Bổ Sung Sắt Cho Trẻ Như Thế Nào Để Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất?
Sắt là một vi chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với trẻ, nhất là trong những giai đoạn phát triển nhanh. Vì thế, ba mẹ cần phải bổ sung sắt đúng và đủ cho trẻ.
Khi nào cần bổ sung sắt cho trẻ? Bổ sung sắt cho trẻ trong vòng bao lâu là hợp lý nhất? Bài viết sau sẽ giúp các bạn tìm hiểu nhé.
1. Vai trò của chất sắt đối với sức khỏe của trẻ
Nếu coi cơ thể là nhiều ngôi nhà, tức là gồm nhiều mô cơ quan thì sắt có vai trò quan trọng trong việc tạo nên hồng cầu – là chiếc xe chuyên chở oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi tất cả các ngôi nhà đó. Vì thế, sắt được xem là một dưỡng chất quan trọng và cần thiết trong sự tăng trưởng và phát triển của cả người lớn lẫn trẻ em.
Theo nghiên cứu, cơ thể trẻ cần lượng sắt cao hơn gấp 9 lần so với người trưởng thành. Sắt tạo ra huyết sắc tố hemoglobin, giúp máu mang oxy đến tất cả các tế bào. Nếu thiếu sắt, cơ bắp, mô và tế bào của trẻ sẽ bị thiếu hụt oxy và tình trạng thiếu máu do thiếu sắt kéo dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể lực và trí tuệ của trẻ.
Trong độ tuổi bú mẹ, trẻ sẽ được cung cấp hàm lượng sắt dồi dào từ sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng sắt này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và bắt đầu ăn dặm. Vì thế, bổ sung sắt cho bé là điều mà bố mẹ phải hết sức lưu tâm.
Sắt có vai trò quan trọng trong việc tạo nên hồng cầu – là chiếc xe chuyên chở oxy đi nuôi cơ thể
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu sắt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu sắt. Cụ thể như sau:
- Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
- Trẻ uống sữa bò hoặc sữa dê trước 1 tuổi.
- Trẻ bú sữa mẹ mà không được cung cấp các thực phẩm bổ sung sắt sau 6 tháng tuổi.
- Trẻ uống sữa công thức không được bổ sung sắt.
- Trẻ từ 1 – 5 tuổi uống hơn 700ml sữa bò, sữa dê hoặc sữa đậu nành mỗi ngày.
- Trẻ tiếp xúc với chì.
- Trẻ ăn uống không đủ chất.
- Khả năng hấp thụ của cơ thể kém.
- Trẻ bị nhiễm trùng mãn tính, bệnh đường tiêu hóa hoặc chế độ ăn kiêng hạn chế (ít hoặc không ăn thịt),...
3. Biểu hiện của trẻ bị thiếu sắt
- Da xanh xao, nhợt nhạt
- Mệt mỏi
- Tay chân lạnh
- Tăng trưởng và phát triển chậm lại
- Kém ăn, ăn không ngon miệng
- Thở nhanh bất thường
- Xuất hiện các vấn đề về hành vi
- Nhiễm trùng thường xuyên
- Cảm giác thèm ăn bất thường đối với các chất không có dinh dưỡng như: nước đa,s bụi bẩn, sơn, tinh bột,...
4. Nhu cầu bổ sung sắt cho bé là bao nhiêu?
Bổ sung sắt cho bé thường được quan tâm khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên. Bởi trong 6 tháng đầu, cơ thể trẻ đã được bổ sung nguồn sắt dồi dào từ sữa mẹ. Theo thời gian, lượng sắt giảm dần và cơ thể trẻ cần được bổ sung thêm một lượng sắt nhất định để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của bé. Tùy thuộc vào từng giai đoạn và độ tuổi mà nhu cầu bổ sung sắt của trẻ là khác nhau:
- Trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi: Cần khoảng 11mg/ngày.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Cần khoảng 7mg/ngày.
- Trẻ 5 tuổi: Dưới 10mg/ngày.
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày.
- Trẻ từ 11 – 18 tuổi: Khoảng 11 – 15mg/ngày.
Với trẻ sơ sinh từ 6 - 9 tháng tuổi cần bổ sung 11mg sắt/ngày
5. Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu?
Để có thể cân băng lượng sắt có trong cơ thể bé, các bậc phụ huynh phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung sắt cho bé trong bao lâu và bổ sung như thế nào cho hiệu quả. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì các mẹ nên bổ sung sắt cho bé như sau:
Với trẻ sinh đủ tháng
Trẻ sinh đủ tháng có thể bổ sung sắt từ khi bé được 4 tháng tuổi cho đến khi trẻ ăn được nhiều hơn 2 khẩu phần ăn mỗi ngày. Trong giai đoạn bú sữa mẹ, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc bổ sung các sản phẩm sữa bột có lợi để cung cấp đủ lượng sắt cho bé.
Với trẻ sinh thiếu tháng
Trẻ sinh non cần được quan tâm và bổ sung sắt từ sớm, bắt đầu từ khi con được 2 tuần tuổi cho đến giai đoạn ăn dặm 1 tuổi. Trong thời gian cho con bú, mẹ cũng phải bổ sung thêm sữa tăng cường sắt cho bé.
6. Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sắt là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ không được tự ý bổ sung sắt cho trẻ vì sắt có thể là chất độc nếu ba mẹ bổ sung sắt quá liều, thậm chí gây tử vong. Vì thế, ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng và bổ sung sắt theo các cách sau:
- Thay đổi chế độ ăn uống như tăng lượng thực phẩm giàu chất sắt.
- Bổ sung thuốc sắt (viên nén hoặc dạng chất lỏng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) dưới sự giám sát y tế.
- Điều trị nhiễm trùng vì nhiễm trùng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu sắt ở trẻ.
Ba mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu sắt để tăng cường hàm lượng sắt cho bé
7. Biện pháp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt ở trẻ
Nếu mẹ đang cho bé uống sữa công thức thì hãy chọn loại sữa tăng cường chất sắt để bé có khả năng nhận đủ lượng sắt khuyến nghị. Còn nếu mẹ đang cho bé bú sữa mẹ thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung sắt cho con.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt: Khi mẹ bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc – thường trong độ tuổi từ 4 tháng đến 6 tháng tuổi hãy cung cấp thực phẩm bổ sung chất sắt cho bé như: ngũ cốc tăng cường chất sắt, thịt xay nhuyễn và đậu xay nhuyễn. Còn với trẻ lớn hơn thì cung cấp chất sắt thì thịt đỏ, thịt gà, đậu, rau, cá,...
- Đừng lạm dụng sữa quá nhiều: Trong độ tuổi từ 1 – 5, không cho phép con uống quá 710ml sữa mỗi ngày. Lượng sữa thích hợp nhất là 400 – 500ml/ngày.
- Tăng cường khả năng hấp thụ sắt cho bé bằng cách bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, dâu tây, cà chua, ớt chuông, các loại rau màu xanh đậm,...
Trên đây là một số thông tin cơ bản về việc bổ sung sắt cho bé. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ biết cách bổ sung sắt đúng và đủ cho bé, giúp bé phát triển tốt nhất.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội