Bà Bầu Ăn Khoai Lang Có Tốt Không? Công Dụng Thần Kỳ Của Khoai Lang
Nếu bạn đang còn băn khoăn không biết bà bầu ăn khoai lang có tốt không thì hãy cùng tham khảo bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhé.
Khi mang thai, bà bầu cần phải hết sức lưu ý đến chế độ ăn hàng ngày. Vậy bà bầu có ăn được khoai lang không? Bà bầu ăn khoai lang có tốt không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.
1. Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Khoai lang là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Cụ thể trong 200g khoai lang chứa các chất dinh dưỡng sau:
- Mangan: 1 mg
- Đồng: 0.3mg
- Chất xơ thực phẩm: 6,6g
- Pyridoxine: 0,6 mg
- Vitamin A: 1,9 mg
- Vitamin B2: 0,2 mg
- Vitamin B3: 3 mg
- Vitamin B5: 1,8 mg
- Vitamin B7: 8,6 mg
- Vitamin C: 39,2 mg
- Thiamine: 0,2 mg
Khoai lang là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng
2. Bà bầu ăn khoai lang có tốt không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu ăn khoai lang rất tốt cho thai kỳ. Bà bầu ăn khoai lang đúng cách, đúng thời điểm sẽ mang lại những lợi ích sau:
Chống táo bón thai kỳ
Táo bón là nỗi ám ảnh của tất cả mẹ bầu trong quá trình mang thai. Chúng không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, phiền toái cho mẹ bầu mà còn tích tụ nhiều chất độc không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên tăng cường ăn khoai lang.
Trong khoai lang chứa lượng lớn chất xơ, axit amin,…nên kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp cải thiện tình trạng táo bón cho bà bầu.
Cải thiện hệ miễn dịch
Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu bị suy giảm nghiêm trọng. Mẹ bầu có thể bị ho, cảm cúm, cảm lạnh,…khi thời tiết thay đổi. Vì thế, bà bầu nên ăn khoai lang thường xuyên để cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Hàm lượng beta-carotene có trong khoai lang, khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, chất này có khả năng sản sinh ra các tế bào bạch cầu giúp chống lại virus gây bệnh. Đồng thời, tăng cường sức đề kháng cho thai phụ.
Bà bầu ăn khoai lang giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Cũng nhờ vào chất beta-caroten có trong khoai lang mà thai phụ có thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường. Chất beta-caroten giúp cân bằng lượng đường trong máu còn chất xơ hòa tan giúp cơ thể thai phụ hạ thấp lượng đường và cholesterol xấu. Từ đó, phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.
Cải thiện tình trạng ốm nghén
Trong khoai lang chứa hàm lượng lớn vitamin B6. Vitamin B6 giúp tăng cường quá trình hình thành tế bào máu và ngăn ngừa chứng ốm nghén hiệu quả. Vì thế, mỗi ngày bà bầu nên bổ sung 1.9mg vitamin B6 tương đương với 1 cũ khoai lang cỡ vừa để ngăn ngừa chứng ốm nghén.
Kiểm soát cân nặng hiệu quả
Khoai lang giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả là nhờ chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Bà bầu ăn khoai lang sẽ cảm thấy nhanh no hơn, hạn chế được lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Từ đó, hạn chế được tình trạng ăn nhiều, tăng cân quá mức trong quá trình mang thai.
Phát triển trí não của thai nhi
Không chỉ có công dụng tốt cho mẹ bầu, khoai lang còn có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của thai nhi. Hàm lượng choline dồi dào trong thực phẩm này giúp trí não của thai nhi phát triển tốt hơn, tăng khả năng ghi nhớ cũng như học tập. Đồng thời, giảm nguy cơ dị tật thai nhi.
Bà bầu ăn khoai lang thường xuyên còn giúp trí não của thai nhi phát tốt hơn
2. Bà bầu nên ăn khoai lang vào lúc nào?
Bà bầu ăn khoai lang rất tốt nhưng tốt nhất là nên ăn sáng hoặc ăn trưa. Lý do là lượng canxi trong khoai lang cần tới 4 – 5 giờ mới hấp thu hết. Nếu mẹ bầu ăn vào buổi tối sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác.
Ngoài ra, ăn khoai lang vào buổi tối còn dễ dẫn đến tình trạng trào ngược axit, đặc biệt đối với thai phụ có dạ dày yếu hoặc tiêu hóa kém.
3. Bà bầu nên ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày?
Mặc dù khoai lang rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi nhưng không vì thế mà bạn ăn quá nhiều. Bà bầu chỉ được phép ăn 1 củ khoai lang mỗi ngày, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến những nguy cơ sau:
- Gây đau dạ dày: Trong khoai lang có chứa nhiều mannitol – đây là một loại đường có thể gây đau dạ dày cho người có cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra, chất này còn có thể gây đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy.
- Gây sỏi thận: Oxalat có trong khoai lang có thể gây sỏi thận.
- Ngộ độc vitamin A: Ăn quá nhiều khoai lang sẽ dễ dẫn đến tình trạng ngộc độc vitamin A, khiến bé có thể bị dị tật bẩm sinh, khiếm khuyết về thể chất, tổn thương gan,…
Mỗi ngày bà bầu chỉ nên ăn 1 củ khoai lang, không nên ăn quá nhiều
4. Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn khoai lang
Không ăn khoai lang sống
Bà bầu không ăn khoai lang sống, màng tinh bột lớp ngoài của khoai lang không được làm chín sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, gây nên tình trạng ợ nóng, đầy hơi.
Không ăn khoai lang cùng với dưa muối, củ cải muối
Vì khoai lang chứa nhiều protein nên khoai lang kết hợp với các thực phẩm có vị chua như dưa muối, củ cải muối sẽ sản sinh axit, gây khó chịu cho dạ dày.
Chỉ ăn khoai lang đã được rửa sạch và luộc chín
Bà bầu chỉ ăn khoai lang đã được rửa sạch và luộc chín để tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nên ăn khoai lang vào buổi sáng hoặc buổi trưa để cơ thể hấp thụ triệt để các chất dinh dưỡng từ khoai lang.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết: Bà bầu có nên ăn khoai lang không? Đây là thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi nên bạn có thể bổ sung 1 củ khoai lang/ngày nhé.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.