Mẹo Hay Giúp Bà Bầu Chữa Quai Bị Hiệu Quả Trong Vòng 2-3 Ngày
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu rất yếu ớt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về quai bị, thủy đậu, sởi. Vậy khi bà bầu bị quai bị thì phải làm sao? Mẹ bầu nên ăn gì, kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?
Để giúp các bạn khỏi hoang mang, lo lắng khi bị quai bị trong thời kỳ mang thai. Hôm nay, Mẹ Khỏe Con Thông Minh sẽ chia sẻ với các bạn mẹo chữa quai bị cho bà bầu giúp bà bầu giúp bà bầu nhanh lành bệnh, khỏe mạnh, tự tin để chào đón con yêu ra đời.
1. Bệnh quai bị là gì?
Quai bị là một bệnh nhiễm trùng biểu hiện trong cơ thể dưới dạng sưng các tuyến tạo ra nước bọt, gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
2. Nguyên nhân khiến bà bầu bị quai bị
Bà bầu bị quai bị là do vi rút paramyxovirus gây ra. Bệnh này dễ lây lan cho người khác bởi khi người bệnh hắt hơi, ho, tuyến nước bọt tiết ra phóng mầm bệnh ra bên ngoài. Bất kể ai khi tiếp xúc với các mềm bệnh này đều có nguy cơ mắc bệnh quai bị cao.
Bà bầu bị quai bị là do vi rút paramyxovirus gây ra
3. Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị quai bị
Khi bị quai bị, không phải ai cũng có những biểu hiện cụ thể, dễ dàng nhận ra bệnh từ khi mới bắt đầu đến giai đoạn nghiêm trọng. Tuy nhiên, mọi người đều có chung những biểu hiện cơ bản như:
- Bắt đầu có hiện tượng sốt cao từ 39 – 42 độ C. Sau đó là đau đầu, đau cổ, đau bụng, đau lưng.
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, không khỏe như bình thường.
- Đau cổ họng, amidan sưng to.
- Một hoặc hai má (tuyến gần mang tai) sưng to, sau đó lan dần ra phía trước, sau và phía dưới.
4. Bà bầu bị quai bị có nguy hiểm không?
Bệnh quai bị khá lành tính, ít gây ra biến chứng nguy hiểm cho con người nếu được chữa trị kịp thời, đúng cách. Riêng đối với bà bầu, bệnh quai bị nguy hiểm hơn, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Bởi hệ miễn dịch của cơ thể mẹ bầu yếu hơn bình thường, bệnh phát triển nhanh và nguy hiểm.
Bà bầu bị quai bị trong 3 tháng đầu dễ bị dọa sảy thai, thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Còn nếu mắc bệnh quai bị trong 3 tháng cuối thì làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non.
5. Cách chữa quai bị hiệu quả cho bà bầu
Trong quá trình mang thai, bà bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh. Vì thế, lựa chọn mẹo chữa quai bị bằng phương pháp dân gian là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất, giúp bà bầu yên tâm phần nào.
Chữa quai bị cho bà bầu bằng hạt gấc
- Bà bầu đốt 2-3 hạt gấc và 2 cây cói chiếu thành hỗn hợp than nóng.
- Trộn đều lớp than này với một ít dầu vừng thoa lên vùng da bị quai bị.
- Chăm chỉ thực hiện 2 lần/ngày vào mỗi sáng và tối để đạt hiệu quả tốt nhất. Chỉ sau 3 ngày áp dụng, tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Hạt gấc là phương pháp chữa quai bị hiệu quả cho bà bầu
Chữa quai bị cho bà bầu bằng nhân hạt gấc
- Đầu tiên, bạn đập khoảng 5-7 hạt gấc để lấy phần nhân bên trong.
- Đem nhân hạt gấc giã nát rồi đốt thành than.
- Pha bột than nhân gấc với 5ml giấm thanh và 6-10g tinh cối đá rồi thoa đều lên vùng da bị sưng.
Chữa quai bị cho bà bầu bằng bột mì và bột tiêu
- Trộn đều 8g bột mì và 1g bột tiêu với một ít nước ấm để thành hỗn hợp sền sệt.
- Sử dụng hỗn hợp này theo đều lên vùng da sưng 1 ngày/1 lần để trị bệnh quai bị cho bà bầu.
Chữa quai bị cho bà bầu bằng hạt cam thảo
- Nghiền nát một nắm cam thảo thành bột nhuyễn, mịn.
- Trộn đều bột cam thảo với lòng trắng trứng gà để được hỗn hợp đồng nhất.
- Dùng tay thoa đều hỗn hợp vừa tạo lên vùng da bị quai bị.
- Thực hiện đều đặn 1 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chữa bệnh quai bị cho bà bầu bằng lá gấc, lá na, lá cà độc
- Bạn chuẩn bị lá gấc, lá na, lá cà độc mỗi thứ một ít. Đem rửa sạch, giã nát.
- Đắp hỗn hợp lá này lên vùng da sưng tấy. Sau 3-5 ngày, bệnh quai bị sẽ chấm dứt hoàn toàn.
6. Bà bầu bị quai bị nên ăn gì để nhanh lành bệnh?
Khi bị quai bị, ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp, bà bầu còn phải áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Dưới đây là những món ăn tốt cho bà bầu bị quai bị, bạn nên áp dụng để nhanh lành bệnh.
Những món ăn dạng lỏng
Khi bị quai bị, người bệnh sẽ bị sốt cao, cơ thể khó hấp thu các món ăn cứng. Do đó, những món ăn dạng lỏng chứa nhiều chất dinh dưỡng như: cháo, súp, ngó sen, canh trứng,…sẽ giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Những món ăn được chế biến từ các loại đậu
Những món ăn được chế biến từ các loại đậu có hàm lượng dinh dưỡng cao nên chúng được xem là bài thuốc “quý” giúp cơ thể chống lại bệnh tật, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể người bệnh.
Bài thuốc dân gian được người dân hay áp dụng cho người bị mắc quai bị là dùng đậu tương và đậu xanh có số lượng như nhau, đem đi nấu nhừ để ăn hàng ngày. Áp dụng thực đơn này trong 3-5 ngày, bệnh sẽ nhanh chóng biến mất.
Bà bầu bị quai bị nên ăn những món ăn được chế biến từ đậu
Những món ăn được làm từ rau xanh
Rau xanh chứa hàm lượng chất xơ và vitamin A cao nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bà bầu bị quai bị nên bổ sung nhiều rau xanh để tốt cho hệ tiêu hóa và làm giảm tình trạng sưng nóng.
7. Bà bầu bị quai bị cần kiêng gì?
Trong thời gian bị quai bị, bà bầu cần tránh những loại thực phẩm dưới đây để tránh tuyến hàm sưng to, bệnh tình ngày càng nặng hơn:
Đồ chua
Đồ ăn có vị chua sẽ kích thích tuyến bọt tiết ra nhiều hơn. Từ đó gây cảm giác đau đớn hơn.
Thịt gà
Khi bị quai bị, người bệnh nên kiêng ăn thịt gà bởi đây là món ăn vừa dai vừa cứng khiến hàm phải hoạt động nhiều hơn, gây đau đớn, khó chịu. Ngoài ra, thịt gà còn là thực phẩm khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh.
Đồ nếp
Những món ăn được làm từ đồ nếp sẽ khiến quai hàm sưng to hơn, gây đau đớn nhiều hơn.
Đồ tanh và đồ cay nóng
Hải sản, đồ tanh, đồ cay nóng đều là những thực phẩm khó tiêu hóa, khiến cơ thể hấp thu ít chất dinh dưỡng hơn gây nóng trong, cơ thể ngày càng mệt mỏi.
Trên đây là những thông tin về bệnh quai bị ở bà bầu. Hy vọng khi gặp phải tình trạng bà bầu bị quai bị, bạn sẽ biết cách xử lý ra sao, nên ăn gì và uống gì để bệnh tình nhanh khỏi.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội