Bệnh Thủy Đậu Ở Trẻ Em Cần Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Và Không Có Sẹo?
Thủy đậu là bệnh lý thường gặp ở trẻ và chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi trong nhà có trẻ bị thủy đậu, bố mẹ phải biết kiêng gì cho trẻ để bệnh nhanh khỏi.
Dưới đây là những thông tin về bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì để bệnh nhanh chóng hồi phục và không để lại sẹo. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé.
1. Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì để không bị sẹo?
Nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc và điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ sẽ khiến trẻ dễ bị sẹo lồi, sẹo lõm khắp người, đặc biệt là vùng da mặt, gây ra nhiều mặc cảm, tự ti cho bé khi lớn lên. Vì thế, khi trẻ mắc bệnh thủy đậu, bố mẹ hãy kiêng cho trẻ những điều sau để bệnh không để lại sẹo và không ra những biến chứng nguy hiểm.
Kiêng đến nơi đông người
Thủy đậu là căn bệnh có khả năng lan truyền nhanh chóng. Vì thế, người bệnh cần tránh tiếp xúc với những nơi đông người, khiến virus gây bệnh lây lan ra công đồng. Đồng thời, đây cũng là biện pháp giúp bảo vệ bản thân, làm giảm các nguy cơ lây bệnh cho người khác, tránh bệnh bùng phát thành dịch.
Kiêng gãi và chạm vào những nốt thủy đậu
Khi bị thủy đậu, trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nên thường đưa tay lên gãi. Tuy nhiên, nếu gãi, các nốt mụn nước này sẽ bị vỡ ra, gây lây lan ra các vùng ra khác, nghiêm trọng hơn là gây nhiễm trùng vết thương, rất dễ để lại sẹo. Vì thế, dù có ngứa ngáy, khó chịu đến thế nào đi chăng nữa, mẹ cũng phải ngăn cản bé không được chạm, chà xát, gãi nên các nốt mụn. Đồng thời, mặc đồ rộng rãi, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ để hạn chế các ma sát lên da.
Khi bị thủy đậu, trẻ phải kiêng gãi và kiêng chạm vào các nốt mụn
Kiêng sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác
Các loại đồ dùng cá nhân của người bị bệnh như: quần áo, khăn mặt phải được giặt kỹ và giặt riêng với các thành viên khác trong gia đình. Khi giặt xong phải được phơi nắng hoặc là ủi kỹ trước khi sử dụng, tránh dùng chung với đồ dùng cá nhân của người khác để hạn chế gây bệnh cho người thân.
Kiêng tắm bằng các loại nước lá
Khi trẻ bị thủy đậu, mẹ không nên tắm bằng nước lá cho bé bởi làn da của trẻ rất nhạy cảm, cấu trúc da chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 so với người lớn nên dễ bị tổn thương, nhiễm trùng, dị ứng. Ngay cả việc tắm bằng nước chè xanh, nước lá bàng cũng không tốt cho trẻ bị thủy đậu, mà điều này còn khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn.
Khi trẻ bị thủy đậu, mẹ không nên tắm bằng nước lá cho bé, kể cả nước chè xanh, nước lá bàng
Không cần phải kiêng nước và gió quạt cho bé
Trẻ bị thủy đậu có tắm gội được không? Là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Thực tế việc kiêng nước, kiêng tắm, kiêng gió quạt là quan niệm cổ hũ, lạc hậu, khiến tình trạng viêm nhiễm nốt thủy đậu gia tăng hơn so với trẻ.
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào mùa nắng nóng nên cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi, khiến lỗ chân lông bị ứ đọng bã nhờn, gây bết dính, khó chịu trên da. Nếu như người bệnh kiêng tắm gội sẽ càng khiến các nốt mụn phỏng có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn, bệnh càng lâu khỏi hơn.
Ngoài ra, việc vệ sinh không sạch sẽ càng khiến cơ thể ngứa ngáy khó chịu dữ dội, người bệnh sẽ phản ứng bằng cách gãi và sờ tay lên da nhiều hơn, dẫn đến các nốt mụn bị vỡ, trầy xước. Từ đó, làm tăng nguy cơ lây nhiễm sang các vùng da lành bệnh, gây sẹo và nhiễm trùng.
Trong thời gian mắc bệnh thủy đậu, trẻ vẫn tắm gội được bình thường. Tuy nhiên, mẹ phải biết tắm gội đúng cách cho trẻ, hạn chế tắm gội quá lâu để tránh tình trạng bị nhiễm lạnh.
Còn đối với việc kiêng gió thì người mắc bệnh thủy đậu chỉ cần kiêng gió trời. Với gió quạt thì các bạn vẫn có thể sử dụng để tạo không khí thoáng mát, dễ chịu trong mùa hè nóng bức.
2. Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng ăn gì để nhanh lành bệnh?
Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn đồ tanh, thực phẩm cay nóng
Trẻ bị thủy đậu cần tránh xa những loại thực phẩm làm tăng kích ứng trên cơ thể, cản trở quá trình hồi phục da như:
- Thực phẩm tanh như tôm, cua, cá, hải sản, thịt gà, thịt bò,…Tất cả những loại thực phẩm tanh, hôi đều gây ra tình trạng kích ứng da, khiến quá trình hồi phục da lâu hơn, gây thâm sẹo khó chữa về sau.
- Các loại gia vị cay nóng như: gừng, tỏi, hành, hành tây, hạt tiêu, thì là, cà ri, mùa tạt,…
- Các loại thịt như: thịt dê, thịt gà, thịt ngan, thịt chó, ngỗng, lươn,…
- Những loại quả nóng như: vải, lông nhãn, xoài, mận, mít, hồng, anh đào.
- Các loại hạt chứa nhiều chất béo như: hạt dẻ, đậu phộng rang, hạt dưa.
- Đồ ăn cay nóng hoặc những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, dễ gây nóng trong.
- Các loại đồ ăn mặn như: thịt kho, cá kho, thực phẩm chứa nhiều muối cũng khiến cơ thể mất nước, tăng nguy cơ bị ngứa ngáy.
- Sữa và các loại thực phẩm được chế biến từ sữa đều là những loại thực phẩm kích thích tăng tiết dịch nhờn trên da. Điều này khiến tình trạng viêm nhiễm trên các nốt mụn nước trầm trọng hơn.
- Đặc biệt, khi mắc bệnh thủy đậu, mẹ không nên cho trẻ dùng nhục quế vì nhục quế có tính đại nhiệt, thuần dương, có tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa, làm tổn hại âm chất, rất nguy hiểm cho những người bị bệnh thủy đậu.
Với những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã biết bệnh thủy đậu ở trẻ em kiêng gì để nhanh khỏi bệnh và không bị sẹo. Nếu còn điều gì băn khoăn, thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình, nhanh chóng nhé.