Cách Sơ Cứu Và Xử Lý Ban Đầu Khi Trẻ Bị Bỏng Nước Sôi

Cách Sơ Cứu Và Xử Lý Ban Đầu Khi Trẻ Bị Bỏng Nước Sôi

Bỏng nước sôi là tai nạn phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý. Vì thế, mekhoeconthongminh.com muốn chia sẻ đến các bạn cách sơ cứu cho trẻ khi bị bỏng nước sôi để vết thương nhanh lành hơn, tránh gây nguy hiểm.

Trẻ nhỏ thường hiếu động, tò mò, muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh nên dễ gặp phải những tai nạn không mong muốn như: bỏng nước sôi. Bỏng nước sôi không chỉ gây đau đớn khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý nên cần phải can thiệp, điều trị ngay.

1. Bỏng nước sôi là gì?

Bỏng nước sôi là loại bỏng nhiệt xảy ra khi tiếp xúc với nước nóng trên 49 độ C. Bỏng nước sôi có thể xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày như: đổ canh nóng, rót nước sôi,…

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng nước sôi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng nước sôi nhưng chủ yếu là do người chăm sóc bất cẩn, không theo dõi sát sao trẻ, để trẻ tiếp xúc với phích nước nóng, ấm nước, nồi canh nóng,…

Hơn nữa, làn da của trẻ thường mỏng hơn, chịu nhiệt và tổn thương kém hơn nên cùng một tác nhân, trẻ thường bị bỏng nặng hơn so với người lớn như tổn thương sâu trong xương, cơ, thần kinh hay mạch máu,…

Bỏng nước sôi không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà chúng còn gây ám ảnh tâm lý cho trẻ, khiến trẻ hoảng sợ, rối loạn tính cách, không thích tiếp xúc và tìm tòi mọi thứ xung quanh.

Vì thế, cách tốt nhất để phòng tránh trẻ bị bỏng là sự quan tâm, theo dõi của người chăm sóc. Đồng thời, để những tác nhân có thể gây bỏng ở nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ bởi trẻ chưa nhận thức được những vật nguy hiểm.

bỏng nước sôi, bỏng nước sôi nên làm gì, bỏng nước sôi bôi gì, bỏng nước sôi kiêng ăn gì, bỏng nước sôi bôi thuốc gì, bỏng nước sôi có để lại sẹo không, bỏng nước sôi phồng da, bỏng nước sôi ở trẻ em, bỏng nước sôi nhẹ, bỏng nước sôi bao lâu thì khỏi

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị bỏng nước sôi là do sự bất cẩn của người chăm sóc

3. Các mức độ bỏng ở trẻ

Trẻ bị bỏng càng nặng thì tổn thương càng nặng nề và càng khó hồi phục. Vì thế, việc phân loại mức độ bỏng là cần thiết để định hướng phương pháp điều trị phù hợp.

Bỏng cấp độ 1 (Nhẹ)

Trẻ bị bỏng cấp độ 1 thì chỉ bị tổn thương lớp ngoài cùng của da, vùng da bị đỏ, đau rát. Sau một vài hôm, chúng sẽ tự khỏi và không để lại sẹo.

Bỏng cấp độ 2 (Trung bình)

Xuất hiện những nốt bỏng như bong bóng nước, bên trong mọng nước. Cấp độ này được chia làm 2 mức:

  • Mức 1: Bỏng với diện tích nhỏ chỉ là những bong bóng nước. Nếu điều trị đúng cách thì vết bỏng sẽ không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo.
  • Mức 2: Vết bỏng nặng hơn, dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như: bệnh nhân bị choáng, nhiễm trùng máu. Nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, để lại sẹo.

Bỏng cấp độ 3 (Nặng)

Vết bỏng ăn sâu vào trong, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nên cần phải đưa đi cấp cứu kịp thời.

4. Bỏng nước sôi có nguy hiểm không?

Bỏng nước sôi rất nguy hiểm vì chúng có thể phá hủy các mô và tế bào. Cơ thể của trẻ sẽ bị mất nước, thậm chí là bị sốc vì nhiệt. Trường hợp nghiêm trọng hơn, những vết bỏng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Mức độ nguy hiểm của vết thương do bỏng nước sôi còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Nhiệt độ của nước nóng: Nhiệt độ càng cao thì càng dễ gây bỏng sâu.
  • Khoảng thời gian da tiếp xúc: Tiếp xúc càng lâu càng nghiêm trọng.
  • Diện tích vùng cơ thể bị bỏng: Liên quan đến nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Vị trí của vết bỏng: Vết bỏng chỗ da non sẽ dễ để lại sẹo hơn.

Vì thế, nếu không được xử trí nhanh và đúng cách sẽ gây hoại tử. Trường hợp không may bị biến chứng nhiễm trùng phải phẫu thuật cắt ghép da.

bỏng nước sôi, bỏng nước sôi nên làm gì, bỏng nước sôi bôi gì, bỏng nước sôi kiêng ăn gì, bỏng nước sôi bôi thuốc gì, bỏng nước sôi có để lại sẹo không, bỏng nước sôi phồng da, bỏng nước sôi ở trẻ em, bỏng nước sôi nhẹ, bỏng nước sôi bao lâu thì khỏi

Bỏng nước sôi rất nguy hiểm, chúng có thể phá hủy các mô và tế bào

5. Cách xử lý khi trẻ bị bỏng nước sôi

Sơ cứu bỏng nước sôi giống với các loại bỏng nhiệt khác. Mục tiêu sơ cứu ban đầu là để giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng, do đó cần phải thực hiện nhanh và đúng cách. Quy trình sơ cứu trẻ khi bị bỏng nước sôi là:

Làm mát vết bỏng

Làm mát để da tránh bị rộp là xả nước cho nước chảy chầm chậm lên vết bỏng. Việc này cần tiến hành càng sớm càng tốt và làm trong khoảng 15 – 20 phút. Nước sạch sẽ làm giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm. Lưu ý: Quá trình này tuyệt đối không được sử dụng nước đá hoặc các chất có dầu mỡ.

Nếu vết bỏng nước sôi bao phủ 1 phần lớn cơ thể thì không nên ngâm toàn bộ vết bỏng trong nước. Điều này khiến bệnh nhân bị mất nhiệt, làm vết thương trở nên trầm trọng hơn. Lúc này hãy cố gắng giữ ấm và làm mát từng phần cho vết bỏng.

Loại bỏ vật cứng

Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như: giày, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng lên. Đồng thời cởi bỏ hết đồ trang sức, quần áo gần vết bỏng để giảm nhiệt độ trên da. Nếu các vật dụng bị dính vào vết bỏng thì hãy giữ nguyên, chứ đừng cố lấy ra. Bởi nếu chúng ta cố lấy ra thì một phần da sẽ bị lột theo. Điều này gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Đồng thời vùng da cũng dễ bị nhiễm trùng hơn.

Che vết bỏng

Để tránh nhiễm trùng, bạn hãy che vết thương cho trẻ bằng băng gạc vô trùng hoặc có thể bôi thêm 1 lớp dày kem Silvrin hoặc Biafine để giữ ấm cho da, giảm đau, tránh sẹo.

Giảm đau

Đẻ giảm đau, bạn có thể chườm mát bằng 1 miếng gạt hoặc khăn ướt sạch đặt lên vùng bỏng. Tiến hành chườm từ 5 – 15 phút nhưng không được chườm với nước quá lạnh vì da nhạy cảm dễ bị kích ứng.

Bỏng nước sôi cần có thời gian để chữa lành, nhẹ thì mất mấy ngày, nặng thì có thể vài tuần, thậm chí là vài tháng. Do đó, trường hợp bỏng nặng, có thể dùng thuốc giảm đau theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Đến bệnh viện

Nếu bị bỏng sâu và nặng, các bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị đúng cách.

bỏng nước sôi, bỏng nước sôi nên làm gì, bỏng nước sôi bôi gì, bỏng nước sôi kiêng ăn gì, bỏng nước sôi bôi thuốc gì, bỏng nước sôi có để lại sẹo không, bỏng nước sôi phồng da, bỏng nước sôi ở trẻ em, bỏng nước sôi nhẹ, bỏng nước sôi bao lâu thì khỏi

Khi trẻ bị bỏng, ba mẹ nên biết cách sơ cứu ban đầu để giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng

6. Bỏng nước sôi nên ăn gì để ngăn ngừa sẹo?

Bên cạnh việc xử lý vết bỏng đúng cách, ba mẹ cũng nên quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng cho trẻ để giúp trẻ nhanh hồi phục và giảm nguy cơ để lại sẹo xấu.

  • Giai đoạn đầu (sau khi bỏng 48 tiếng): Cần bổ sung các loại vitamin, nước và các thực phẩm chứa nhiều nước.
  • Giai đoạn xuất hiện phản ứng viêm: Bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin, thực phẩm thanh nhiệt, lợi tiểu, protein để bù lại lượng đã mất, bảo đảm quá trình tái sinh da được tốt nhất.
  • Giai đoạn phục hồi: Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều protein chất lượng cao, vitamin và chất giàu giá trị dinh dưỡng như: thịt, cá, sữa, trứng, rau và hoa quả tươi.

Tóm lại, bỏng nước sôi rất nguy hiểm. Cha mẹ phải biết cách sơ cứu và chăm sóc trẻ để giúp trẻ nhanh phục hồi vết thương, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp các bạn có những kỹ năng cần thiết để sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!