Những Lời Chia Sẻ “đắt Giá” Về Bệnh Tắc Tuyến Lệ Ở Trẻ Sơ Sinh
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là bệnh lý không hiếm gặp ở trẻ. Tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, chúng sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng cho thị giác.
Như các bạn đã biết, tắc tuyến lệ là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh. Với cơ chế khi chào đời, trẻ sẽ cất tiếng khóc đầu tiên. Nếu như trẻ khóc không chảy nước mắt hoặc nước mắt chảy quá nhiều thì sẽ gây nên tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh. Vây nguyên nhân từ đâu? Cách phòng tránh bệnh thế nào? Hãy cùng với mekhoeconthongminh.com tìm hiểu nhé.
1. Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là gì?
Tắc tuyến lệ (hay còn gọi là tắc lệ đạo) là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh khi hệ thống dẫn lưu nước mắt của trẻ bị tắc một phần hoặc hoàn toàn, gây nên các triệu chứng chảy nước mắt sống, làm mắt bị nhiễm trùng mãn tính.
Tắc tuyến lệ là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh
2. Nguyên nhân của bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
2.1 Nguyên nhân bẩm sinh
- Tắc tuyến lệ do khuyết tật hệ tuyến lệ. Theo thống kê của bộ y tế thì có khoảng 20% trẻ em sinh ra bị mắc bệnh tắc tuyến lệ. Hầu hết, trẻ sẽ tự khỏi khi được 1 tuổi trở lên.
- Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ do các tế bào biểu mô không tạo ra được ống dẫn lưu mũi – mắt.
- Hệ thống thoát nước mắt của trẻ chưa phát triển đầy đủ hoặc có một ống bất thường.
2.2 Một số nguyên nhân khác
- Mắt bị viêm hoặc nhiễm trùng làm cho hệ thống dẫn lưu mũi – mắt bị tắc. Điển hình là bệnh viêm xoang mãn tính, kích thích các mô sẹo hình thành, làm tắc nghẽ hệ thống lưu thông ống dẫn nước mắt – mũi.
- Trẻ bị chấn thương gần mũi và tại mũi. Nếu không xử lý kịp thời thì dễ gây ra bệnh tắc tuyến lệ.
- Hội chứng Down cũng là nguyên nhân làm tăng khả năng tắc nghẽn của ống dẫn nước mắt, dẫn đến bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh.
- Các khối u gây tắc nghẽn tuyến lệ. Cụ thể là u nang, u sỏi.
- Polyp mũi là mẫu thịt thừa hình thành tại niêm mạc mũi ở trẻ bị viêm mũi dị ứng, trong đó có xoang mũi. Mẫu thịt thừa này chèn ép hệ thống dẫn lưu nước mắt – mũi gây tắc tuyến lệ.
- Tác dụng phụ của một số thuốc trị hóa trị và xạ trị ở trẻ bị ung thư.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh thường có những biểu hiện dưới đây:
- Trào ngược nước mắt hoặc chảy nước mắt thường xuyên. Đặc biệt trong môi trường gió lạnh, nước mắt chảy ngày càng nhiều.
- Xuất hiện nhiều ghèn, gỉ mắt
- Mí mắt dưới sưng to do tích tụ chất lỏng, chất nhầy.
- Khóe mắt sưng đỏ.
- Mắt và mi dưới dính lại sau khi ngủ dậy
- Bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở cả hai mắt.
Thông thường thì các biểu hiện của bệnh tắc tuyến lệ sẽ thể hiện rõ nhất khi trẻ được 3 tuần tuổi trở lên. Do đó, mẹ nên quan sát bé mỗi ngày để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
Trẻ bị tắc tuyến lệ thường xuất hiện nhiều ghèn, gỉ mắt
4. Phương pháp xử lý bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Tùy thuộc vào nguyên nhân và độ tuổi của từng bé để có thể đưa ra phương pháp xử lý bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ phù hợp.
- Trẻ dưới 3 tháng: Không cần thông lệ đạo, chỉ cần dùng tay massage vùng túi lệ hàng ngày cho trẻ, tỷ lệ tự khỏi sẽ rất cao. Ngoài ra, mẹ nên vệ sinh mí mắt bằng nước muối sinh lý cho trẻ, nhỏ tại chỗ khi có dấu hiệu bị viêm.
- Trẻ từ 3 tháng đến 8 tháng: Có thể bơm thông lệ đạo hoặc tra thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, massage vùng túi lệ cho trẻ để hỗ trợ và điều trị bệnh một cách nhanh chóng hơn.
- Trẻ từ 8 tháng đến 12 tháng: Ở độ tuổi này, cha mẹ cần phải thông lệ đạo cho trẻ vì tỷ lệ khỏi bệnh đã giảm xuống 50%, càng để lâu bệnh càng lâu khỏi.
- Trẻ trên 1 tuổi: Tắc tuyến lệ ở trẻ 1 tuổi, 2 tuổi,...thì không có thể thông lệ đạo, bắt buộc bố mẹ phải cho trẻ phẫu thuật nối thông túi lệ - mũi.
5. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tắc tuyến lệ
- Khi phát hiện trẻ bị tắc tuyến lệ mà chưa có chỉ định can thiệt của bác sĩ thì bố mẹ vẫn nên chăm sóc, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho đôi mắt của trẻ. Hàng ngày, mẹ có thể dùng bông y tế, thấm qua nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý để nhẹ nhàng lau quanh vùng mắt cho bé. Đồng thời lấy hết ghèn, gỉ bám quanh mắt.
- Tiến hành massage lệ đạo cho bé: Trước khi tiến hành massage, mẹ cần rửa tay sạch sẽ, cắt gọn móng tay. Massage nhẹ nhàng từ góc trong của mí mắt rồi di chuyển dần dần xuống phía mũi. Thực hiện massage cho bé từ 5 – 10 lần/ngày, mỗi lần 5 – 10 phút để làm thông chất lỏng, giải phóng điểm bí tắt.
- Tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời.
- Không đưa trẻ tới những nơi có nhiều khói bụi.
Thường xuyên massage lệ đạo cho trẻ để khắc phục bệnh tắc tuyến lệ
“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Vì thế, các mẹ hãy quan tâm, chăm sóc đôi mắt của trẻ một cách tốt nhất. Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tắc tuyến lệ, mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần vệ sinh đúng cách, trẻ sẽ tự khỏi. Nếu tình trạng trở nên trầm trọng hơn, mẹ cho con đến bệnh viện để thăm khám.
Chúc các bạn nuôi con ngoan, dạy con giỏi!
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội