Các Dấu Hiệu Sinh Non Sớm, Thai Phụ Nào Cũng Cần Biết
Trẻ sinh non sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe trong lúc mới sinh cũng như trong quá trình sinh sống. Vì thế, các bạn phải nắm rõ các dấu hiệu sinh non để tránh khỏi việc sinh sớm.
Sinh non là cuộc chuyển dạ từ tuần 22 đến tuần 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non có tỉ lệ tử vong và mắc các bệnh cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Vì thế, dự phòng và điều trị sinh non là một vấn đề cần được quan tâm.
1. Sinh non là gì?
Sinh non là tình trạng chuyển dạ trước 3 tuần so với ngày dự sinh của bé. Hay nói một cách khác, sinh non là trường hợp xảy ra trước khi bắt đầu tuần thứ 37 của thai kỳ.
Trẻ sinh non, thường có các vấn đề y tế phức tạp. Thông thường, các biến chứng sinh non là khác nhau. Những em được sinh ra càng sớm thì nguy cơ biến chứng càng cao.
Thời gian sinh non được chia làm 3 loại sau:
- Sinh cực non: Dưới 28 tuần tuổi.
- Sinh rất non: Từ 28 đến 32 tuần tuổi
- Sinh non vừa đến muộn: Từ 32 đến 37 tuần tuổi.
Sinh non là trường hợp xảy ra trước khi bắt đầu tuần thứ 37 của thai kỳ
2. Dấu hiệu sinh non
Chảy máu âm đạo
Dù chảy ít hay nhiều thì mẹ cũng nên đến các bệnh viện để kiểm tra sớm.
Cơn gò tử cung
Xuất hiện các cơn gò tử cung, khoảng 10 phút lặp lại 1 lần hoặc thường xuyên hơn.
Đau bụng dưới
Đau quặn ở bụng dưới, đau như khi đến ngày “đèn đỏ” hoặc rối loạn tiêu hóa, đầy bụng,…
Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn
Chấy nhầy trong âm đạo tiết ra nhiều hơn so với những ngày trước.
Triệu chứng giống như bị cảm cúm
Nếu mẹ có cảm giác buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy thì phải lập tức hỏi ý kiến của bác sĩ ngay. Vì nếu để lâu sẽ ảnh hưởng cả mẹ và bé.
Tăng áp lực lên khung xương chậu
Mẹ sẽ cảm thấy thai nji đang tụt dần về phía ông sinh, đè nặng lên vùng xương chậu.
Đau lưng
Dấu hiệu của sinh non có thể là đau phần thắt lưng hoặc phần lưng dưới. Có thể đau liên tục hoặc từng con nhưng không đỡ mặc dù bạn đã cố gắng xoa dịu cơn đau bằng nhiều cách.
Đau đầu, buồn nôn
Từ tuần 20 – 37 nếu mẹ có cảm giác đau đầu, choáng váng, buồn nôn, tiêu chảy,…thì có thể thai nhi đang gặp phải tình trạng bất thường, có khả năng sinh non.
Vỡ ối
Một số bà bầu thường nhầm lẫn giữa rỉ ối và tiểu són nhưng cũng có người vỡ ối thực sự, nước ối tuôn ào ào. Khi vỡ ối, bà bầu cần đến viện ngay để kịp thời xử lý, tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Dấu hiệu sinh non có thể là: chảy máu âm đạo, cơn gò tử cung,...
3. Sản phụ nào dễ bị sinh non?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm ở phụ nữ mang thai. Bao gồm:
- Phụ nữ có thói quen hút thuốc lá.
- Có tiền sử sinh non.
- Béo phì, thừa cân hoặc thiếu cân trước khi mang thai.
- Có vấn đề liên quan đến tử cung, cổ tử cung, nhau thai.
- Thai phụ không được chăm sóc tốt trong quá trình mang thai.
- Uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích trong khi mang thai.
- Người mắc các bệnh như: cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường, rối loạn đông máu, nhiễm trùng đường sinh dục.
- Mệt mỏi, căng thẳng khi gặp một biến cố lớn trong cuộc sống như có người thân đột ngột qua đời.
- Đa ối.
- Thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
- Thụ tinh trong ống nghiệm.
- Đa thai.
- Tiền sử gia đình có người chuyển dạ sinh non.
- Mang thai quá sớm sau khi sinh con.
4. Hậu quả của việc sinh non
- Trẻ bị nhẹ cân.
- Phổi trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị suy hô hấp, tử vong. Nếu sống được, trẻ cũng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi.
- Trẻ dễ mắc các khuyết tật bẩm sinh như: mù, điếc, câm, tim bẩm sinh,…Ngoài ra khi trẻ lớn lên, trẻ thường bị những di chứng thần kinh rõ rệt hoặc tiềm tàng. Từ đó, trở thành gánh nặng về tâm lý và tài chính cho chị em.
Sinh non gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé nên cần phải phòng tránh
5. Cách điều trị chuyển dạ sinh non
Tùy vào tình trạng cụ thể của thai phụ để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Thuốc giảm hoặc cắt cơn đau tử cung
Thuốc Nifedipin: Đây là sự lựa chọn hàng đầu trong việc làm giảm co thắt tử cung đối với những người không rơi vào trường hợp bị chống chỉ định.
Chống chỉ định: Huyết áp, thấp, các bệnh tim mạch như suy tim, tiền sản giật, suy thai, xuất huyết trước sinh, nhiễm trùng ối,….
Liều dùng:
- Liều khởi đầu: Uống 20mg Nifedipin.
- Sau 30 phút, neus cơn co tử cung vẫn còn thì cho thêm liều uống 20mg.
- Sau 30 phút, nếu cơn co còn tiếp tục thì cho thêm 1 liều uống 20mg.
- Nếu huyết áp trở lại ổn định, có thể cho liều duy trì 20mg x 3 lần/ngày trong 48 – 72 giờ.
Salbutamol: Là sự lựa chọn thứ 2 nếu không rơi vào trường hợp bị chống chỉ định.
Chống chỉ định: Không dùng đồng thời với Nifedipin do có tác dụng “hiệp đồng”, không dùng cho phụ nữ bị suy tim, suy tim thai, tiểu đường, tuyến giáp.
Liều dùng:
- Giảm các cơn co tử cung: 5mg pha loãng với dung môi đến 100ml để đạt được dung dịch có nồng độ 50mcg/ml.
- Nên dùng bơm tiêm điện khi tiêm truyền tĩnh mạch Salbutamol với tốc độ truyền ban đầu là 12ml/giờ và sau đó cứ 30 phút tăng lên 4ml/giờ cho đến khi ngừng các cơn co tử cung, nhịp tim của mẹ đạt 120 lần/phút.
Liệu pháp Corticoid
Tác dụng: Tăng sản xuất surfactant, thúc đẩy sự tăng trưởng của các mô liên kết, giảm suy hô hấp ở trẻ thiếu tháng.
Chỉ định: Có thai từ 28 đến 34 tuần tuổi.
Thuốc ưu tiên sử dụng:
- Bethamethasone 12mg: Tiêm bắp, khoảng cách giữa các liều là 24 giờ.
- Dexamethasone 6mg/lần: Tiêm bắp, tiêm 4 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.
Xử lý khi ức chế chuyển dạ không thành công
- Bảo vệ ối cho đến khi cổ tử cung mở hết, hạn chế sử dụng oxytoxin, cắt tầng sinh môn rộng ra, mổ lấy thai nếu có chỉ định.
- Dự phòng nhiễm khuẩn, sót rau thai, chảy máu sau sinh
- Hồi sức cho mẹ và chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng.
6. Biện pháp phòng ngừa chuyển dạ sinh non
- Bỏ thuốc lá, bia rượu và uống thuốc theo đơn.
- Kiểm soát cân nặng trong thai kỳ.
- Ăn những loại thức ăn đảm bảo sức khỏe và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày.
- Điều trị các bệnh đang mắc phải như: đái tháo đường, tăng huyết áp.
- Dự phòng nhiễm trùng, đảm bảo chủng ngừa các bệnh nhiễm trùng như: cúm, ho gà.
- Xét nghiệm và điều trị các bệnh lây nhiễm qua đườn tình dục như: HIV, herpes sinh dục.
- Sử dụng các biện pháp tránh thai giữa 2 lần sinh để không mang thai lại quá sớm. Thời gian tốt nhất giữa 2 lần mang thai phải ít nhất 18 tháng.
- Giảm stress bằng các trò chuyện, chia sẻ, có người giúp đỡ công việc nhà và dành thời gian cho chính mình.
Tóm lại, nhận diện các dấu hiệu sinh non càng sớm càng giúp bé yêu có thêm cơ hội để được nuôi dưỡng trong bụng mẹ. Đồng thời, hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong và sau khi sinh nên các mẹ hãy lưu ý nhé.
Chúc các bạn có 1 thai kỳ khỏe mạnh.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội