Lộ Diện Nguyên Nhân Khiến Cổ Tử Cung Mở Nhưng Không Đau Bụng
Thời khắc vượt cạn ai cũng mong muốn mình sẽ được suôn sẻ, thuận lợi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp rơi vào nguy hiểm, đặc biệt là vấn đề cổ tử cung mở nhưng không đau bụng. Vậy nguyên nhân vì sao?
Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng là trường hợp hiếm gặp ở mẹ bầu. Tuy nhiên không phải là không có, các bạn cần phải cẩn thận để chuẩn bị thật tốt cho sự chào đời của em bé, đảm bảo sự an toàn của cả 2 mẹ con.
1. Dấu hiệu nhận biết cổ tử cung mở
Trong suốt 40 tuần đồng hành cùng con, dù cơ thể có những thay đổi lớn hay nhỏ thì mẹ đều cảm nhận được hết. Chính vì thế, thời khắc chuyển dạ là lúc mẹ cảm nhận rõ nhất những thay đổi bất thường của cổ tử cung.
Dấu hiệu này thường xuất hiện bằng những cơn đau thắt cổ tử cung. Chúng diễn ra nhiều hơn và nhanh hơn 5 – 10 phút/lần, mỗi lần kéo dài khoảng 30 giây. Khi có những biểu hiện này, bạn cần đến bệnh viện ngay để kiểm tra và thăm khám ngay. Chỉ cần dựa vào dấu hiệu cổ tử cung mở, các bác sĩ cũng dự đoán được ngày dự sinh của bạn.
Bên cạnh những cơ co thắt thường xảy ra, vùng kín của mẹ còn xuất hiện dịch nhầy màu nâu hoặc màu hồng, đi kèm chút máu. Thậm chí có nhiều trường hợp vỡ ối ngay tại nhà. Bạn có thể cảm nhận thấy một dòng nước từ bên trong cơ thể đang chảy ra từ vùng kín. Lúc đầu, nước ối có thể nhỏ giọt liên tục gọi là rỉ ối, sau đó vỡ ồ ạt không thể kiểm soát (vỡ ối). Trường hợp này, bạn nên thay đồ, mặc băng vệ sinh rồi đến bệnh viện ngay.
Cổ tử cung mở là dấu hiệu nhận biết bạn sắp sinh
2. Cổ tử cung mở như thế nào?
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu phải chịu rất nhiều áp lực, đặc biệt là cổ tử cung (bộ phận nằm giữa âm đạo và tử cung). Cổ tử cung luôn được bảo vệ bởi nút nhầy. Nút nhầy giúp cổ tử cung được khép chặt hơn, bảo vệ sự phát triển an toàn và khỏe mạnh cho thai nhi. Khi đến ngày sinh, nút nhầy này sẽ tự động bong ra, cổ tử cung bắt đầu mở rộng, dọn đường cho bé yêu chào đời.
Khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu sẽ nhận được nhiều áp lực từ các cơn co bóp tử cung, cổ tử cung sẽ tự mở và mỏng dần ra. Quá trình co thắt cổ tử cung sẽ diễn ra liên tục cho đến khi cổ tử cung được thu ngắn lại và gần như biến mất hoàn toàn, trở thành bộ phận dưới của tử cung.
Đến những ngày gần sinh, cổ tử cung được cung cấp máu và nước nhiều hơn, khiến màu sắc của chúng cũng thay đổi, mềm và mỏng hơn, đáp ứng các cơn co thắt khi chuyển dạ.
Giai đoạn chuyển dạ, cổ tử cung từ trạng thái đóng kín chuyển sang giai đoạn mở hoàn toàn là 10cm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự ra đời chủa thai nhi. Quá trình cổ tử cung mở được diễn ra như sau:
- Giai đoạn chuyển dạ sớm: Cổ tử cung mở từ 0 – 3cm.
- Giai đoạn chuyển dạ tích cực: Cổ tử cung mở từ 4 – 7cm.
- Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp: Cổ tử cung mở từ 8 – 10cm.
- Giai đoạn mở hoàn toàn: Mở hết 10cm, em bé chuẩn bị chào đời.
Sự thay đổi của cổ tử cung khi sinh con
3. Lý do vì sao cổ tử cung mở nhưng không đau bụng?
Hầu hết khi bước sang giai đoạn chuyển dạ, cổ tử cung mở sẽ gây ra các cơn đau bụng dữ dội cho mẹ. Tuy nhiên có không ít mẹ bầu gặp phải trường hợp cổ tử cung mở nhưng không đau bụng. Nếu trường hợp cổ tử cung đang mở trong giai đoạn đầu thì phần lớn sẽ không cảm thấy đau bụng. Còn nếu cổ tử cung mở to, nước ối rỉ liên tục mà mẹ bầu vẫn không đau bụng thì nên đến bệnh viện để kiểm tra và xử lý ngay.
Nguyên nhân khiến cổ tử cung mở nhưng không đau bụng có thể là do:
- Cổ tử cung của mẹ ngắn hoặc mẹ đang gặp các vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa, ung thư.
- Hoạt động co thắt cổ tử cung bị rối loạn trong giai đoạn chuyển dạ.
- Cổ tử cung đã từng trải qua các cuộc phẫu thuật làm để lại sẹo xơ, đột điện trên cổ,…
4. Cổ tử cung mở bao nhiêu cm thì sinh?
Bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung từ đóng kín chuyển sang giai đoạn mở được 1cm. Theo nhịp độ thông thường thì cứ 1 giờ đồng hồ, cổ tử cung sẽ mở thêm 1cm nữa. Khi cổ tử cung mở được 1 – 3cm, các cơn co thắt xuất hiện nhiều hơn, khoảng 10 – 15 phút/lần. Đây gọi là giai đoạn chuyển dạ sớm.
Bước sang giai đoạn chuyển dạ tích cực, cổ tử cung mở 4 – 7 cm, tần suất những cơn đau bụng xuất hiện dữ dội và dày đặc hơn. Mẹ đau đến nỗi phát khóc, không đi đứng được.
Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp, mẹ dù đau đến mấy cũng cố gắng di chuyển để cổ tử cung mở nhanh hơn từ 7 – 9cm. Khi cổ tử cung mở được hết 10cm thì bác sĩ sẽ tập cho mẹ rặn và thở đều để thai nhi chào đời.
Vượt cạn là thời khắc thiêng liêng nhất của người mẹ. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn đầy khó khăn, thử thách, một trong số đó là trường hợp cổ tử cung mở nhưng không đau bụng. Các bạn hãy phổ cập kiến thức nền thật tốt để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé nhé.
Chúc bạn sinh bé mẹ tròn con vuông!
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội