Rốn Trẻ Sơ Sinh Bao Lâu Thì Rụng? Cách Chăm Sóc Rốn Trẻ Sơ Sinh
Lần đầu “lên chức”, chắc hẳn mẹ nào cũng quan tâm đến cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh. Bởi cuống rốn là một vết thương hở, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Vì thế, bài viết hôm nay xin chia sẻ đến các bạn cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại nhà. Các bạn hãy cùng xem nhé.
Dưới đây là cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách. Ba mẹ nên tham khảo để tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhé.
1. Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng?
Thông trường, rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng từ 8 đến 10 ngày sau khi sinh và đến ngày thứ 15 thì liền hẳn, khô hoàn toàn. Tuy nhiên, một số trẻ có thể rụng sớm hơn hoặc muộn hơn một chút, tùy thuộc vào cơ thể của trẻ và cách chăm sóc của mẹ. Thế nhưng, vẫn có trẻ rụng rốn sau 2 tuần kể từ lúc chào đời. Những trường hợp này vẫn được xem là bình thường nếu rốn của trẻ khô, sạch và không có biểu hiện nhiễm trùng gì.
Ngược lại, nếu lâu rụng rốn và có dấu hiệu bất ẩn thì được xem là trường hợp bất thường. Lúc này, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để ngăn chặn kịp thời các nguy hiểm xảy ra.
Rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng từ 8 đến 10 ngày sau khi sinh
2. Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng chuẩn
Trong suốt quá trình rụng rốn cũng như sau khi rụng rốn, rốn trẻ sơ sinh cần được lưu ý và chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, mẹ không cần phải lo lắng gì nhiều, vệ sinh rốn cho bé chỉ gói gọn trong các bước đơn giản sau:
- Bước 1: Rửa tay sạch sẽ bằng nước và xà phòng trước khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn từ tay mẹ có cơ hội tiếp cận với bé yêu.
- Bước 2: Vệ sinh rốn trẻ sơ sinh bằng bông gòn thấm còn 70 độ rồi nhẹ nhàng vệ sinh từ đầu rốn xuống chân cuống rốn và phần da bụng xung quanh chân rốn khoảng 3cm. Sau khi rốn rụng, mẹ tiếp tục dùng bông gòn để loại bỏ các vết bẩn ở phần gốc rốn ít nhất là 1 lần/ngày.
- Bước 3: Để rốn khô tự nhiên, mẹ có thể để hở hoặc dùng gạc mỏng che lại sau khi vệ sinh rốn cho bé.
3. Một số lưu ý cho mẹ khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh.
Cho rốn trẻ sơ sinh “hở” càng nhiều càng tốt. Vì lúc này, rốn sẽ khô ráo và ít có nguy cơ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý, gấp phần mép tã xuống dưới rốn, tránh để chất thải dính vào rốn.
Cho đến khi rốn rụng hoàn toàn, mẹ nên hạn chế để rốn của bé ngâm quá lâu trong nước. Khi tắm cho bé, mẹ cũng nên lau sạch sẽ vùng da xung quanh rốn.
Hiện tượng rụng rốn ở trẻ sơ sinh sẽ diễn ra một cách tự nhiên. Mẹ tuyệt đối không được tự ý bứt rốn trẻ, điều này có thể gây chảy máu, thậm chí là nhiễm trùng rốn.
Khi rốn chưa rụng hoàn toàn, mẹ hạn chế để rốn bé quá lâu trong nước
4. Những dấu hiệu bất thường, mẹ cần lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Rốn trẻ sơ sinh sưng đỏ và có mùi hôi
Đây chính là dấu hiệu cảnh báo rốn trẻ sơ sinh đang bị nhiễm trùng. Điều này là rất nguy hiểm, mẹ cần phải lưu ý đặc biệt.
Nhiễm trùng rốn thường do rốn bị ẩm ướt hoặc bị quấn quá kín, khó thoát ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.
Nhiễm trùng rốn có 3 mức độ nguy hiểm:
- Mức độ 1: Vùng da xung quanh rốn bình thường nhưng chân rốn bị đỏ.
- Mức độ 2: Phần đỏ xung quanh chân rốn ngày càng lan rộng ra với đường kính > 2cm.
- Mức độ 3: Phần đỏ xung quanh chân rốn lan rộng, đường kính > 2cm, kèm theo viêm tĩnh mạch vùng hạ vị.
Ngay khi phát hiện, trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng rốn, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện, các cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đúng cách.
Rốn trẻ sơ sinh sưng đỏ và có mùi hôi là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng
Rốn trẻ sơ sinh bị lồi
Cuống rốn sau khi rụng, lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự lành và đóng lại khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên vẫn có trường hợp cơ bụng không đóng kín, dẫn đến thoát vị rốn. Nếu trong lúc vệ sinh rốn cho bé, mẹ phát hiện có 1 khối tròn nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn thì rất có thể bé bị thoát vị rốn. Bất cứ khi nào bé khó chịu, ưỡn người, thậm chí ho thì khối thoát vị cũng to lên.
Thoát vị rốn không phải là vấn đề nguy hiểm, chúng thường lặn mất tăm khi trẻ được 1 tuổi. Tuy nhiên với những trường hợp thoát vị rốn quá lâu, bé cần phải can thiệp bằng cách phẫu thuật.
U hạt rốn
Rốn trẻ sơ sinh thường xuất hiện các u hạt màu đỏ, rỉ dịch vùng xung quanh. Tuy nhiên, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các bệnh viện. Trường hợp rốn có thể điều trị nhanh chóng bằng nitrat bạc 75% hoặc đốt điện làm xơ, teo u hạt.
Trên đây là cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh. Ba mẹ nên nắm rõ để tránh được những biến chứng nguy hiểm xảy ra với bé nhé.
Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội