Mách Bạn Phương Pháp Điều Trị Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất Cho Trẻ Sơ Sinh
Viêm da cơ địa là bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn dễ tái phát thành mãn tính nên khiến bố mẹ rất lo lắng. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh một cách tốt nhất.
Thấu hiểu nỗi lo của các bậc cha mẹ, hôm nay Mẹ Khỏe Con Thông Minh sẽ tổng hợp các kiến thức về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Từ đó, đưa ra các phương pháp hỗ trợ và điều trị bệnh an toàn, hiệu quả.
1. Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa (hay còn gọi là chàm thể tạng) là một bệnh viêm da tái phát, thường gặp ở trẻ em. Bệnh có liên quan đến cơ địa dị ứng, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Bình thường thì da sẽ có một lớp hàng rào để bảo vệ, ngăn cản nước trong da không bị bốc hơi đồng thời bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Với những người bị viêm da cơ địa thì lớp da bảo vệ này sẽ bị tổn thương, da khô, mất nước, các vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào, làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước, gây ngứa ngáy, khó chịu trên da.
Bệnh viêm da cơ địa được xuất hiện từ khá sớm, phổ biến là trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 3 tháng tuổi đến 5 tháng tuổi. Theo thống kê, có tới 60% trẻ bị viêm da cơ địa trong năm đầu tiên, 30% phát bệnh trong 5 năm đầu và trẻ lớn thì tỷ lệ mắc bệnh ít hơn, chỉ khoảng 10%. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi trưởng thành mới thôi. Điều này gây bất tiện và làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.
Viêm da cơ địa là một bệnh lý về da, liên quan đến cơ địa dị ứng, gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ
2. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
- Do yếu tố di truyền: Trong gia đình nếu cha hoặc mẹ bị bệnh chàm da, viêm da cơ địa,…thì tỉ lệ trẻ sinh ra bị viêm da cơ địa là tương đối cao.
- Do cơ địa: Sức đề kháng của trẻ em còn yếu, chưa đủ khả năng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh viêm da cơ địa.
- Do sự thay đổi của thời tiết: Đặc biệt là thời tiết hanh khô, giá lạnh, môi trường bị nhiễm bẩn sẽ khiến bệnh viêm da cơ địa phát triển.
3. Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
- Khoảng 3 tuần đầu sau sinh, trẻ mắc bệnh viêm da cơ địa sẽ bắt đầu xuất hiện các đợt bùng phát cấp tính với các đám đỏ gây ngứa trên da.
- Xuất hiện các vùng tổn thương da có hình móng ngựa quanh vùng miệng, má, trán, cổ, thân mình,…
- Bề mặt nổi nhiều mụn nước nông, li ti, mọc tập trung và xu hướng rỉ dịch.
- Da chảy dịch gây sưng đau, ngứa ngáy.
- Sau một thời gian, da chuyển sang khô ráp, bong trúc, sần sùi, đỏ hơn các vùng da lân cận.
Phần lớn các vùng da bị tổn thương là vùng da mặt, da cổ, tay chân, thân mình. Tuy nhiên, phổ biến nhất là viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh. Đặc biệt, viêm da cơ địa không gây tổn thương ở vùng da mặc bỉm, quấn tã cho trẻ sơ sinh. Do đó, phụ huynh tránh nhầm lẫn với các triệu chứng hăm tã, hăm háng.
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường phổ biến nhất ở vùng mặt
4. Phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Mục đích của việc điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là loại bỏ các triệu chứng mẩn đỏ, gây ngứa da, viêm da, làm dịu da, chống khô da, chống nhiễm trùng,…Tùy vào từng trường hợp và mức độ nặng hay nhẹ để có những phương pháp điều trị phù hợp cụ thể là:
4.1 Điều trị viêm da cơ địa bằng phương pháp dân gian
Trong dân gian lưu truyền một số loại thảo dược có khả năng điều trị viêm da cơ địa ở bé sơ sinh như: lá khế, lá chè xanh, lá tướng quân,…Các loại lá này bạn có thể sử dụng để làm nước tắm cho bé, vừa có công dụng chống khuẩn, giảm ngứa vừa hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa hiệu quả.
Bên cạnh việc tắm bằng lá khế, lá trầu không,…mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm hoặc loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đẩy lùi bệnh viêm da cơ địa.
4.2 Điều trị viêm da cơ địa bằng Tây Y
Thuốc bôi:
Tùy vào mục đích điều trị cần đạt được để bác sĩ kê đơn, chỉ định loại thuốc bôi ngoài da nào phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất
- Thuốc làm ẩm ngoài da: Thường dùng urea 10%, petrolatum.
- Thuốc đắp: Thuốc đắp Jarish, nước muối sinh lý natri clorid 0.9%, dung dịch thuốc tím tỉ lệ 1/10.000.
- Thuốc bạt sừng, bong vảy: Thuốc mỡ goudron, ichthyol, crysophanic,…
- Thuốc điều trị chính: Thuốc có hoạt tính hydrocortisone 1-2.5% để hạn chế tình trạng kích ứng da.
- Thuốc điều trị trung mình: Thuốc có hoạt tính clobetason butyrate, hoạt lực mạnh hơn hydrocortisone.
- Thuốc điều trị mạnh (Dùng trong trường hợp nặng có kèm dầy da): Thuốc có hoạt tính corticoid.
Thuốc uống:
Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi hỗ trợ tại chỗ, các bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc uống giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn, cắt đứt bệnh từ bên trong.
- Nhóm thuốc ức chế hệ miễn dịch: Sử dụng thuốc kháng histamine H1 cho những trường hợp bị viêm da cơ địa do kích ứng, dị ứng.
- Nhóm thuốc kháng sinh: Cephalosphorin và các loại thuốc có hoạt tính tương tự khi có nhiễm khuẩn ngoài da.
5. Cách phòng tránh bệnh viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh
Để phòng tránh viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh, mẹ nên lưu ý những vấn đầu sau:
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Giữ môi trường sống trong lành, sạch sẽ, tránh xa khói bụi, lông động vật.
- Cân bằng độ ẩm, không khí thoáng sạch.
- Khi cho trẻ uống sữa ngoài, ăn dặm phải theo dõi trẻ một thời gian xem trẻ có bị dị ứng không. Nếu có phải thay đổi loại sữa, thực phẩm ngay.
- Không cho trẻ tiếp xúc với những nơi bị ô nhiễm không khí, hóa chất sinh hoạt trong gia đình.
- Hạn chế nuôi chó, mèo, chim cảnh,…khi nhà có con nhỏ. Nếu nuôi thì phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo, chim cảnh.
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có nhiều chuyển biến phức tạp nếu cha mẹ không biết chăm sóc trẻ đúng cách. Vậy nên khi con trẻ có dấu hiệu cảnh báo viêm da cơ địa, mẹ cần đưa bé đến bệnh viên tham khám ngay để có hướng điều trị kịp thời nhất.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội