Mẹo Hay Giải Cứu Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng Trong Vòng 1 Nốt Nhạc

Mẹo Hay Giải Cứu Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng Trong Vòng 1 Nốt Nhạc

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng sẽ khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là dấu hiệu cảnh báo 1 bệnh lý nào đó. Vì thế, bố mẹ cần phải chủ động thực hiện những biện pháp xử lý kịp thời để bé nhanh khỏi hơn.

Chắc hẳn, những ai đã nuôi con nhỏ mới thấu hiểu được sự lo lắng, vất vả của bố mẹ khi chăm sóc con ốm, khản tiếng, quấy khóc. Để giúp cha mẹ có thêm kinh nghiệm để xử lý trẻ sơ sinh bị khản tiếng, chúng tôi xin đưa ra các biện pháp sau.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng

Các chuyên gia y tế cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng. Trong đó, nổi bật là các nguyên nhân sau:

Do viêm thanh quản

Trẻ sơ sinh từng bị ho trong khoảng thời gian dài hoặc trẻ la hét quá lớn khiến dây thanh quản bị phồng lên, gây nên tình trạng bị chảy máu thanh quản, viêm thanh quảng.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh khóc quá nhiều, la hét khản cả tiếng cũng một phần là do viêm thanh quản. Bởi khi thanh quản bị viêm, các dây thanh quản sẽ bịt kín lại khiến trẻ không thở được, gây nên tình trạng khản tiếng, làm ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy lên não.

trẻ sơ sinh bị khản tiếng, cách chữa trẻ sơ sinh bị khản tiếng, trẻ sơ sinh bị khản tiếng vì khóc, trẻ sơ sinh bị khàn tiếng vì khóc, trẻ sơ sinh bị khản tiếng webtretho, trẻ sơ sinh bị khò khè khàn tiếng, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị khàn tiếng, bé sơ sinh bị khản tiếng

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng có thể là do la hét và khóc quá lớn

Do mắc các bệnh về đường hô hấp

Trẻ bị sốt, nhiễm lạnh, cảm cúm sẽ gây ho, sổ mũi, dẫn đến tình trạng khản tiếng. Ngoài ra, trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp còn dẫn đến một số loai bệnh như: viêm phổi, hen suyễn, viêm amidan,…

Do trào ngược dạ dày

Đây là vấn đề hay gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ bị tràn dịch dạ dày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đến dây thanh quản, gây nên bệnh viêm phổi, viêm thanh quản.

Do hít phải khói thuốc lá

Phổi của trẻ rất dễ bị tổn thương và nhạy cảm trước các tác nhân gây hại từ xung quanh. Tình trạng khản tiếng do hít phải khói thuốc lá thường đi kèm với một số triệu chứng như: ho, khó thở,…

Do tiếp xúc với chất gây dị ứng (lông chó mèo, phấn hoa, hóa chất)

Những chất này có thể giải phóng histamine vào hệ hô hấp của trẻ gây nên tình trạng khản tiếng.

Do mắc phải các bệnh truyền nhiễm

Một số bệnh truyền nhiễm như: chân tay miệng, sốt phát ban, sởi,…cũng khiến trẻ bị khản tiếng.

2. Trẻ sơ sinh bị khản tiếng phải làm sao?

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng: Trẻ sơ sinh bị khản tiếng chỉ là “chuyện nhỏ”. Nhưng đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm bởi trẻ sơ sinh bị khản tiếng có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh hay gặp phải ở trẻ. Vì thế, bố mẹ cần phải có biện pháp chăm sóc, xử lý phù hợp.

Hạn chế cho trẻ khóc hay la hét quá lớn

Việc la hét, quấy khóc quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến dây âm thanh của trẻ, khiến trẻ bị khản tiếng, nặng hơn là tổn thương thanh quản và thực quản của trẻ.

Vì thế, khi thấy bé bị kích động, nói to, hét lớn, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ để kìm hãm tình trạng này, giúp trẻ nhận thức được hành vi không tốt của mình, tránh xa thói quen xấu này ra.

Đối với trẻ sơ sinh, dưới 6 tháng tuổi, bố mẹ cũng không nên để trẻ khóc quá lâu, quá nhiều. Trong những năm tháng đầu đời này, bé rất cần hơi ấm và sự quan tâm vỗ về của cha mẹ, người thân. Do vậy, người lớn không nên để trẻ 1 mình, hãy luôn bên cạnh và dỗ dành bé để bé không khóc quá nhiều.

trẻ sơ sinh bị khản tiếng, cách chữa trẻ sơ sinh bị khản tiếng, trẻ sơ sinh bị khản tiếng vì khóc, trẻ sơ sinh bị khàn tiếng vì khóc, trẻ sơ sinh bị khản tiếng webtretho, trẻ sơ sinh bị khò khè khàn tiếng, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị khàn tiếng, bé sơ sinh bị khản tiếng

Bố mẹ nên hạn chế tình trạng la hét cho trẻ để phòng tránh tình trạng khản tiếng, mất tiếng

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé

Khi trẻ bị khản tiếng cũng là lúc các lớp niêm mạch thanh quản bị tổn thương. Điều này, khiến các vi khuẩn dễ dàng tấn công và xâm nhập vào đường hầu họng của trẻ. Vì thế, ba mẹ cần lưu ý làm sạch khoang miệng của trẻ bằng cách cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc đánh răng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn gây hại.

Chú ý đến những loại thực phẩm không nên ăn khi bị khản tiếng

Những loại đồ ăn, thức uống giải khát có tính mát lạnh như: kem, nước lạnh, nước ngọt có gas luôn hấp dẫn bé mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, những loại đồ ăn này lại rất gây hại cho vùng hầu họng của bé, nhất là khi bé đang bị khản tiếng.

Vì thế, bố mẹ không nên cho trẻ ăn và uống những loại đồ ăn, đồ uống có nhiệt độ quá lạnh. Đồng thời, hạn chế cho trẻ sử dụng các loại đồ uống chứa các chất kích thích như: cafe, nước soda, nước ngọt chứa caffeine,...; các loại đồ nướng, đồ ăn cay nóng vì chúng có thể làm gia tăng kích ứng dây thanh âm của trẻ, khiến trẻ bị khản tiếng ngày một nặng hơn, thậm chí là mất tiếng.

3. Một số mẹo trị khản tiếng cho trẻ sơ sinh tại nhà

Trường hợp trẻ sơ sinh bị khản tiếng do thói quen la hét quá lớn hoặc trẻ khóc lâu không nín thì mẹ không cần phải sử dụng những loại thuốc chữa trị cho trẻ. Các bạn chỉ cần áp dụng các bài thuốc dân gian sau, đảm bảo bé sẽ nhanh khỏi.

Chưng quất với đường phèn

  • Mẹ lấy 2 – 3 quả quất xanh. Đem rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng rồi cho đường phèn vào, chưng cách thủy cho đến khi quất chín.
  • Quất chín, dằm nhuyễn rồi lấy nước cho bé uống nhiều lần trong ngày để tiêu đờm, giảm ho, làm ấm thanh quản.

trẻ sơ sinh bị khản tiếng, cách chữa trẻ sơ sinh bị khản tiếng, trẻ sơ sinh bị khản tiếng vì khóc, trẻ sơ sinh bị khàn tiếng vì khóc, trẻ sơ sinh bị khản tiếng webtretho, trẻ sơ sinh bị khò khè khàn tiếng, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị khàn tiếng, bé sơ sinh bị khản tiếng

Chữa quất với đường phèn là biện pháp trị khản tiếng hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Sử dụng lá húng chanh, quất và đường phèn

  • Bạn chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh, 4 – 5 quả quất xanh, đường phèn. Sau đó, rửa sạch lá húng chanh và quất xanh.
  • Thái nhỏ lá húng chanh và quất xanh thành từng lát. Cho thêm đường phèn vào, chưng cách thủy trong khoảng 20 phút.
  • Chắc phần nước cốt lá húng chanh, quất xanh, đường phèn cho bé uống 2 lần/ngày để nhanh chóng khiến các triệu chứng khản tiếng biến mất.

Trên đây là một số nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng khản tiếng ở trẻ sơ sinh. Nếu còn điều gì băn khoăn, thắc mắc các bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình.

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!