Viêm Tuyến Nước Bọt Mang Tai Là Gì? Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Bệnh

Viêm Tuyến Nước Bọt Mang Tai Là Gì? Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Bệnh

Hầu hết mọi người thường nhầm tưởng bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai với bệnh quai bị. Tuy nhiên, đây là 2 bệnh khác nhau, trong đó viêm tuyến nước bọt mang tai là tình trạng tổn thương của tuyến nước bọt và chúng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai cũng như có cách điều trị hiệu quả. Bài viết hôm nay xin chia sẻ toàn bộ kiến thức về bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé.

1. Viêm tuyến nước bọt mang tai là gì?

Viêm tuyến nước bọt mang tai là hiện tượng tuyến nước bọt mang tai bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, hoặc dị ứng. Và như chúng ta đã biết, nước bọt có một vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa, phá vỡ cấu trúc thức ăn, rửa sạch các vi khuẩn và hạt vụn có trong thực phẩm. Do đó, khi bị viêm tuyến nước bọt mang tai, nước bọt sẽ không được vận chuyển đi khắp khoang miệng, làm gia tăng các loại vi khuẩn trong miệng.

viêm tuyến nước bọt mang tai, viêm tuyến nước bọt dưới hàm, viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi, viêm tuyến nước bọt nên ăn gì, viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em, viêm tuyến nước bọt có phải quai bị không, viêm tuyến nước bọt mang tai điều trị, viêm tuyến nước bọt kiêng gì, viêm tuyến nước bọt khi mang thai, viêm tuyến nước bọt nổi hạch, viêm tuyến nước bọt có phải kiêng gì không, viêm tuyến nước bọt mang tai phải, bị viêm tuyến nước bọt uống thuốc gì

Viêm tuyến nước bọt mang tai là hiện tượng tuyến nước bọt mang tai bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, hoặc dị ứng

2. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai

Do nhiễm vi khuẩn Staphyloccus aureus – đây là nguyên nhân phổ biến và hay gặp nhất. Ngoài ra, còn có thể do một số chủng vi khuẩn khác như: Streptococcus viridans (liên cầu khuẩn), Haemophilus influenzae (vi khuẩn gây viêm màng não), Streptococcus pyogenes, Escherichia Coli,…

Do virus gây bệnh làm giảm lượng nước bọt tiết do hoặc do ống dẫn nước bọt bị viêm hoặc tắc nghẽn. Có thể kể đến bệnh cúm A, quai bị, bệnh Herpes, HIV, bệnh u hạt, bệnh sỏi tuyến nước bọt,…

Do các yếu tố làm mất nước, tắc dòng chảy tuyến nước bọt, phẫu thuật, dùng thuốc trị xạ ung thư đầu và cổ, do ống dẫn nước bọt bị nhầy, suy dinh dưỡng hoặc vệ sinh răng miệng không được sạch sẽ.

3. Triệu chứng của bệnh viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt mang tai là bệnh lành tính và có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh có các dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Sưng to vùng tuyến nước bọt mang tai như biểu hiện của người bị mắc bệnh quai bị.
  • Thấy có mùi hôi và có gì bất thường trong miệng.
  • Sau hiện tượng sung to vùng tuyến nước bọt mang tai, người bệnh có dấu hiệu bị nhiễm trùng, cơ thể mệt mỏi, sốt cao 38 – 39 độ C.
  • Cảm thấy đau và khó chịu khi mở to miệng hoặc khi ăn, khi nói.
  • Cảm thấy miệng khô và xuất hiện mủ trong miệng.
  • Đau mặt.
  • Hàm ở phía trước tai, dưới hàm hoặc trên cùng có dấu hiệu sưng đỏ.
  • Cổ hoặc mặt bị sưng lên.

viêm tuyến nước bọt mang tai, viêm tuyến nước bọt dưới hàm, viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi, viêm tuyến nước bọt nên ăn gì, viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em, viêm tuyến nước bọt có phải quai bị không, viêm tuyến nước bọt mang tai điều trị, viêm tuyến nước bọt kiêng gì, viêm tuyến nước bọt khi mang thai, viêm tuyến nước bọt nổi hạch, viêm tuyến nước bọt có phải kiêng gì không, viêm tuyến nước bọt mang tai phải, bị viêm tuyến nước bọt uống thuốc gì

Viêm tuyến nước bọt mang tai khiến vùng da gần mang tai sưng, đỏ, đau nhức

4. Viêm tuyến nước bọt mang tai có phải là qua bị không?

Như đã nói ở trên, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai với bệnh quai bị. Bởi triệu chứng của hai bệnh này gần giống nhau. Tuy nhiên, đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau, chúng ta có thể dựa trên biến chứng của bệnh để nhận biết chúng.

Chẳng hạn: Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai sẽ khiến mặt mũi biến dạng còn bệnh quai bị sẽ khiến người bị bệnh có nguy cơ bị vô sinh cao. Ngoài ra, bệnh quai bị còn có khả năng lây nhiễm còn bệnh viêm tuyến nước bọt thường không lây nhiễm. Thế nhưng, bạn cũng không được chủ quan khi gia đình có thành viên bị viêm tuyến nước bọt.

5. Cách điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai

Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

Điều trị bằng thuốc Tây

Sau khi thăm khám, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau, giảm phù nề và chống viêm. Ngoài ra, còn có thể điều trị bằng cách bổ sung các loại kháng enzyme, tiêm kháng sinh và corticoid vào tuyến nước bọt qua ống Stenon.

Với phương pháp điều trị bằng thuốc Tây, bênh sẽ khỏi trong vòng từ 7 – 10 ngày và thường mang lại kết quả tốt, ít tái phát. Còn nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính, cứ 1 tháng sẽ tái phát 1 lần.

viêm tuyến nước bọt mang tai, viêm tuyến nước bọt dưới hàm, viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi, viêm tuyến nước bọt nên ăn gì, viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em, viêm tuyến nước bọt có phải quai bị không, viêm tuyến nước bọt mang tai điều trị, viêm tuyến nước bọt kiêng gì, viêm tuyến nước bọt khi mang thai, viêm tuyến nước bọt nổi hạch, viêm tuyến nước bọt có phải kiêng gì không, viêm tuyến nước bọt mang tai phải, bị viêm tuyến nước bọt uống thuốc gì

Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai tốt nhất

Điều trị tại nhà

Để giúp bệnh viêm nhanh khỏi hơn, ngoài việc điều trị bằng thuốc Tây, bệnh nhân còn có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau tại nhà:

  • Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lít nước để kích thích tuyến nước bọt và giữa cho tuyến nước bọt luôn được sạch sẽ.
  • Thường xuyên massage và chườm ấm vùng tuyến nước bọt đang bị tổn thương.
  • Súc miệng bằng nước ấm có pha loãng thêm một chút muối.
  • Ngậm kẹo chanh không đường hoặc 1 miếng chanh nhỏ để giảm sưng, kích thích tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn.

Phẫu thuật

Khi bị viêm tuyến nước bọt mang thai, hầu hết người bệnh đều không phải làm phẫu thuật mà chỉ dùng thuốc kháng sinh hoặc sử dụng phương pháp chọc hút nếu có ổ áp xe. Tuy nhiên, trong trường hợp bị nhiễm trùng mãn tính hoặc nhiễm trùng tái phát, bệnh nhân sẽ được kiến nghị phẫu thuật để loại bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tuyến mang nước bọt mang tai hoặc 2 tuyến hàm dưới.

6. Cách phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng đều đặn, đúng cách, làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa.
  • Sử dụng nước súc miệng sau các bữa ăn để làm sạch khoang miệng và lưỡi, loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với các nguồn bức xạ từ nhà máy, xí nghiệp.
  • Không hút thuốc lá và uống rượu bia quá nhiều.
  • Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Uống nhiều nước.

Tóm lại, bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai là một bệnh lành tính, không lây lan thành dịch, không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh gây ra những biến dạng cho khuôn mặt.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!