5 Cách Giúp Mẹ Thoát Khỏi Đau Xương Chậu Sau Sinh Hiệu Quả
Đau xương chậu sau sinh đem lại cảm giác vô cùng khó chịu và phiền toái. Cùng tìm hiểu rõ về nguyên nhân để có giải pháp chấm dứt ngay tình trạng này mẹ nhé!
Đau xương chậu sau sinh là tình trạng khá phổ biến với các chị em phụ nữ. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, khiến các mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sông, sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc chăm sóc bé yêu vừa mới chào đời.
Nguyên nhân dẫn đến đau xương chậu sau sinh
Đau xương chậu sau sinh là gì?
Đau xương chậu sau sinh là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, vùng hông. Mối khi mẹ di chuyển thì vùng xương chậu cọ xát và va chạm phát ra tiếng. Vùng cơ bị đai kéo dọc xuống 2 bên đùi, cũng có thể là đau ở giữa 2 chân.
Tìm hiểu về triệu chứng đau vùng xương chậu sau sinh
Nguyên nhân khiến mẹ bị đau xương chậu sau sinh
Khung xương chậu có vai trò nâng đỡ bụng bầu, thai nhi trong suốt thai kì. Đến ngày sinh, thai nhi phải qua được khung chậu của mẹ mới có thể ra ngoài. Để có thể làm được như vậy, khi gần đến ngày sinh, cơ thể mẹ tiết ra hormone relaxin giúp làm mềm các dây chằng vùng xương chậu để mở rộng cho em bé dễ ra ngoài. Tuy nhiên, chính điều này lại là nguyên nhân khiến các cơ bị căng dần lên, khiến mẹ cảm thấy đau.
Ngoài ra, trong lúc sinh em bé, xương chậu của mẹ mở rộng, cùng với xương và khớp mu căng ra tối đa. Sau khi sinh, các bộ phận này chưa thể trở lại ngay như ban đầu cũng khiến mẹ bị đau vùng xương chậu sau sinh.
>>> Xem thêm:
- 3 tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu để mẹ ngủ ngon, con khỏe mạnh
- Mẹ sau sinh có nên dùng đai nịt bụng không? Đai nịt bụng nữ loại nào tốt?
- 7 nguyên nhân tắc tia sữa - Cách chữa trị
Một nguyên nhân khác cũng khiến mẹ bị đau xương chậu sau sinh là do tư thế nằm, tư thế ngồi không đúng. Cũng có thể do mẹ bị viêm nhiễm, hay gặp phải chấn thương xương chậu. Cơ chế tự động siết chặt gần vùng bị đau để cố gắng không bị tổn thương thêm.
Những chấn thương gặp phải khiến mẹ bị đau xương chậu sau khi sinh có thể kể đến như:
- Vỡ xương cụt: Trong lúc sinh em bé đi qua khung xương chậu của mẹ quá nhanh hoặc ở tư thế không thích hợp có thể khiến xương cụt của mẹ bị vỡ.
- Giãn khớp mu: Khi đầu thai nhi đè xuống khung chậu khiến cho các dây chằng bị giãn ra. Cơn đau tăng lên mỗi khi mẹ đi lại nhiều, ngồi lâu hoặc đứng quá lâu.
Đau vùng xương chậu sau sinh có sao không?
Bị đau xương chậu sau sinh thường có sao không?
Tình trạng đau xương chậu sau sinh thường kéo dài khoảng 3 tháng, còn với mẹ sinh mổ thì thời gian này lại ngắn hơn.
Tình trạng đau vùng xương chậu sau sinh có thể gây khó khăn cho mẹ trong việc siết chặt các cơ dưới bàng quang, khiến mẹ bị són tiểu, không kiểm soát được tiểu tiện. Điều này gây ra không ít những khó khăn, bất tiện cho mẹ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh đó, xương chậu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ âm đạo. Nếu mẹ bị đau vùng xương chậu sau sinh sẽ khiến “chuyện ấy” gặp nhiều khó khăn. Nếu không khắc phục kịp thời, có thể gây ra tình trạng sa tử cung.
Đặc biệt, ở trường hợp những mẹ phải rặn đẻ quá lâu, sinh con quá to hay vết rách ở tầng sinh môn dài, thì tình trạng đau xương chậu sau sinh còn nặng nề hơn. Khi đó, vùng âm đạo với hậu môn bị tê liệt khiến cho việc đi vệ sinh trở thành “nỗi ám ảnh” vô cùng khó khăn và đau đớn.
Bị đau xương chậu sau sinh phải làm gì?
Nếu không may gặp phải tình trạng này, mẹ cũng đừng quá lo lắng mà làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. 5 cách dưới đây giúp mẹ thoát khỏi đau xương chậu sau sinh hiệu quả.
Đau vùng xương chậu sau sinh phải làm gì?
1. Tắm nước ấm kết hợp với tinh dầu
Sau khi sinh, mẹ nên thường xuyên tắm bằng nước ấm, kết hợp thêm vài giọt tinh dầu hoa cúc, hoa hồng mà mẹ yêu thích sẽ giúp mẹ không chỉ có được cảm giác thư giãn, thoải mái mà còn cải thiện và khắc phục tình trạng đau vùng xương chậu sau sinh hiệu quả.
Ngâm mình trong bồn nước nóng mỗi ngày từ 20-30p sẽ giúp tình trạng đau xương chậu sau sinh mổ của chị em được giảm thiểu đáng kể.
2. Chườm nóng, chườm lạnh
Phương pháp này được áp dụng để giảm đau cục bộ tại vùng xương chậu mẹ bị đau, giúp em cảm thấy dễ chịu hơn
3. Bổ sung dưỡng chất để cơ thể nhanh chóng hồi phục
Để giảm nhanh hiện tượng đau xương chậu sau sinh thì cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể sớm khỏe mạnh trở lại. Nên bổ sung nhiều rau xanh, các loại trái cây, ngũ cốc, cá biển, gạo lức,… và tránh ăn bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn quá cứng hay đồ chua...
4. Sinh hoạt lành mạnh, vận động nhẹ nhàng
Một số bài tập giúp cải thiện cơn đau vùng xương chậu hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản:
- Mẹ nằm ngửa trên thảm tập yoga hoặc nằm trong bồn tắm có nước ấm cũng rất tốt. Cố gắng hít sâu và thở ra nhẹ nhàng kết hợp siết chặt từ từ cơ vùng xương chậu
- Duy trì, giữ tư thế siết chặt cơ xương chậu như vậy trong khoảng 4 – 5 giây rồi hít thở như bình thường trong khoảng 10 – 15 giây. Lặp lại vài lần động tác đó vài lần.
Lưu ý, sau mỗi lần siết và hít thở mà cảm thấy cơ bụng dưới thắt chặt thì tức là đã tập đúng và là một dấu hiệu tích cực với xương chậu.
5. Nằm nghỉ ngơi tại giường
Nếu mẹ cảm thấy đau nhiều thậm chí gặp khó khăn khi đi lại thì bác sĩ có thể khuyên bạn nằm nghỉ ngơi tại giường trong một khoảng thời gian ngắn. Có thể sử dụng gối lót khi nằm hoặc ngồi để giảm áp lực lên vùng xương cụt. Cho đến khi có thể di chuyển được, nên tập đi bộ và vận động vừa sức.
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà cơn đau xương chậu sau sinh vẫn không có dấu hiệu cải thiện, tốt nhất, mẹ nên đi thăm khám bác sĩ tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có biện pháp can thiệp và khắc phục kịp thời.
Để đọc thêm nhiều bài viết chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé, kiến thức nuôi dạy con của ba mẹ thông thai, truy cập ngay Mẹ khỏe con thông minh mẹ nhé!
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội