Lưỡi Bé Bị Trắng Có Sao Không? Nguyên Nhân - Cách Chữa Trị

Lưỡi Bé Bị Trắng Có Sao Không? Nguyên Nhân - Cách Chữa Trị

Lưỡi trẻ bị trắng: Có đáng lo ngại? Thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến lưỡi trẻ bị trắng. Ba mẹ cần xác định rõ nguyên nhân để có cách xử lý, điều trị kịp thời.

Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, vấn đề chăm sóc răng miệng có vai trò vô cùng quan trọng bởi nó có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Do đó, khi thấy lưỡi bé bị trắng, ba mẹ không khỏi lo lắng không biết nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho ba mẹ.

Tại sao lưỡi trẻ bị trắng?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho lưỡi trẻ bị trắng. Một số nguyên nhân chủ yếu là:

Do lưỡi của bé không được vệ sinh thường xuyên

Trong suốt thời gian bé bú sữa mẹ, việc không thường xuyên được vệ sinh miệng khiến cho sữa đọng lại trên bề mặt lưỡi, các mảng bám tích tụ lâu ngày khiến cho lưỡi của bé ngày càng trắng hơn.

Do bị nấm miệng

Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho lưỡi bé bị trắng. Trẻ bị nấm miệng do chủng nấm Candida albicans phát triển quá mức trong khoang miệng do bị mất cân bằng môi trường bên trong miệng. Bị nấm lưỡi khiến cho trên bề mặt lưỡi của bé xuất hiện những đốm trắng hay bị trắng thành từng mảng màu trắng sữa hay màu giống như phô mai.

Do trẻ phải dùng thuốc kháng sinh

Hệ miễn dịch của trẻ vốn đã chưa phát triển đầy đủ, khi bé cần phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị hay khi mẹ phải dùng thuốc kháng sinh và cho con bú sẽ gặp phải tình trạng bị rối loạn lợi khuẩn trong khoang miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm dễ dàng lây lan, gây hại.

Bị lây từ mẹ

Nếu như mẹ bị nhiễm nấm có thể lây truyền sang cho con khi con bú hoặc lây qua cho bé trong quá trình sinh thường nếu trong quá trình mang thai, mẹ bị nhiễm nấm Candida vùng âm đạo, không được điều trị dứt điểm.

Lưỡi bé bị trắng có sao không?

lưỡi trẻ bị trắng, lưỡi bé bị trắng, lưỡi trẻ em có đốm trắng, lưỡi của bé bị trắng, lưỡi trẻ có màu trắng, tại sao lưỡi trẻ bị trắng, tại sao trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi, đầu lưỡi bé có chấm trắng

Tại sao trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi? Lưỡi trẻ bị trắng có sao không?

Đối với những trường hợp lưỡi bé bị trắng do cặn sữa, chỉ cần dùng gạc rơ lưỡi (có thể dùng miếng băng gạc sạch, quấn trên đầu ngón tay) nhẹ nhàng chà xát, lau nhẹ bề mặt lưỡi, khoang miệng của trẻ sẽ dễ dàng làm sạch đi những mảng trắng, đốm trắng đó. Do vậy, trong trường hợp này mẹ không cần phải quá lo lắng. Mẹ có thể dùng nước đun sôi để nguội , nước muối sinh lý để vệ sinh lưỡi cho bé.

Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ có thể chủ quan khi thấy lưỡi trẻ bị trắng. Vì nếu không vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho bé thì nguy cơ nhiễm nấm rất cao.

Dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị nhiễm nấm đó là xuất hiện những đốm trắng trong khoang miệng. Đó là những mảng nhỏ, nổi thành cục ở lưỡi, vòm họng, bên trong má hoặc môi. Những đốm trắng này không dễ dàng làm sạch được như cặn sữa.

Mẹ sẽ gặp khó khăn khi làm sạch chúng. Thậm chí, sau khi loại bỏ được những đốm trắng ấy, mẹ sẽ thấy bên trong miệng bé có nhiều nốt đỏ. Điều này có nghĩa là trẻ đã bị nhiễm nấm và cần được điều trị bằng thuốc.

Trẻ bị nấm miệng hay tưa lưỡi sẽ cảm thấy rất khó chịu. Bé sẽ cảm thấy đau mỗi khi bú sữa dẫn đến trẻ biếng ăn, bỏ bú. Hơn nữa, nếu tình trạng nấm miệng không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho nấm ngày càng mọc dày hơn, lây lan cả xuống cổ họng, thực quản, gây ra một số vấn đề như viêm phổi, tiêu chảy… rất nguy hiểm.

>>> Nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, cách phòng ngừa và chữa trị

Cách xử lý khi lưỡi của bé bị trắng

Trước tiên, điều mà mẹ luôn cần phải ghi nhớ đó là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Mẹ cần thường xuyên giữ vệ sinh khoang miệng, rơ lưỡi cho bé bởi đây là cách tốt nhất bảo vệ bé khỏi bị vi khuẩn tấn công cũng như giúp bé cảm nhận được hương vị sữa tốt hơn, ăn ngon miệng, hấp thu tốt hơn.

lưỡi trẻ bị trắng, lưỡi bé bị trắng, lưỡi trẻ em có đốm trắng, lưỡi của bé bị trắng, lưỡi trẻ có màu trắng, tại sao lưỡi trẻ bị trắng, tại sao trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi, đầu lưỡi bé có chấm trắng

Cách xử lý khi lưỡi trẻ có màu trắng?

Với những bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì khả năng bị nhiễm nấm lưỡi thấp hơn, việc vệ sinh lưỡi cũng đơn giản hơn. Cụ thể: Làm sạch miệng của bé sau mỗi lần cho ăn bằng cách nhúng một miếng vải mềm, sạch vào nước và nhẹ nhàng lau miệng cho bé theo chuyển động tròn.

Mẹ nên rơ lưỡi cho bé bằng nước ấm 2 lần/ngày để làm sạch lưỡi, khoang miệng. Massage nướu của bé sau mỗi lần bú để đảm bảo nướu khỏe mạnh. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn trước khi cho con bú mẹ cũng cần vệ sinh đầu ty sạch sẽ.

Nếu bé uống sữa công thức thì sau khi uống xong mẹ nên cho bé uống thêm ít nước lọc để làm sạch lưỡi. Mẹ cũng cần vệ sinh rơ lưỡi cho bé hàng ngày, tiệt trùng bình sữa, núm ty và các dụng cụ pha sữa khác trước và sau mỗi lần cho con uống.

Khi bé bước vào tuổi ăn dặm, mẹ vẫn cần tiếp tục vệ sinh miệng cho bé, mẹ cần cho trẻ uống nước sau khi ăn bất kỳ loại thức ăn nào.

Lưu ý dành cho mẹ khi rơ lưỡi bé

  • Nên rơ lưỡi cho bé đang đói, tốt nhất là vào buổi sáng bởi quá trình này nếu mẹ thực hiện không khéo có thể làm bé bị nôn ọe.
  • Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ, cắt ngắn móng tay trước khi rơ lưỡi cho con để tránh làm miệng bé bị tổn thương.
  • Không nên dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé, đặc biệt là bé dưới 1 tuổi.
  • Khi trẻ bị tưa lưỡi, mẹ tuyệt đối không được tự ý cậy các đốm trắng ra vì sẽ gây ra chảy máu dẫn đến nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng.
  • Nếu đã vệ sinh khoang miệng cho bé đúng cách mà tình trạng lưỡi trẻ bị trắng vẫn không cải thiện thì cần cho bé đến thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Trên đây là những chia sẻ đến ba mẹ giải đáp cho câu hỏi lưỡi bé bị trắng có sao không? Nguyên nhân - Cách chữa trị như thế nào? Hy vọng bài viết có thể giúp ba mẹ có thêm những hiểu biết để có thể tham khảo và xử lý khi bé không may gặp phải tình trạng này. Để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, ba mẹ có thể truy cập Mekhoeconthongminh.com. Chúc cả nhà mình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!