Những Điều Cần Biết Về Bệnh Thương Hàn Ở Trẻ Em
Bệnh thương hàn ở trẻ em là biểu hiện tình trạng sức khỏe nguy hiểm, không thể coi thường, thậm chí có nguy cơ gây tử vong.
Thương hàn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể đe dọa đến tính mạng. Bệnh thương hàn ở trẻ em là biểu hiện tình trạng sức khỏe nguy hiểm, không thể coi thường, thậm chí có nguy cơ gây tử vong.
Bệnh thương hàn ở trẻ em là gì?
Bệnh thương hàn do loại vi khuẩn Salmonella Typhi (S. Typhi) thuộc họ Salmonella (gây ngộ độc thực phẩm) gây ra. Loại vi khuẩn này sinh sôi và sống ở người, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ nhân lên nhanh chóng và lây lan trong đường máu của cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh thương hàn ở trẻ em
Vi khuẩn thương hàn lây truyền qua sự tiếp xúc với nước tiểu hoặc phân có mang mầm bệnh. Trong quá trình chăm sóc, do người lớn bất cẩn tiếp xúc với nguồn nước, thực phẩm bị nhiễm bệnh dẫn đến trẻ nhỏ bị thương hàn. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm cho trẻ nhỏ và lây lan nhanh.
Những nguyên nhân chính có thể kể đến như:
Thông qua thức ăn và nước uống: Bệnh thương hàn ở trẻ em cũng giống như dịch tả, chủ yếu lây truyền qua nguồn nước và thực phẩm. Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh thương hàn khi vô tình uống phải nước bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc, sử dụng thực phẩm có mang mầm bệnh.
Bị lây nhiễm từ người mang mầm bệnh: Nguyên nhân khiến trẻ sơ sịnh mắc thương hàn có thể do trẻ bị nhiễm vi khuẩn từ người mang mầm bệnh hoặc bị lây từ người nhiễm bệnh khi họ chạm vào bé mà trước đó không rửa tay sát khuẩn.
Phân: Vi khuẩn thương hàn có thể lây truyền qua phân của người nhiễm bệnh và lan truyền rộng rãi nếu người đó sau khi đi vệ sinh không rửa tay.
Nguyên nhân gây bệnh thương hàn ở trẻ em
Cách nhận biết bệnh thương hàn
Triệu chứng bệnh thương hàn ở trẻ em
Các triệu chứng của bệnh thương hàn ở trẻ em sẽ phát triển nhanh, mạnh trong vòng 2 tuần kể từ sau khi trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc bị lây nhiễm. Các dấu hiệu mà mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh có bị thương hàn hay không thông qua":
- Trẻ có triệu chứng sốt nhẹ khoảng 37,5°C, sốt có mức độ tăng theo thời gian và kéo dài hơn ba ngày.
- Cơn sốt có xu hướng nặng hơn vào buổi đêm và trở lại bình thường vào ban ngày.
- Trên ngực xuất hiện các vết đốm màu hồng nhạt
- Trẻ thấy đau bất thường ở vùng dạ dày
- Trẻ tỏ ra mệt mỏi, yếu ớt, bỏ bú, biếng ăn, sụt cân
- Có bựa lưỡi (mảng bảm trắng ở lưỡi)
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy
- Có dấu hiệu đau đầu nghiêm trọng
Cách nhận biết bệnh thương hàn
Tuy nhiên để chắc chắn trẻ có bị thương hàn hay không thì ngoài những triệu chứng biểu hiện trên, ba mẹ nên cho trẻ đến thăm khám bác sĩ để được bác sĩ đưa ra các kết luận chính xác.
>>>Trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy: Nguyên nhân, cách chữa
Cảm thương hàn biến chứng
Bệnh thương hàn ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời, chính xác, sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Nhất là khi thời gian mắc thương hàn của trẻ kéo dài hơn 2 tuần.
Các biến chứng của cảm thương hàn này bao gồm:
Sốc, hôn mê, mê sảng, viêm tụy, viêm phổi, viêm cơ tìm, viêm phế quản, viêm màng não, chảy máu ở dạ dày, ruột, nhiễm trùng ở thận, túi mật...
Cách chữa bệnh thương hàn
Phương pháp điều trị bệnh thương hàn ở trẻ em
Sau khi trẻ được bác sĩ thăm khám và đã được xác nhận rằng trẻ bị thương hàn do có vi khuẩn Salmonella Typhi tồn tại trong cơ thể của bé, bác sĩ sẽ kê một số loại kháng sinh nhất định nhằm tiêu diệt các vi khuẩn này. Để việc điều trị sốt thương hàn ở trẻ sơ sinh đạt được hiệu quả sẽ cần dùng đến thuốc trong tối đa hai tuần hoặc theo thời gian được kê đơn.
Cách chữa bệnh thương hàn
Lưu ý đặc biệt: Ba mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi vì chỉ có bác sĩ mới đảm bảo được rằng trẻ đang được sử dụng đúng loại thuốc và đúng liều lượng phù hợp với độ tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe của trẻ. Việc tự ý cho con dùng thuốc kháng sinh đã khiến cho vi khuẩn thương hàn đã kháng với nhiều loại kháng sinh, không chỉ ở ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Do đó, khi điều trị thương hàn cho trẻ em, cần đặc biệt tuần thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cụ thể:
- Lựa chọn kháng sinh thích hợp cho trẻ (tốt nhất là theo kháng sinh đồ).
-
Có phương pháp hỗ trợ điều trị: hạ sốt khi nhiệt độ > 38,5 độ C; bù nước, điện giải
-
Chăm sóc trẻ tốt và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Chú ý nên cho trẻ bị thương hàn ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, cung cấp đủ calo, không hạn chế ăn uống.
-
Phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng cảm thương hàn.
Chăm sóc trẻ em bị thương hàn cần chú ý điều gì?
Nếu trẻ nhỏ bị thương hàn, sức khỏe yếu đến nỗi không thể tự bú sữa hay ăn uống, thì con sẽ cần phải nhập viện để được điều trị, truyền dịch, kháng sinh cũng như chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn hồi phục bé sẽ được về nhà. Để giúp trẻ nhỏ mau lành bệnh hơn, ba mẹ có thể thực hiện theo những gợi ý dưới đây:
1. Về chế độ dinh dưỡng
Bị sốt thương hàn sẽ khiến trẻ bị mất rất nhiều nước do bị nôn ói, tiêu chảy hay đồ mồ hôi. Do đó, ba mẹ nên cho trẻ được uống đước đầy đủ để bù lại lượng nước đã mất. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể được để nghị sử dụng dung dịch bù nước và điện giải bằng đường uống bởi bác sĩ.
Trẻ nhỏ bị thương hàn sẽ rất lười ăn uống, bỏ bú nhưng việc nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi cũng rất quan trọng. Do vậy, đối với bé còn bú mẹ, hãy cho bú sữa thường xuyên. Đối với trẻ em đang tập ăn dặm, trẻ lớn hơn, ba mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn và cho con ăn mỗi 2 – 3 giờ.
2. Chế độ nghỉ ngơi
Sau cơn sốt thương hàn, bé cần được nghỉ ngơi thật nhiều để hồi phục sức khỏe cho đến khi hoàn toàn khỏi hẳn.
3. Vệ sinh cho bé
Khi được ba mẹ vệ sinh thân thể, thay quần áo cho mỗi ngày sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái, sạch sẽ hơn. Ba mẹ nên lau sơ qua thân người cho bé bằng khăn mềm với nước ấm khi thấy con đổ mồ hôi nhiều để bé yêu luôn cảm thấy thật thoải mái và sớm hồi phục nhé!
Lưu ý khi chữa bệnh thương hàn cho trẻ
Các triệu chứng quan sát được của bệnh thương hàn ở trẻ em sẽ biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng cũng như dần biến mất trong vòng 5 ngày từ khi bắt đầu điều trị.
Sau khi hồi phục, trẻ vẫn có thể là người mang vi khuẩn. Có nghĩa là trẻ có thể truyền bệnh cho người khác. Dó đó, ba mẹ nên chú ý tuần thủ các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc phù hợp.
Biện pháp phòng ngừa bệnh thương hàn ở trẻ em
Phòng ngừa bệnh thương hàn
Các dạng vaccine phòng bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn ở trẻ em khá phổ biến ở nước ta. Do vậy, việc chủng ngừa căn bệnh này là điều rất cần thiết. Có hai loại vaccine thương hàn cho trẻ em, bao gồm:
- Vaccine tiêm phòng: được tiêm vào cánh tay của trẻ từ 0 – 2 tuổi
- Loại uống: Một số dạng vaccine đường uống sẽ thích hợp cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
Chú ý: Các loại vaccine sẽ có tác dụng bảo vệ cho trẻ trong tối đa 3 năm. Do đó, sau khoảng thời gian trên ba mẹ nên đưa bé đi chích/uống nhắc lại sau quãng thời gian này.
Ngăn ngừa bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ
Ngoài vaccin, ba mẹ có thể thực hiện những biện pháp dưới đây để phòng tránh bệnh thương hàn ở trẻ em:
- Sử dụng nước sạch, dùng nước đã đun sôi hoặc đã qua lọc để ăn, uống hàng ngày
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đa dạng thực phẩm tốt cho sức khỏe bao gồm thịt, cá, các sản phẩm từ sữa, trái cây và rau quả.
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, trước khi ăn, khi nấu nướng thức ăn, sau khi ra ngoài, sau khi đi vệ sinh...
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nhà ở, nhà bếp, môi trường sống để ngăn vi khuẩn gây bệnh tích tụ
Trên đây là những thông tin chia sẻ đến ba mẹ những điều cần biết về bệnh thương hàn ở trẻ em, nguyên nhân, cách phòng ngừa, điều trị. Hy vọng đã giúp ba mẹ có thêm những hiểu biết cần thiết để chăm sóc bé yêu tốt hơn. Chúc gia đình luôn khỏe mạnh.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội