Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cần phải biết cách chăm sóc trẻ để trẻ không bị mất nước, xuống cân nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Tiêu chảy là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, vì chúng có thể gây ra tình trạng tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, mẹ cần trang bị các kiến thức về trẻ sơ sinh bị tiêu chảy để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con.
1. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là gì?
Tùy từng trẻ sơ sinh mà số lần đi ngoài khác nhau, phụ thuộc vào việc đang bú mẹ, bú sữa công thức và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của từng bé. Tuy nhiên, vẫn có một quy định chuẩn nhất định để nhận biết trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường.
- Sau khi sinh từ 6 – 12 giờ, bé sẽ đi ngoài phân su, không có mùi và có màu xanh đậm. Tình trạng này kéo dài trong vòng 2 – 3 ngày.
- Với trẻ đang bú mẹ, mỗi ngày đi ngoài 5 – 6 lần. Phân thường mềm hoặc lỏng, có ít hạt trắng màu vàng hoặc màu cam.
- Trẻ bú sữa công thức đi ngoài ít hơn, khoảng 1 – 3 lần/ngày. Phân mềm, có màu sắc từ vàng, xanh xám cho đến nâu, tùy vào từng loại sữa cho bé uống.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy (hay còn gọi là ỉa chảy) là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần hơn bình thường. Phân thường rất lỏng, thậm chí là là toàn nước, khác hẳn với mọi ngày. Ngoài ra, mẹ còn có thể dựa vào một số dấu hiêu sau:
- Phân loãng, chỉ toàn nước lợn cợn.
- Màu sắc phân thay đổi và phân có mùi tanh hôi.
- Bé có thể đi kèm máu và chất nhầy.
- Bé đi ngoài liên tục và rất nhiều lần trong ngày.
- Bên cạnh đó, bé còn có cảm giác khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, sốt, nôn, ói mửa.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến trẻ dễ gặp phải tình trạng này nhất:
Do bị nhiễm trùng đường ruột
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do đường ruột bị nhiễm virus rotavirus, vi khuẩn salmonella,…khiến trẻ đi ngoài phân lỏng kèm theo triệu chứng nôn mửa, đau dạ dày, sốt,…
Dị ứng thực phẩm
Dị ứng protein có trong sữa công thức cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột trong chế độ dinh dưỡng của mẹ. Nếu mẹ ăn quá nhiều đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ cũng khiến trẻ bị đi ngoài. Vì thế, mẹ cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh trong suốt thời gian đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Rối loạn tiêu hóa
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tức là hại khuẩn lấn án lợi khuẩn là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, dẫn đến trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần. Nguyên nhân có thể là do sử dụng thuốc kháng sinh, vệ sinh không sạch sẽ hoặc do các bệnh lý như viêm họng, viêm phổi, viêm amidan gây ra.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài 3 nguyên nhân trên, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy còn do bệnh viêm đường hô hấp, viêm ta giữa, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, suy dinh dưỡng,…
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể là do dị ứng thức ăn hoặc nhiễm trùng đường ruột
3. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên tìm hiểu chính xác nguyên nhân để tìm ra phương pháp hỗ trợ và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ cần thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà sau:
- Tăng cữ bú: Mẹ cho bé bú nhiều hơn để bù lại lượng nước đã mất do đi ngoài. Đồng thời với các bé đang còn bú mẹ, sữa mẹ có tác dụng làm tăng sức đề kháng giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn.
- Uống nước điện giải: Mẹ có thể cho bé uống thêm nước điện giải Oresol để bù lại lượng nước đã mất. Lưu ý: Mẹ phải pha dung dịch theo đúng hướng dẫn và dùng hết trong 1 ngày.
- Vệ sinh sạch sẽ: Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho bé bú và sau khi thay tã cho bé.
- Ăn uống lành mạnh: Với bé đang bú mẹ, chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé. Vì thế, khi bé bị tiêu chảy, mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối đường.
- Thay đổi nhãn hiệu sữa: Với trẻ đang bú sữa công thức, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa Nhi để đổi loại sữa phù hợp với bé.
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cần tăng cữ bú cho bé để bù lại lượng nước đã mất
4. Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?
Bệnh tiêu chảy có thể diễn biến rất nhanh. Vì thế, khi thấy trẻ có dấu hiệu này, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viên ngay:
- Trẻ bị đi ngoài liên tục, kéo dài hơn 2 ngày vẫn không thấy đỡ.
- Trẻ khóc khi ấn nhẹ vào bụng.
- Trẻ bị nôn trớ nhiều.
- Trẻ sốt cao li bì.
- Trong phân của trẻ có lẫn máu.
- Trẻ bị mất nước nghiêm trọng, biểu hiện là da tái nhợt, miệng khô, mắt khô, khóc không chảy nước mắt.
Nếu trẻ đi ngoài kéo dài hơn 2 ngày thì các bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị ngay
5. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên lưu ý một số điều sau trong quá trình chăm sóc trẻ để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm:
- Đưa trẻ đi khám bác sĩ: Mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy. Từ đó, có biện pháp hỗ trợ và điều trị kịp thời.
- Đảm bảo bé không bị mất nước: Mất nước có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn và bổ sung thêm dung dịch nước điện giải.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Khi bé bị tiêu chảy, mẹ nên để bé nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, thoáng mát và thoải mái.
- Theo dõi sức khỏe bé thường xuyên: Bệnh tiêu chảy có diễn biến rất nhanh. Vì thế, mẹ cần theo dõi bé sát sao để có thể can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu nguy hiểm xảy ra.
Trên đây là một số thông tin quan trọng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Các bạn hãy lưu ý để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.