ADHD Là Gì? Nguyên Nhân - Hậu Quả - Cách Khắc Phục

ADHD Là Gì? Nguyên Nhân - Hậu Quả - Cách Khắc Phục

Hội chứng ADHD hay còn được gọi là hội chứng tăng động giảm chú ý thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, còn rất nhiều ba mẹ chưa thật sự hiểu rõ về căn bệnh này cũng như chưa nhận thức hết được những hậu quả nó có thể gây ra. Vậy thì cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!

Hội chứng ADHD hay còn được gọi là hội chứng tăng động giảm chú ý thường gặp ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ em mắc phải chứng bệnh này chiếm khoảng 3-6%. Các triệu chứng rối loạn này thường được chẩn đoán từ khi trẻ còn nhỏ và có thể kéo dài tới trưởng thành, gây nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt, học tập và giao tiếp cho trẻ.

ADHD là gì?

adhd là gì, adhd là bệnh gì, add/adhd là gì, chứng adhd là gì, adhd nghĩa là gì, hội chứng adhd là gì, triệu chứng adhd là gì, add và adhd là gì

Chứng ADHD là gì?

ADHD (từ viết tắt của Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc trưng của rối loạn này là sự hấp tấp, vội vàng, trẻ hiếu động thái quá (tăng động) đi kèm với việc suy giảm khả năng chú ý, tập trung. Hội chứng này có thể tiếp tục và kéo dài đến tuổi thiếu niên và trưởng thành.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ bị mắc ADHD ở nước ta là 3.01% và tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng.

Có ba dạng rối loạn tăng động giảm chú ý:

  • Hiếu động bốc đồng: những trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý dạng hiếu động bốc đồng hay gặp phải tình trạng hiếu động và bốc đồng quá mức, trẻ bị tăng động.
  • Suy giảm chú ý: những trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý nhóm này có triệu chứng nổi bật nhất là ít chú ý, mất tập trung.
  • Kết hợp 2 dạng trên: những trẻ thuộc nhóm này có triệu chứng của cả 2 nhóm hiếu động bốc đồng và suy giảm chú ý.

Nguyên nhân gây ra hội chứng ADHD

Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà y học trên thế giới vẫn chưa chỉ ra đầy đủ về nguyên nhân gây ra hội chứng ADHD. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng, chứng rối loạn tăng động giảm chú ý này có liên quan đến việc các hóa chất trong não bị mất cân bằng và ảnh hưởng đến hành vi của người bệnh.

Triệu chứng ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý

adhd là gì, adhd là bệnh gì, add/adhd là gì, chứng adhd là gì, adhd nghĩa là gì, hội chứng adhd là gì, triệu chứng adhd là gì, add và adhd là gì

Triệu chứng ADHD là gì?

Đối với những trẻ mắc phải hội chứng ADHD, thường có thể dễ dàng nhận thấy thông qua các triệu chứng biểu hiện dưới đây.

Không tập trung:

  • Dễ dàng bị phân tâm, không làm theo hướng dẫn, không hoàn tất việc học hay công việc nhà, dễ mất tập trung, có rắc rối với công việc của tập thể hoặc không thích, tránh né các nhiệm vụ đòi hỏi tập trung tinh thần trong thời gian dài.
  • Lơ đãng, hay mơ màng: trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý không hề kém thông minh so với các bạn.
  • Tuy nhiên, trẻ gặp khó khăn để lắng nghe hướng dẫn của thầy cô, từ đó thường xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt lời giảng hoặc những yêu cầu của việc làm bài tập.
  • Thường quên bài vở, mất dụng cụ học tập ở lớp
  • Kết quả học tập không ổn định: do độ tập trung kém sẽ dẫn đến việc tiếp thu chậm nên kết quả học tập ở trẻ rối loạn tăng động kém chú ý thường không ổn định. Trẻ cũng gặp khó khăn về kỹ năng đọc và viết. Khoảng 20% trẻ mắc chứng rối loạn tăng động kém chú ý cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.

Hiếu động thái quá, tăng động:

  • Luôn đi lại, di chuyển, không thể ngồi yên 1 chỗ
  • Nói chuyện quá nhiều, nói to, cười to, dễ cáu kỉnh
  • Thiếu kiên nhẫn trong việc phải chờ đợi đến lượt
  • Ngọ nguậy tay chân không yên khi phải bắt buộc ngồi một chỗ
  • Chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống không phù hợp
  • Không thể im lặng chơi hoặc tham gia vào các hoạt động giải trí
  • Không thể kiềm chế cảm xúc, dễ hành xử bộc phát
  • Can thiệp, quấy rầy vào hoạt động của người khác.

Bốc đồng:

Có thể hành xử bộc phát một cách nguy hiểm mà không cần quan tâm, không lường trước hậu quả.

Hay quậy phá, dễ nổi giận, rất khó kiềm chế cảm xúc. Trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ ở những thời điểm không phù hợp.

Khả năng tập trung, chú ý kém

adhd là gì, adhd là bệnh gì, add/adhd là gì, chứng adhd là gì, adhd nghĩa là gì, hội chứng adhd là gì, triệu chứng adhd là gì, add và adhd là gì

Hội chứng ADHD là gì?

Trẻ có các vấn đề về tập trung chú ý nếu trẻ có ít nhất 6 dấu hiệu sau trong thời gian tối thiểu là 6 tháng:

  • Không thể tập trung, chú ý nhiều vào các chi tiết hay tỉ mỉ làm một việc gì đó
  • Khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc vui chơi
  • Có vẻ không lắng nghe, không tập trung được khi người khác khi nói chuyện
  • Không tuân theo những hướng dẫn, yêu cầu hoặc không thể hoàn thành bài tập ở trường, công việc nhà
  • Khó khăn khi thực hiện các hoạt động cần tính tổ chức
  • Dễ bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài
  • Thường xuyên quên làm các công việc hằng ngày

Ngoài ra trẻ còn có các triệu chứng khác như:

Không giao tiếp với bạn bè: trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô, gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới.
Khó khăn khi bày tỏ cảm xúc: trẻ mắc ADHD cũng thường chậm phát triển nhận thức hay về vận động và ngôn ngữ đi kèm. Do đó, trẻ hay gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc bằng lời hoặc những cử chỉ thông thường.

Hậu quả ADHD gây ra

adhd là gì, adhd là bệnh gì, add/adhd là gì, chứng adhd là gì, adhd nghĩa là gì, hội chứng adhd là gì, triệu chứng adhd là gì, add và adhd là gì

Hậu quả của ADHD là gì?

Ngay từ những năm tháng đầu đời, nếu khả năng tập trung của trẻ không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến tư duy, khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ sau này.

Thành tích học tập của trẻ bị sa sút, tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa

Có những hành vi xã hội không tốt: rối loạn hành vi, xung động bạo lực, nghiện game….

>>> Bài viết liên quan:

Trẻ bị ADHD phải làm sao?

Hiện nay, có nhiều cách để điều trị chứng ADHD ở trẻ em như dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, giáo dục hay rèn luyện hành vi… Tuy nhiên, với mỗi trẻ sẽ có phương pháp can thiệp khác nhau và điều quan trọng nằm ở sự quan tâm con và sự kiên nhẫn, kiên trì điều trị cho con của ba mẹ để con có thể cải thiện từng ngày.

Điều trị bằng thuốc

Phương pháp dùng thuốc với hiệu quả 80% đang là phương pháp được ưu tiên hàng đầu để điều trị chứng tăng động giảm chú ý. Trong đó, loại thuốc phổ biến được dùng để điều trị là thuốc an thần, giúp xoa dịu cảm xúc, cải thiện sự mất cân bằng hóa học trong não, tinh thần được xoa dịu, giảm cảm giác âu lo, bồn chồn.

Liệu pháp tâm lý

Ngoài phương pháp sử dụng thuốc để điều trị thì việc áp dụng những liệu pháp tâm lý cũng đem lại những lợi ích không nhỏ trong quá trình điều trị cho ADHD cho trẻ. Phương pháp này thực hiện từ những điều tưởng chừng rất đơn giản:

adhd là gì, adhd là bệnh gì, add/adhd là gì, chứng adhd là gì, adhd nghĩa là gì, hội chứng adhd là gì, triệu chứng adhd là gì, add và adhd là gì

Phương pháp điều trị hội chứng ADHD

Ba mẹ dành thời gian để tâm sự với con, để có thể hiểu con nhiều hơn, hiểu được mong muốn của con.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể tham khảo theo ý kiến tư vấn từ các chuyên gia tâm lý hay lắng nghe những chia sẻ của ba mẹ có con trong cùng hoàn cảnh. Bởi hơn ai hết, họ là những người am hiểu, có nhiều kiến thức chuyên môn để có thể đưa ra những chỉ dẫn phù hợp.

Ba mẹ kể cho trẻ nghe những câu chuyện hài hước, thú vị, cho trẻ nghe những bản nhạc vui tươi hay cùng con chơi đùa để giúp con giải tỏa bớt căng thẳng, cải thiện tâm trạng lo lắng bồn chồn và có thể kiềm chế được cảm xúc.

Kết hợp phương pháp giáo dục phù hợp

Với những trẻ mắc chứng ADHD trong độ tuổi đi học, việc điều trị cần nhận được sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên với gia đình. Khi kết hợp những liệu pháp tâm lý với giáo dục sẽ giúp tình trạng nhanh chóng được cải thiện, trẻ nhanh chóng hòa nhập với bạn bè, cuộc sống.

Liệu pháp hành vi nhận thức: giải thích cho trẻ hiểu việc cần làm là gì,hành vì nào tốt, hành vi nào nên tránh. Có thể chia nhỏ nhiệm vụ cần làm thành các bước nhỏ, hướng dẫn trẻ cách làm, có khen thưởng, động viên khi trẻ tiến bộ để củng cố hành vi tốt.

adhd là gì, adhd là bệnh gì, add/adhd là gì, chứng adhd là gì, adhd nghĩa là gì, hội chứng adhd là gì, triệu chứng adhd là gì, add và adhd là gì

Ba mẹ dành thời gian quan tâm con nhiều hơn giúp cải thiện chứng ADHD hiệu quả

Hỗ trợ và tư vấn gia đình cách quan tâm đến trẻ: cha mẹ cần thống nhất cách nuôi dạy trẻ. Nhờ sự giúp đơc kết hợp nhà trường - gia đình.

Bài tập tăng cường vận động: giúp trẻ lập kế hoạch vận động và có thể làm chủ vận động và lực các cơ.

Bên cạnh đó, một số bài tập còn giúp tăng khả năng tập trung chú ý ở trẻ.

Trò chơi trị liệu phù hợp: Áp dụng đồng thời khi trẻ chơi với bạn, vừa giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, rèn tính kiên trì, vừa học cách tổ chức và ứng xử với bạn. Lưu ý: Không nên chơi những trò chơi gây kích thích ngoài tầm kiểm soát của trẻ.

Liệu pháp hành vi

Lập thời gian biểu cho trẻ giúp trẻ tập dần với thói quen làm việc theo kế hoạch, kết hợp với lời nói, hành động của ba mẹ để tác động dần hành vi của trẻ theo hướng tích cực.

Lưu ý: điều chỉnh từng hành vi một, không nên đặt quá nhiều mục tiêu cùng một lúc bởi rất dễ gây tâm lý ức chế cho trẻ khi không thực hiện được. Khi trẻ làm không đúng, ba mẹ nên nhắc nhở nhẹ nhàng mà không nên la mắng hay đánh trẻ.

>>> Có thể mẹ quan tâm:

Tập luyện thể dục: Những trẻ bị tăng động suy giảm chú ý được khuyến khích tập thể dục mỗi ngày với cường độ từ trung bình đến mạnh. Trẻ có thể thực hiện bằng cách tham gia các môn thể thao mà chúng yêu thích: đạp xe, bơi lội, nhảy, hay đơn giản là đi bộ hít thở không khí… Việc cho trẻ mắc ADHD tập thể dục đem lại rất nhiều lợi ích.

adhd là gì, adhd là bệnh gì, add/adhd là gì, chứng adhd là gì, adhd nghĩa là gì, hội chứng adhd là gì, triệu chứng adhd là gì, add và adhd là gì

Vận động, chơi thể thao giúp điều trị ADHD hiệu quả

Lưu thông máu: Trẻ mắc phải hội chứng ADHD có lưu lượng máu ít hơn ở những vùng não chịu trách nhiệm cho suy nghĩ, lập kế hoạch, bày tỏ cảm xúc, hành vi. Vì vậy, tập thể dục là một cách làm tăng lưu lượng máu đến não giúp trẻ tư duy tốt hơn.

Cải thiện mạch máu và cấu trúc não, cải thiện khả năng tư duy của trẻ.

Tăng hoạt động của các bộ phận của não bộ liên quan đến hành vi và cải thiện sự chú ý của trẻ.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị về hành vi có thể thay thế hay áp dụng đồng thời với thuốc đã được thử nghiệm bao gồm:

Yoga, thiền: giúp trẻ thư giãn và rèn tính kiên trì, tập trung, học tính kỷ luật

Chế độ ăn đặc biệt: loại bỏ một số thực phẩm như đường và chất gây dị ứng phổ biến như lúa mì, sữa và trứng. Bổ sung các loại vitamin, vi chất dinh dưỡng và axit béo thiết yếu

Luyện tập cách phản hồi thần kinh: giúp giữ cho các sóng não ở phía trước hoạt động tốt

Phòng ngừa chứng ADHD cho trẻ

Các phương pháp được áp dụng để phòng ngừa bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý bao gồm:

Không để trẻ bị chấn thương đầu hay bị nhiễm trùng thần kinh trung ương

Không cho trẻ tiếp xúc với kim loại nặng (chì)

Phụ nữ mang thai không được hút thuốc, uống rượu hay dùng ma túy, chất gây nghiện, tránh tiếp xúc chất độc.

Nếu chẳng may bé cưng nhà bạn mắc chứng tăng động giảm chú ý thì bạn cũng đừng quá lo bởi chỉ cần bạn kiên nhẫn thực hiện các liệu pháp điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ thì hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng của trẻ.

Hy vong với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp ba mẹ có thêm những hiểu biết cần thiết về hội chứng ADHD ở trẻ để có những biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp. Truy cập Mẹ khỏe con thông minh để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích chăm sóc và nuôi dạy con của ba mẹ thông thái nhé. chúc ba mẹ thành công.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!