Bà Bầu Bị Phù Chân Có Sao Không? Có Đáng Phải Lo Ngại Không?

Bà Bầu Bị Phù Chân Có Sao Không? Có Đáng Phải Lo Ngại Không?

Phù chân là tình trạng hay gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Vậy bà bầu bị phù chân có sao không và cần làm gì để khắc phục tình trạng này. Hãy cùng mekhoeconthongminh.com tìm hiểu nhé.

Giống như ốm nghén, bà bầu bị phù chân cũng là vấn đề phổ biến mà bà bầu phải đối mặt. Khoảng 90% phụ nữ mang thai bị phù nề ở chân, nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ. Vậy bà bầu bị phù chân có sao không? Hãy cùng xem nhé.

1. Phù chân khi mang thai là như thế nào?

Khi mang thai, bên cạnh niềm vui, niềm hạnh phúc khi có một thiên thần nhỏ bé đang lớn lên từng ngày trong bụng mẹ thì mẹ bầu cũng phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả như đối mặt với những cơn đau chuột rút, giãn tĩnh mạch âm độ, đau lưng, đau vùng chậu, phù nề tay chân,…Trong đó, phù chân là tình trạng hay gặp nhất ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong kỳ tam cá nguyệt thứ 3. Chân mẹ bị phù nề, to hơn gấp 2 – 3 lần bình thường, đôi khi còn có màu đỏ thẫm trông rất xấu. Với tình trạng này, ông bà ta còn gọi là hiện tượng xuống máu chân, báo hiệu sắp sinh.

Tình trạng phù chân tuy không đau nhưng lại gây bất tiện lớn cho mẹ bầu, khiến mẹ cảm thấy không thoải mái khi di chuyển. Vì thế, mẹ bầu nên thực hiện một số biện pháp khắc phục kịp thời.

bà bầu bị phù chân, bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không, phù chân có phải sắp sinh, bà bầu bị phù chân tháng thứ 7, bà bầu bị phù chân có sao không, bà bầu bị phù chân sớm có sao không, có bầu bị phù chân phải làm sao, phù chân ở bà bầu, mẹ bầu bị phù chân, bầu bị phù chân, nguyên nhân bà bầu bị phù chân, bà bầu chân bị phù, hiện tượng phù chân ở bà bầu, bầu tháng cuối bị phù chân, bị phù chân khi mang thai, bà bầu bị phù chân tháng thứ 9, bầu bị phù chân có sao không, bầu 5 tháng bị phù chân có sao không, khi nào bà bầu bị phù chân, mẹ bầu phù chân, mang bầu bị phù chân, phù chân khi mang bầu, bà bầu xuống máu chân tháng cuối

Phù chân là tình trạng hay gặp ở mẹ bầu trong kỳ tam cá nguyệt thứ 3

2. Phù chân khi mang thai xuất hiện khi nào?

Phù chân khi mang thai có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thai kỳ và chúng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Chẳng hạn có người bị sớm, có người bị muộn, có người bị phù chân nặng, có người lại không bị.

Tuy nhiên, hầu hết bà bầu bị phù chân vào những tháng cuối của thai kỳ do thai nhi phát triển nhanh về trọng lượng, tạo sức ép lên tĩnh mạch, khiến máu khó lưu thông và bị đẩy xuống chân, gây hiện tượng phù chân.

3. Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân. Dưới đây là 3 nguyên nhân chính và phổ biến nhất:

  • Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sản xuất ra rất nhiều máu và chất lỏng để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này cũng gây nên tình trạng phù nề ở bà bầu.
  • Trong quá trình mang thai, thai nhi lớn lên từng ngày, nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng của thai nhi khá lớn khiến tử cung của mẹ phải lớn hơn rất nhiều để có đủ chỗ trống để nuôi dưỡng thai nhi. Tử cung lớn sẽ tăng áp lực và chèn ép lên tĩnh mạch chủ khiến máu bị dồn ở chân nhiều hơn và gây nên tình trạng phù nề. Trong đó, bàn chân và mắt cá chân là hai vị trí dễ bị phù nề nhất.
  • Sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ bầu cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân. Khi hormone thay đổi, thành mạch máu mềm hơn, gây khó khăn trong việc vận chuyển máu từ chân về tim, dẫn đến tình trạng phù nề. Máu đưa xuống chân dễ nhưng chiều ngược lại thì vô cùng khó khăn.

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì việc đứng lâu hay ngồi một chỗ quá lâu, làm việc nặng nhọc, thường xuyên đi giày cao gót, chế độ ăn uống thiếu Natri, Kali,…cũng là khiến bà bầu bị phù chân.

bà bầu bị phù chân, bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không, phù chân có phải sắp sinh, bà bầu bị phù chân tháng thứ 7, bà bầu bị phù chân có sao không, bà bầu bị phù chân sớm có sao không, có bầu bị phù chân phải làm sao, phù chân ở bà bầu, mẹ bầu bị phù chân, bầu bị phù chân, nguyên nhân bà bầu bị phù chân, bà bầu chân bị phù, hiện tượng phù chân ở bà bầu, bầu tháng cuối bị phù chân, bị phù chân khi mang thai, bà bầu bị phù chân tháng thứ 9, bầu bị phù chân có sao không, bầu 5 tháng bị phù chân có sao không, khi nào bà bầu bị phù chân, mẹ bầu phù chân, mang bầu bị phù chân, phù chân khi mang bầu, bà bầu xuống máu chân tháng cuối

Sự thay đổi hormone khi mang thai là một trong những nguyên nhân chính khiến bà bầu bị phù chân

4. Bà bầu bị phù chân có sao không?

Phù chân chỉ là một thay đổi sinh lý bình thường khi mang thai. Nó không phải là bệnh lý nên không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thông thường, phù chân sẽ tự biến mất sau một thời gian nên mẹ bầu không phải lo lắng gì nhiều. Thay vào đó, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng hơn để thai nhi được phát triển một cách toàn diện nhất. Đồng thời, giữ một tinh thần thoải mái để chào đón con yêu ra đời.

Tuy nhiên, phù chân cũng là biểu hiện của một vài bệnh lý nguy hiểm nếu chúng đi kèm với một số triệu chứng sau:

  • Sưng cả tay và mắt.
  • Đau đầu nặng.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đau dữ dội vùng dưới xương sườn.
  • Thị giác có vấn đề như nhìn lờ mờ.

Những dấu hiệu này đều cảnh báo hiện tượng tiền sản giật thai kỳ. Mẹ bầu cần phải đi khám ngay để biết chính xác phù chân là do sinh lý hay bệnh lý để từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

5. Bà bầu bị phù chân có phải là dấu hiệu sắp sinh không?

Phù chân có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu. Tuy nhiên nó thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nếu phù chân xuất hiện vào tháng thứ 9 của thai kỳ thì cũng có thể xem đây là dấu hiệu dự báo sắp sinh của mẹ bầu. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, mẹ bầu cần phải quan sát thêm một số biểu hiện của cơ thể như:

  • Bụng bầu tụt xuống sâu hơn.
  • Dịch âm đạo xuống bất thường.
  • Xuất hiện các cơn gò bụng dưới với tần suất nhiều hơn.
  • Cảm giác xương chậu mở rộng.
  • Vỡ ối hoặc ra máu.

bà bầu bị phù chân, bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không, phù chân có phải sắp sinh, bà bầu bị phù chân tháng thứ 7, bà bầu bị phù chân có sao không, bà bầu bị phù chân sớm có sao không, có bầu bị phù chân phải làm sao, phù chân ở bà bầu, mẹ bầu bị phù chân, bầu bị phù chân, nguyên nhân bà bầu bị phù chân, bà bầu chân bị phù, hiện tượng phù chân ở bà bầu, bầu tháng cuối bị phù chân, bị phù chân khi mang thai, bà bầu bị phù chân tháng thứ 9, bầu bị phù chân có sao không, bầu 5 tháng bị phù chân có sao không, khi nào bà bầu bị phù chân, mẹ bầu phù chân, mang bầu bị phù chân, phù chân khi mang bầu, bà bầu xuống máu chân tháng cuối

Hầu hết phù chân khi mang thai là hiện tượng sinh lý, không ảnh hưởng gì nhiều đến mẹ và bé

6. Biện pháp làm giảm tình trạng phù chân cho bà bầu

Phù chân là tình trạng khó tránh khỏi ở bà bầu. Tuy nhiên, các bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình trạng phù nề chân như:

  • Hạn chế đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Khi ngồi không nên vắt chéo chân mà hãy duỗi thẳng chân để máu lưu thông dễ dàng.
  • Khi ngủ nên kê cao chân để máu lưu thông về tim dễ dàng hơn.
  • Massage chân để làm giảm tình trạng phù nề và chuột rút ở mẹ bầu.
  • Khi ngủ hãy nằm nghiêng sang trái để giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ khi vận chuyển máu từ chân về tim.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không nên mặc quần áo quá chặt làm cản trở quá trình lưu thông máu.
  • Không nên đi giày cao gót. Thay vào đó, mẹ nên chọn những đôi giày bệt hoặc giày thể thao thoải mái.
  • Hạn chế đi tất vì tất có thể cản trở quá trình lưu thông máu, nhất là những đôi tất có dây buộc ở mắt cá chân hoặc bắp chân.
  • Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,…để máu lưu thông dễ dàng hơn.
  • Uống nhiều nước hơn vì nếu cơ thể mất nước nó sẽ cố gắng giữ nước cho cơ thể khiến tình trạng phù nề ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Trước khi đi ngủ, mẹ bầu nên ngâm chân bằng nước ấm trong khoảng 10 – 15 phút để cơ thể được thư giãn hơn, giúp tuần hoàn máu tốt hơn, cải thiện tình trạng phù chân cho bà bầu.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu Kali và Natri vào các bữa ăn hàng ngày vì thiếu Kali và Natri cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng phụ nề. Một số loại thực phẩm giàu Natri, Kali là: cam, chuối, sữa chua, dưa hấu, cải bó xôi, các sản phẩm từ đậu nạnh,…
  • Hạn chế ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sữa vì chúng cũng là yếu tố dễ gây nên hiện tượng phù nề ở bà bầu.
  • Hạn chế sử dụng cafe, trà vì chúng có xu hướng trữ nước nhiều hơn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tình trạng phù nề ở bà bầu. Hy vọng với bài viết này, bạn đã biết bà bầu bị phù chân có sao không và tìm ra được các biện pháp cải thiện tình trạng phù chân, giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, phát triển tốt.

Chúc các bạn thành công!

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!