Cách Trị Đái Dầm Ban Đêm Cho Bé, Mẹ Nhất Định Phải Biết
Trẻ nhỏ đái dầm là chuyện bình thường, còn trẻ từ 6 tuổi trở lên mà vẫn đái dầm thì có thể tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý. Ba mẹ nên tìm hiểu để có cách trị đái dầm triệt để cho trẻ em.
Nếu thói quen đái dầm vẫn dai dẳng bám lấy bé thì ba mẹ nên tham khảo cách trị đái dầm ban đêm để giúp bé dễ dàng vượt qua.
1. Đái dầm là gì?
Đái dầm là tình trạng đi tiểu không tự chủ trong khi ngủ. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em bởi lúc này cơ thể của bé chưa phát triển toàn diện và hệ thần kinh chưa điều khiển được chức năng của bàng quang khi chứa nước tiểu.
Đa số, những trẻ bị đái dầm khi nhỏ thì lớn lên sẽ không bị đái dầm nữa. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không tự khỏi và tiến triển thành thành bệnh đái dầm mãn tính.
Đái dầm là tình trạng đi tiểu không tự chủ trong khi ngủ
2. Phân loại đái dầm
Bệnh đái dầm được chia làm 2 loại: tiên phát và thứ phát.
- Đái dầm tiên phát: Là trường hợp đái dầm khi ngủ xảy ra từ thời thơ ấu và diễn ra trong một thời gian dài, thậm chí có những trẻ chưa bao giờ được ngủ với chiếc giường khô ráo vào ban đêm.
- Đái dầm thứ cấp: Trẻ đã có ít nhất 6 tháng không đái dầm nhưng sau đó lại bắt đầu đái dầm trở lại.
3. Nguyên nhân gây ra đái dầm
Nguyên nhân gây ra đái dầm tiên phát
Đái dầm tiên phát có thể do một hoặc kết hợp nhiều nguyên nhân sau:
- Trẻ không thể nhịn tiểu được cả đêm.
- Trẻ không thức dậy khi bàng quang đã đầy.
- Trẻ tăng sản xuất nước tiểu vào buổi tối và ban đêm.
- Trẻ ít có thói quen đi vệ sinh vào ban ngày. Nhiều trẻ vì mải chai mà có thói quen bỏ qua cảm giác buồn đi tiểu, nhịn đi tiểu, cho đến khi không chịu được nữa mới đi tiểu. Khi trẻ nhịn tiểu, ba mẹ sẽ thấy trẻ bắt chéo chân, căng mặt, vặn vẹo, ngồi xổm và dùng tay để giữ háng.
Nguyên nhân gây đái dầm thứ phát
Đái dầm thứ phát có thể là 1 dấu hiệu của bệnh lý thực thể hoặc vấn đề về cảm súc. Nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn đến kích thích bàng quang khiến trẻ có triệu chứng đau và khó chịu khi đi tiểu, mói tiểu liên tục, đi tiểu thường xuyên.
- Tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có lượng đường trong máu cao nên cơ thể tăng lượng nước thông qua đường nước tiểu để cố gắng loại bỏ đường trong máu, dẫn đến người bệnh đi tiểu thường xuyên.
- Cấu trúc giải phẫu bất thường: Sự bất thường ở các cơ quan, cơ bắp hoặc dây thần kinh tham gia vào quá trình sản xuất và đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể có thể gây ra tình trạng đái không tự chủ hoặc các vấn đề về bệnh lý đường tiết niệu làm khởi phát chứng đái dầm.
- Các vấn đề vè hệ thần kinh: Bất thường trong hệ thống thần kinh, chấn thương hoặc bệnh lý của hệ thống thần kinh sẽ làm mất cân bằng dây thần kinh, kiểm soát việc đi tiểu.
- Vấn đề về cảm xúc: Trẻ sống trong một gia đình có cuộc sống căng thẳng như: bố mẹ thường xuyên cãi nhau thì đôi khi trẻ cũng bị đái dầm. Hoặc những thay đổi lớn như: trẻ bắt đầu đi học, gia đình có thêm thành viên mới hoặc chuyển đến nhà mới cũng có thể gây ra đái dầm.
Bệnh đái dầm ở trẻ có thể là do tiên phát hoặc thứ phát
4. Cách trị đái dầm bam đêm cho bé
Trẻ đã lớn mà vẫn bị đái dầm thường xuyên thì các ba mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp để điều trị bệnh đái dầm ở trẻ em.
Điều trị bằng cách chăm sóc
- Sau bữa tối, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ uống nước để giảm lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm.
- Không cho trẻ ăn những loại thực phẩm có chứa caffeine, socola hoặc đồ uống có ga, có hương vị nhân tạo.
- Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho trẻ. Hai giờ trước khi đi ngủ nên cho trẻ đi tiểu ít nhất là 2 lần. Nên khuyến khích trẻ đi vệ sinh đúng giờ ngay cả khi trẻ không muốn đi tiểu.
- Tránh đánh thức trẻ vào ban đêm để đi tiểu vì điều này có thể làm cho trẻ bị mất ngủ.
- Nên trò chuyện với trẻ về tình trạng đái dầm để cùng tìm cách khắc phục.
- Không la mắng hay quát nạt trẻ khi trẻ vẫn đái dầm. Thay vào đó, ba mẹ nên khen ngợi trẻ để trẻ có động lực khắc phục bệnh đái dầm.
- Đối với trẻ lớn mà vẫn bị đái dầm thì ba mẹ cần trấn an bé, động viên bé để đối phó với bệnh này.
Ba mẹ có thể thay đổi một số thói quen cho trẻ để hạn chế tình trạng đái dầm
Cách điều trị bằng phương pháp tự nhiên
Bên cạnh việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, các bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng cholinergic để làm tăng thể tích của bàng quang hoặc sử dụng thuốc imipramine để điều trị bệnh đái dầm cho trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên sau:
- Phương pháp massage: Dùng dầu oliu massage vùng bụng dưới để tăng cường các cơ tiết niệu. Đồng thời giúp bàng quang cải thiện khả năng kiểm soát.
- Cải thiện khả năng kiểm soát của bàng quang: Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đái dầm chính là bàng quang chậm phát triển. Khi trẻ muốn đi tiểu, nên giữ khoảng 10 – 20 phút rồi hãy cho trẻ đi tiểu để bàng quang của trẻ được mở rộng và cải thiện khả năng kiểm soát của bàng quang. Thêm vào đó, mẹ nên sử dụng một số phương pháp nhằm giúp cơ xương chậu của bé được tăng cường. Cho trẻ uống nhiều nước để bàng quang được mở rộng và vận động.
- Cho trẻ dùng quế: Nếu nguyên nhân gây ra bệnh đái dầm ở trẻ là do viêm đường tiếu niệu thì bạn hãy cho trẻ ăn quế mỗi ngày. Bởi quế có tác dụng oxy hóa, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
- Cho trẻ uống nước ép việt quất: Nước ép việt quất có tác dụng hạn chế mắc tiểu. Vì thế, mẹ nên cho trẻ uống 1 ly trước khi đi ngủ để hạn chế tiểu đêm.
- Kết hợp quả óc chó và nho khô để cho trẻ ăn: Tần suất đi tiểu của trẻ sẽ giảm nếu ba mẹ cho trẻ ăn quả óc chó và hạt nho khô với nhau.
- Cho trẻ dùng giấm táo trong bữa ăn: Giấm táo có tác dụng giảm axit trong bụng và giảm kích ứng ruột nên hạn chế đái dầm. Vì vậy, ba mẹ nên cho trẻ uống 1 – 2 lần/ngày và nên pha loãng với mật ong để giảm vị đắng của giấm.
- Cho trẻ uống mật ong: Mật ong sẽ giúp trẻ giữ nước đến sáng bởi nó có khả năng hấp thụ và giữ chất lỏng. Do đó, mẹ nên cho trẻ uống 1 thìa mật ong nhỏ mỗi ngày.
Sử dụng giấm táo 1 - 2 lần/ngày có thể hạn chế tình trạng đái dầm cho trẻ
5. Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ đi khám?
Hầu hết, đái dầm ở trẻ em đều không nguy hiểm và chúng tự hết khi lớn hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu sau thì ba mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện, cơ sở y tế để khám ngay:
- Tăng số lần đái dầm.
- Trẻ cảm thấy khó chịu hoặc nóng rát, khóc khi đi tiểu.
- Trẻ không muốn đi tiểu do đau đường tiết niệu.
- Nước tiểu đục hoặc có màu hồng, có vết máu trên quần lót hoặc đồ ngủ của trẻ.
- Trẻ vào nhà vệ sinh đi vệ sinh nhiều hơn bình thường.
- Trẻ hay bị cáu gắt.
Trên đây là những thông tin về bệnh đái dầm ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin này, bạn đã biết cách trị đái dầm cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng vượt qua.
Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội