Nấm Lưỡi Ở Trẻ Nhỏ: Cách Phòng Ngừa Và Chữa Trị

Nấm Lưỡi Ở Trẻ Nhỏ: Cách Phòng Ngừa Và Chữa Trị

Trẻ bị nấm lưỡi hay còn gọi là tưa lưỡi là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy nầm lưỡi là gì? Trẻ em bị nấm lưỡi có nguy hiểm không?

Nấm miệng, nấm lưỡi, tưa lưỡi là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em. Nấm lưỡi là nguyên nhân khiến bé đau rát, khó chịu, bỏ bú, biếng ăn... Ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của con.

Nấm lưỡi ở trẻ em là gì?

Nấm lưỡi hay còn gọi là tưa lưỡi, là hiện tượng xuất hiện những giả mạc màu trắng ở niêm mạc miệng, nhất là trên bề mặt lưỡi. Bệnh nấm lưỡi trẻ em là do những tổn thương khi vi nấm Candida albicans phát triển quá mức gây ra.

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn yếu nên rất dễ bị nấm Candida albicans tấn công, gây hại. Ban đầu là những chấm trắng nhỏ trên bề mặt lưỡi. Sau đó, khi chúng phát triển quá mức, ăn sâu vào trong lớp niêm mạc lưỡi, vòm họng gây ra những giả mạc lan rộng gây đau rát, khó chịu.

Nấm lưỡi, tưa lưỡi thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ thường xảy ra khi miệng trẻ bị khô, ít nước bọt, chỉ số pH niêm mạc miệc ở môi trường acid thấp hay khi vệ sinh miệng cho trẻ không dúng cách khiến cho vi nấm có điều kiện thuận lợi để sinh sôi, gây bệnh.

nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh, nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không, nấm lưỡi ở trẻ em có lây không, nấm lưỡi ở trẻ em là gì, bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, nấm lưỡi ở bé sơ sinh, cách chữa nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, nấm lưỡi ở trẻ và cách điều trị

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân chính gây ra nấm miệng ở trẻ em bao gồm:

  • Vệ sinh miệng cho trẻ không đúng cách: sau khi cho trẻ bú me, ty sữa hay ăn bột mà không vệ sinh sạch sẽ miệng cho bé, cho trẻ ngâm ty mẹ quá lâu.
  • Bé bị lây từ mẹ bị nấm vùng bộ phận sinh dục lúc sinh thường hay bị nấm ngực ở đầu núm ty trong thời gian cho con bú;
  • Trẻ bị tưa lưỡi con có thể do hội chứng Raynaud hay bệnh chàm 
  • Trẻ bị suy yếu hệ miễn dịch do bẩm sinh hay do mắc các bệnh lý về hệ miễn dịch như HIV, ung thư...;
  • Sử dụng corticoid đường hít (trẻ hen suyễn), thuốc độc tế bào (ung thư), kháng sinh phổ rộng.

Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nấm lưỡi biểu hiện nhẹ không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu không được chữa kịp thời và đúng cách, để tình trạng nấm lưỡi kéo dài sẽ lan sang vùng niêm mạc họng, đôi khi xuống vùng thanh môn và thanh quản, làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và càng lâu thì có thể ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng cũng như sự phát triển của trẻ.

>>> Xem thêm:

Cách chữa nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ bị nấm lưỡi, ba mẹ nên đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế để nhận được tư vấn cũng như hướng điều trị phù hợp với tình trạng của bé.

Một số phương pháp điều trị nấm lưỡi ở trẻ như sau:

nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh, nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không, nấm lưỡi ở trẻ em có lây không, nấm lưỡi ở trẻ em là gì, bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, nấm lưỡi ở bé sơ sinh, cách chữa nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, nấm lưỡi ở trẻ và cách điều trị

Cách chữa nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

Vệ sinh khoang miệng, rơ lưỡi

Nấm lưỡi ở mức độ nhẹ, nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh có thể khắc phục bằng cách dùng nước muối sinh lý súc miệng hàng ngày. Với các bé sơ sinh, có thể dụng gạc mềm tẩm dung dịch lodo povidin 1%, hay nước muối sinh lý để lau miệng và lưỡi cho bé 2 lần 1 ngày, sáng và tối trước khi đi ngủ. Cần lưu ý trước khi rơ lưỡi cho bé cần rửa tay và các dụng cụ thật sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh. Khi thao tác chú ý làm nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương miệng con.

Dùng thuốc chữa nấm

Thông thường, bệnh nấm lưới ở trẻ nhỏ có thể được điều trị thành công bằng các loại thuốc có tác dụng kháng nấm. Các thuốc này thường ở dạng gel hoặc chất lỏng bôi trực tiếp vào bên trong miệng (thuốc bôi), đôi khi ở dạng viên nén hoặc viên nang. Khi sử dụng các loại thuốc để chữa nấm cần nhận được sự tư vấn và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

  • Nystatin là một loại thuốc có tác dụng kháng nấm và điều trị nấm lưỡi ở trẻ rất tốt.
  • Miconazol là thuốc thuộc nhóm imidazol tổng hợp, có tác dụng chống nhiều loại nấm khác nhau. Lư ý không dụng miconazol với các trẻ bị dị ứng với thành phần này hay có các bệnh lý về gan.

Cách phòng ngừa nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh, nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không, nấm lưỡi ở trẻ em có lây không, nấm lưỡi ở trẻ em là gì, bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, nấm lưỡi ở bé sơ sinh, cách chữa nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, nấm lưỡi ở trẻ và cách điều trị

Cách phòng ngừa nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh là bệnh có thể phòng ngừa được nếu ba me tuân thủ theo những phương pháp sau:

Đối với trẻ nhỏ:

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho bé, nhất là sau khi cho trẻ ăn hay sau khi bú.
  • Vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng núm ty, đồ chơi, tay của trẻ thương xuyên để loại bỏ nguy cơ nhiễm nấm khi trẻ cầm hay ngặm phải.
  • Củng cố, tăng cường sức đề kháng cho trẻ để bảo vệ cơ thể.

Đối với mẹ:

  • Mẹ cần vệ sinh đầu ty sạch sẽ bằng khăn ấm trước và sau mỗi lần cho bé bú
  • Khi cho con bú, mẹ cần và khám và được điều trị kịp thời ngay khi phát hiện bị nấm vú để tránh lây nhiễm cho con.
  • Tránh để người lạ hôn môi, hôn má trẻ

Nấm miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, tuy lành tính nhưng nó có thể gây ra những khó khăn trong việc ăn uống, khiến trẻ đau đớn, khó chịu. Ba mẹ không nên chủ quan mà cần tăng cường chăm sóc và vệ sinh khoang miệng cho con sạch sẽ để bệnh không phát triển thêm. Hy vọng rằng bài viết này phần nào giúp ba mẹ hiểu rõ hơn và biết cách điều trị bệnh nấm lưỡi cho trẻ nhỏ.

Đừng quên truy cập Mekhoemeconthongminh.com mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho bé yêu ba mẹ nhé!

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!