Đọc Vị Sức Khỏe Trẻ Thông Qua Màu Sắc Và Mùi Phân Trẻ Sơ Sinh

Đọc Vị Sức Khỏe Trẻ Thông Qua Màu Sắc Và Mùi Phân Trẻ Sơ Sinh

Nhìn phân trẻ sơ sinh, mẹ có thể đoán được tình trạng sức khỏe của con. Vậy phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường, như thế nào là đáng lo ngại. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh là rất khó khăn. Hầu hết, các bậc cha mẹ đều phải dựa vào màu sắc và mùi phân của trẻ để đoán tình trạng sức khỏe của con. Vậy phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? Hãy cùng xem nhé.

1. Phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Khi mới chào đời, khoảng 1 – 2 ngày đầu, trẻ sơ sinh sẽ thải ra một loại phân có màu đen hoặc màu xanh lá, đặc biệt kết dính. Đây gọi là phân su. Phân su bao gồm các chất dịch nhầy, dịch màng ối và các chất mà em bé hấp thụ trong thời gian còn nằm trong bụng mẹ. Trẻ thải phân su chứng to hệ tiêu hóa của trẻ đang hoạt động tốt.

Sau khi thải hết phân su, trẻ sẽ đi ngoài phân bình thường. Phân của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào những gì mà trẻ hấp thụ. Giai đoạn này, thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đặc điểm phân trẻ sơ sinh đối với 2 loại sữa này như sau:

Phân của trẻ sơ sinh bú mẹ

Những giọt sữa đầu tiên của mẹ được gọi là sữa non. Thành phần của sữa non rất giàu dinh dưỡng, tốt cho ruột của trẻ, giúp trẻ nhuận tràng, kích thích đẩy phân su ra ngoài. Sau khi trẻ bú sữa mẹ được khoảng 2 – 3 ngày thì sẽ thải ra phân có đặc điểm sau:

  • Phân có màu vàng sáng hoặc vàng tươi.
  • Phân có kết cấu lỏng. Một số trẻ có thể thải ra phân hơi sần hoặc vón cục.

Thời gian này, cha mẹ cũng khá vất vả vì bé đi đại tiện khá nhiều lần trong ngày, trung bình từ 4 – 6 lần/ngày và thường đi đại tiện ngay sau khi trẻ vừa bú mẹ. Khoảng 1 – 2 tuần sau, hệ tiêu hóa của trẻ đã quen với các hoạt động và nguồn sữa mẹ thì trẻ sẽ đi đại tiện ít hơn.

Phân trẻ sơ sinh bú sữa công thức

Phân thải ra của trẻ sơ sinh bú sữa công thức sẽ khác với phân của trẻ bú mẹ. Và sữa công thức dù có tốt đến đâu đi chăng nữa thì cũng không thể sánh được với sữa mẹ. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà nhiều mẹ không thể cho con bú sữa mẹ, bắt buộc phải dùng sữa công thức. Khi đó, phân của trẻ sẽ có đặc điểm sau:

  • Kết cấu phân lớn hơn so với trẻ bú sữa mẹ vì sữa công thức khó tiêu hóa hơn.
  • Phân có màu vàng nâu hoặc nhạt, không sáng bằng phân của trẻ bú sữa mẹ.
  • Phân có mùi hơi nồng.
  • Trẻ dễ bị táo bón.

phân trẻ sơ sinh, phân trẻ sơ sinh có nhầy, phân trẻ sơ sinh có bọt, phân trẻ sơ sinh có mùi chua, phân trẻ sơ sinh có hạt, phân trẻ sơ sinh màu xanh, phân trẻ sơ sinh có mùi thối, phân trẻ sơ sinh bị táo bón, phân trẻ sơ sinh màu vàng cam, phân trẻ sơ sinh có máu

Cách nhận biết phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường

2. Sự thay đổi phân của trẻ sơ sinh như thế nào bình thường?

Trong quá trình phát triển, phân của trẻ có thể có những thay đổi khác thường. Cha mẹ cần phải nắm rõ để biết được đâu là những biểu hiện bất thường, đâu là dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Phân trẻ sơ sinh thay đổi từ việc bú sữa mẹ sang sữa công thức

Khi không có đủ sữa cho con bú hoặc vì 1 lý do nào đó, mẹ phải bổ sung thêm sữa công thức cho con, phân trẻ sơ sinh sẽ có sự thay đổi, trong đó có nhiều trẻ gặp phải tình trạng táo bón. Lúc này, ba mẹ nên dặm thêm sữa công thức từ từ để hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi dần với loại thức ăn mới.

Phân của trẻ sơ sinh khi ăn dặm

Bước sang tuổi ăn dặm là bước sang 1 giai đoạn mới. Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu làm quen với 1 loại thức ăn hoàn toàn khác so với sữa mẹ. Đặc biệt, khi ăn đồ ăn dặm, phân của trẻ cũng có sự thay đổi rõ rệt. Phân đặc hơn, có mùi, sẫm màu.

Bên cạnh đó, thức ăn có thể ảnh hưởng đến những gì mà trẻ thải ra ngoài. Ví dụ: Trẻ ăn cà rốt thì phân sẽ có màu cam sáng còn trẻ ăn rau mồng tơi sẽ có màu xanh đậm.

Nhiều món ăn có thể đi thẳng qua ruột của trẻ và thải ra ngoài còn nguyên vẹn. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, vẫn còn non nớt nên chưa tiêu hóa hết các thực phẩm, nhất là thực phẩm giàu chất xơ. Hiện tượng này sẽ biến mất khi trẻ lớn dần.

phân trẻ sơ sinh, phân trẻ sơ sinh có nhầy, phân trẻ sơ sinh có bọt, phân trẻ sơ sinh có mùi chua, phân trẻ sơ sinh có hạt, phân trẻ sơ sinh màu xanh, phân trẻ sơ sinh có mùi thối, phân trẻ sơ sinh bị táo bón, phân trẻ sơ sinh màu vàng cam, phân trẻ sơ sinh có máu

Đọc vị sức khỏe của trẻ thông qua màu sắc của phân

3. Một số trường hợp phân trẻ sơ sinh ba mẹ cần phải chú ý

Nếu như trẻ đi đại tiện ra phân có biểu hiện lạ, khác so với bình thường, cha mẹ cần thải theo dõi vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bé đang gặp vấn đề. Chẳng hạn:

Phân lỏng, đi ngoài ra nước

Đây là trường hợp cảnh báo trẻ đang tiêu chảy. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy là:

  • Đi phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Phân dạng lỏng, đi ngoài toàn ra nước.
  • Phân trà ra khỏi bỉm hoặc tã lót.

Trẻ bú sữa mẹ có nhiều chất đề kháng thì ít gặp phải tình trạng tiêu chảy hơn. Còn trẻ bú sữa công thức sẽ có khả năng mắc cao hơn do dễ lây nhiễm mầm bệnh qua đường tiêu hóa. Vì thế ba mẹ phải chú ý hơn.

Phân có màu xanh lá

Hiện tượng phân bé chuyển sang màu xanh lá thường xuất phát từ việc bé hấp thụ quá nhiều đường lactose có trong sữa. Để giải quyết tình trạng này, người mẹ chỉ cần tập trung cho bé bú hết sữa ở 1 bên bầu ngực rồi mới chuyển sang bên còn lại.

Nếu như con đang bú sữa công thức mà gặp tình trạng này thì có lẽ con không phù hợp với loại sữa này, ba mẹ cần phải nghiên cứu và đổi sang loại sữa khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ đi phân màu xanh còn có thể là do tác dụng phụ của thuốc hoặc cơ thể trẻ đang phản ứng với một vài thực phẩm hoặc đường ruột, hệ tiêu hóa đang gặp phải vấn đề.

Đối với tình huống này, ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện để biết chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Phân có màu nhạt

Tình trạng trẻ sơ sinh đi đại tiện có phân màu vàng nhạt là vấn đề khá nghiêm trọng. Đây có thể là tín hiệu thông báo trẻ đang mắc bệnh vàng da. Nếu thấy con có bất kỳ triệu chứng nào về bệnh vàng da thì ba mẹ hãy cho con đến gặp bác sĩ ngay. Thông thường, bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh sinh lý, chúng sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp, bệnh trở nên nặng hơn và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Chính vì thế, chúng ta không được chủ quan nhất là khi phân của trẻ sơ sinh chuyển sang màu khác so với bình thường.

Phân có lẫn máu

Hiện tượng này thường xảy ra khi trẻ bị táo bón. Khi bị táo bón, trẻ đi đại tiện rất khó khăn, có nguy cơ bị nứt hậu môn nên phân thường có lẫn một ít máu. Lúc này, ba mẹ hãy tăng chăm sóc và cho con bú để bù lại nước.

Ngoài ra, phân của trẻ sơ sinh có lẫn máu còn là biểu hiện của tình trạng ruột bị kích thích, nhiễm trùng hoặc dị ứng. Để chắc chắn hơn, các bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin giúp bạn nhận biết phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường. Nếu phân trẻ sơ sinh có biểu hiện gì bất thường, các bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để điều trị kịp thời nhé.

Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!