Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Để Có 1 Thai Kỳ Khỏe Mạnh

Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Để Có 1 Thai Kỳ Khỏe Mạnh

Chắc hẳn, khi biết tin mình mang thai, mẹ bầu nào cũng mong muốn có 1 thai kỳ khỏe mạnh để con yêu được phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, để đạt được điều này, mẹ bầu phải ghi nhớ những điều mẹ bầu cần biết dưới đây.

Những điều mẹ bầu cần biết dưới đây được Mẹ Khỏe Con Thông Minh tổng hợp khá đầy đủ, chi tiết, các bạn chỉ cần làm theo là có một thai kỳ khỏe mạnh, giúp bé yêu chào đời an toàn, suôn sẻ,

1. Lịch tiêm phòng cho mẹ bầu

Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu hoạt động kém hơn so với người bình thường nên có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn. Vì thế, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé khỏi những tác động nguy hiểm không đáng có này. Mẹ bầu nên nắm chắc các mũi tiêm và lịch tiêm của từng mũi để thực hiện đúng và đủ.

những điều mẹ bầu cần biết, những điều mẹ bầu cần biết khi mới mang thai, những điều mẹ bầu cần biết trong 3 tháng cuối, những điều mẹ bầu cần biết trong 3 tháng đầu, những điều mẹ bầu cần biết sau sinh, những điều mẹ bầu cần biết trong 3 tháng giữa, những điều mẹ bầu cần biết khi sắp sinh, những điều mẹ bầu cần biết trước khi sinh, các điều mẹ bầu cần biết, những điều mà mẹ bầu cần biết

Khi mang thai, mẹ bầu phải tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé

2. Lịch khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ theo dõi được sự phát triển của thai nhi. Đồng thời phát hiện sớm những nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là 4 mốc khám thai quan trọng, mẹ bầu nhất định phải biết:

  • Khám thai tuần 11 – 13 để đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số bất thường của NST gây ra bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành,…Chỉ số này càng thấp thì càng tốt.
  • Khám thai tuần 21 – 24 để chuẩn đoán khuyết tật bẩm sinh, xem thai nhi có bị sứt môi, hở hàm ếch hay dị dạng các cơ quan, nội tạng gì không,…
  • Khám thai tuần 30 – 32 để phát hiện 1 số vấn đề xảy ra muộn ở thai nhi như: bất thường ở tim, động mạch, bất thường ở não,…và nhận biết tình trạng phát triển chậm trong tử cung – Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng suy thai và ngạt sau sinh,…
  • Khám thai tuần 35 – 36 để dự đoán và chốt tất cả các vấn đề trước khi sinh.

3. Dinh dưỡng khi mang thai

Dinh dưỡng khi mang thai đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng là: tinh bột, đường, đạm và vitamin trong suốt quá trình mang thai. Trong mỗi một giai đoạn, mẹ bầu cần bổ sung chế độ dinh dưỡng khác nhau để thai nhi được phát triển một cách tốt nhất.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày không thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho mẹ và bé. Vì thế, ngoài bổ sung đạm, bột đường, chất béo, rau xanh trong các bữa ăn, mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại vi chất dinh dưỡng khi mang thai để con sinh ra được thông minh, khỏe mạnh. Hãy lựa chọn những loại viên uống bổ sung cho bà bầu đẻ chống tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai và giúp cho mẹ bầu và thai nhi có 1 sức khỏe tốt.

những điều mẹ bầu cần biết, những điều mẹ bầu cần biết khi mới mang thai, những điều mẹ bầu cần biết trong 3 tháng cuối, những điều mẹ bầu cần biết trong 3 tháng đầu, những điều mẹ bầu cần biết sau sinh, những điều mẹ bầu cần biết trong 3 tháng giữa, những điều mẹ bầu cần biết khi sắp sinh, những điều mẹ bầu cần biết trước khi sinh, các điều mẹ bầu cần biết, những điều mà mẹ bầu cần biết

Dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé

4. Đề phòng và xử lý các biến chứng trong thai kỳ

Không phải mẹ bầu nào cũng có 1 hành trình mang thai suôn sẻ. Thực tế có rất nhiều mẹ đã gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì thế, các bạn cần chuẩn bị thật tốt các kiến thức liên quan đến biến chứng thai kỳ để xử lý nhanh chóng, kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng thai kỳ mà mẹ bầu hay gặp phải nhất.

Nhau thai bám thấp

Nhau thai bám thấp là tình trạng bánh nhau nằm ở vị trí sát lỗ trong của cổ tử cung thay vì bám ở vùng đáy tử cung. Với vị trí này, bánh nhau sẽ không giãn đồng bộ với phần cơ ở đoạn gần cổ tử cung khi các cơn co thắt xuất hiện trong lúc chuyển dạ, dẫn đến bánh nhau bị bóc tách khỏi niêm mạc tử cung và chảy máu. Nếu chảy máu quá nhiều sẽ khiến mẹ bị mất máu trầm trọng, kèm theo đó là tình trạng choáng, trụy mạch, tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Còn với thai nhi có nhiều khả năng sinh non hoặc gặp bất thường ngôi thai như: ngôi mông, ngôi ngang.

Các yếu tố dẫn đến tình trạng nhau bám thấp là: tuổi mẹ cao, mẹ sinh dày, mẹ có tiền sử mổ lấy thai trước đó,…Vì thế, mẹ nên thăm khám thai thường xuyên trong thai kỳ để kịp thời phát hiện bất thường này.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm thường xảy ra vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Vì thế, khi thăm khám ở mốc này, mẹ nên kiểm tra đường huyết xem thế nào, có bị tiểu đường hay không. Nếu bị tiểu đường mà mẹ không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới nguy cơ bị tiền sản giật, sản giật, dị tật thai, thậm chí là sảy thai.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý phức tạp thường xảy ra từ tuần thứ 21 của thai kỳ. Chúng làm tăng khả năng nguy cơ thai chết lưu, sinh non hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ sau này. Vì thếm khi có các biểu hiện bất thường xảy ra, mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra và điều trị sớm.

Thiếu ối

Thiếu ối là một trong những tình trạng bất thường của nước ối. Nếu thiếu ối ở trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 2 sẽ khiến bà bầu bị thiếu ối, có nguy cơ bị sảy thai, sinh nôi, thai chết lưu. Thiếu ối ở tam cá nguyệt thứ 3 sẽ khiến thai nhi khó quay đầu dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược sau khi sinh.

Để tránh tình trạng thiếu ối, bà bầu cần duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước.

5. Tăng bao nhiêu cân trong quá trình mang thai là hợp lý?

Tăng bao nhiêu cân trong quá trình mang thai còn phụ thuộc vào cân nặng và chiều cao của bạn trước khi mang thai. Dưới đây là mức tăng cân chuẩn theo khuyến cáo của Viện Y Học Hoa Kỳ (IOM), các bạn hãy cùng tham khảo:

  • Người có cân nặng bình thường (chỉ số BMI là 18.5 – 24.9) thì nên tăng từ 11 – 16kg trong cả thai kỳ. Tăng 0.5 – 2kg trong 3 tháng đầu và khoảng 0.5kg trong mỗi tuần còn lại.
  • Người thiếu cân (chỉ số BMI dưới 18.5): Cần tăng nhiều hơn so với người bình tường. Bạn nên tăng từ 13 – 18kg trong suốt cả thai kỳ.
  • Thừa cân (chỉ số BMI từ 25 đến 29.9): Bạn chỉ nên tăng từ 7 đến 11kh trong cả thai kỳ.
  • Béo phì (chỉ số BMI từ 30 trở lên): Bạn nên tăng từ 5 – 9kg trong cả thai kỳ.
  • Mang thai đôi: Nếu bạn mang thai đôi thì cần tăng thêm 17 – 24kg trong cả thai kỳ nếu trước đó bạn có mức cân nặng bình thường và 14 – 23kg nếu bạn bị thừa cân.

những điều mẹ bầu cần biết, những điều mẹ bầu cần biết khi mới mang thai, những điều mẹ bầu cần biết trong 3 tháng cuối, những điều mẹ bầu cần biết trong 3 tháng đầu, những điều mẹ bầu cần biết sau sinh, những điều mẹ bầu cần biết trong 3 tháng giữa, những điều mẹ bầu cần biết khi sắp sinh, những điều mẹ bầu cần biết trước khi sinh, các điều mẹ bầu cần biết, những điều mà mẹ bầu cần biết

Người bình thường chỉ cần tăng 11 đến 16kg trong cả thai kỳ là đủ

6. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi của mẹ bầu

  • Khi mang thai, mẹ bầu không nên làm những công việc nặng nhọc hoặc làm trong môi trường độc hại, phải đứng lâu, cúi nhiều. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ cần duy trì 1 chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya. ngủ ít nhất 8 tiếng/ngày và dành 30 phút để ngủ trưa.
  • Song song với chế độ ngủ nghỉ hợp lý, mẹ bầu cũng nên vận động những bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, đi bơi, yoga để giúp tinh thần thoải mái hơn, máu lưu thông tốt.
  • Quan hệ khi mang thai không phải quá kiêng khem quá mức nhưng bạn phải hết sức thận trọng, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Bà bầu không nên ăn những loại đồ sống, thức ăn đóng hộp chứa nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn để lâu.
  • Tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá.
  • Tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích, nước uống có cồn, có gas vì chúng có thể làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ bị nhẹ cân, sảy thai, dị tật bẩm sinh.
  • Nên tham khảo những điều cần tránh khi mang thai như: dùng hóa chất, mỹ phẩm, đi giày cao gót, vận động mạnh,…Vì những việc này có thể dọa sảy thai, động thai, sinh non.
  • Bà bầu nên đăng ký một lớp tiền sản để giúp mẹ bổ sung thêm nhiều kiến thức quan trọng như: dinh dưỡng khi mang thai, cách chăm sóc trẻ sau khi sinh,…để các chị em luôn tự tin trong lần đầu làm mẹ.

Trên đây là những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai. Hy vọng với những thông tin này, mẹ sẽ biết nên làm gì để có 1 thai kỳ khỏe mạnh, con phát triển toàn diện.

Chúc các mẹ bầu luôn vui vẻ, khỏe mạnh.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!