡ máu được thể hiện như sau:
- Cholesterol toàn phần < 5.2 mmol/ lít
- LDL-cholesterol < 3.3 mmol/lít
- Triglyceride < 2.2 mmol/lít
- HDL-cholesterol > 1.3 mmol/lít
Nếu như chỉ số Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, Triglyceride có trong máu của bạn cao hơn giới hạn an toàn hoặc chỉ số HDL-cholesterol thấp hơn thì chứng tỏ bạn đã bị mỡ máu cao.
Máu nhiễm mỡ (hay còn gọi là mỡ máu cao) là tình trạng bất thường của các chỉ số máu
2. Nguyên nhân khiến bà bầu bị mỡ trong máu cao
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bà bầu có thể bị mỡ trong máu cao ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Nguyên nhân chủ yếu là do:
Ít vận động
Phụ nữ mang thai thường ít đi lại và vận động hơn vì sợ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Điều này là hoàn toàn đúng khi bạn làm việc nặng nhọc hoặc vận động quá mức.
Còn nếu trong cả thai kỳ, bà bầu lười vận động, các bộ phận trong cơ thể không sử dụng năng lượng để hoạt động sẽ tạo điều kiện cho mỡ tích tụ trong máu.
Thay vào đó, mẹ bầu nên tập các bài tập yoga nhẹ nhàng hoặc các bài tập được thiết kế dành riêng cho bà đều để vừa tót cho mẹ và bé vừa ngăn ngừa bệnh nhiễm mỡ máu.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Khi mang thai, không chỉ hormone nội tiết tố của phụ nữ thay đổi mà quá trình tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng khác hơn so với người bình thường. Thai phụ được chăm sóc cẩn thận hơn, ăn nhiều đồ bổ bởi quan niệm ăn uống cho cả 2 người. Thế nhưng việc bổ sung nhiều chất béo trong khi cơ thể hấp thụ các dưỡng chất kém sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh nhiễm mỡ máu cao ở bà bầu.
Do căng thẳng, mệt mỏi
Trong suốt cả quá trình mang thai, chị em thường cảm thấy mệt mỏi, stress do sự thay đổi của cơ thể và những vấn đề về sự phát triển của thai nhi, cuộc việc, cuộc sống. Tình trạng này kéo dài khiến việc chuyển hóa các chất béo trong cơ thể bị rối loạn, từ đó gây nên bệnh máu nhiễm mỡ.
3. Bà bầu bị mỡ trong máu cao có nguy hiểm không?
Bà bầu bị mỡ trong máu cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể là:
Tiền sản giật
Bà bầu bị mỡ nhiễm máu trong thời gian mang thai sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn những thai phụ khác.
Nhiễm độc máu
Mỡ trong máu cao cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm độc máu, tăng huyết áp trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Do đó, mẹ bầu cần phát hiện và điều trị sớm để tránh dẫn đến tình trạng động kinh, sản giật, nguy hiểm hơn là tử vong.
Di truyền sang con
Bà bầu bị mỡ nhiễm máu cao có khả năng di truyền sang con, trẻ sinh ra sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe hơn.
Các biến chứng khác
Một số biến chứng khác có thể gặp ở thai phụ bị máu nhiễm mỡ cao là: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, viêm gan, ung thư gan, sỏi mật, suy thận,...
Bà bầu bị mỡ trong máu cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tiền sản giật, nhiễm độc máu,...
4. Biện pháp phòng ngừa máu nhiễm mỡ cao cho bà bầu
Để không bị hoang mang, lo lắng khi bị máu nhiễm mỡ cao trong thời kỳ mang thai, bạn cần đến các bệnh viện, cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe toàn diện. Tại đây, các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích cho bạn. Bên cạnh đó, bạn cần áp dụng một chế độ dinh dưỡng an toàn, lạnh mạnh như:
Không nên bổ sung đạm vào buổi tối: Bà bầu bị mỡ trong máu cao thì tốt nhất không nên ăn những món ăn chứa nhiều đạm trong buổi tối. Bởi ăn nhiều đạm sẽ khiến cholesterol đọng lại trên động mạch, gây xơ vữa động mạch và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Ăn nhiều cá: Những người bị máu nhiễm mỡ nên bổ sung nhiều cá vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày. Bởi cá là thực phẩm giàu omega-3 không chỉ giúp hệ tim mạch hoạt động khỏe mạnh hơn mà còn giúp thai nhi phát triển tối đa thị giác và não bộ.
Ăn nhạt, ăn ít muối: Bà bầu bị máu nhiễm mỡ nên ăn nhạt để làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và bảo vệ hệ tim mạch.
Ăn nhiều rau xanh: Để hạn chế lượng cholesterol được tiêu thụ trong cơ thể, bà bầu bị mỡ trong máu cao nên ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm được làm từ đậu, mộc nhĩ, nấm hương, hành tây,…Đây đều là những thực phẩm giàu chất xơ làm giảm sự hấp thụ của cholesterol trong đường ruột nên rất tốt. Ngoài ra, bà bầu có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ như: gạo lứt, lúa mạch, các hạt họ đâu, trái cây (ổi, táo, lê, mận, cam, bưởi,…).
Tránh sử dụng dầu dừa, dầu cọ: Bà bầu bị mỡ trong máu cao tránh dùng dầu dừa, dầu cọ. Thay vào đó, bà bầu nên sử dụng dầu hướng dương, dầu oliu, dầu đậu nhành để hạ mức cholesterol trong cơ thể.
Không ăn bơ và dầu mỡ: Bà bầu nên tránh những loại thực phẩm được làm từ bơ thực vật và thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn liền, thức ăn nhanh vì chúng có thể làm tăng lượng cholesterol có trong máu.
Ngoài ra, bà bầu nên vận động thường xuyên, đi bộ, tập các bài tập yoga nhẹ nhàng,…để tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ bị mỡ trong máu cao. Nếu phát hiện mắc bệnh thì tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống mà phải tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!