Bà Bầu Bị Căng Tức Bụng Dưới Là Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?

Bà Bầu Bị Căng Tức Bụng Dưới Là Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?

Mang thai là khoảng thời gian vô cùng khó khăn, vất vả đối với chị em. Bà bầu có thể gặp phải các triệu chứng đau nhức khó chịu như: căng tức bụng dưới. Vậy bà bầu bị căng tức bụng dưới có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bà bầu bị căng tức bụng dưới là tình trạng rất thường gặp và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Vậy bà bầu bị căng tức bụng dưới khi nào là nguy hiểm? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau nhé.

1. Bà bầu bị căng tức bụng dưới có nguy hiểm không?

Trong quá trình mang thai, bà bầu sẽ gặp nhiều triệu chứng đau nhức, khó chịu, bao gồm cả tình trạng căng tức bụng dưới.

Cũng như các tình trạng bị đau khác, căng tức bụng dưới là do nhiều nguyên nhân gây ra và tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể, diễn ra trong giai đoạn nào mới xác định được mức độ nguy hiểm, có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai kỳ không và cụ thể như thế nào.

Để các mẹ bầu nắm bắt rõ hơn về vấn đề này, mekhoeconthongminh.com sẽ liệt kê cho cho các mẹ biết đâu là những trường hợp không cần lo lắng, đâu là những trường hợp nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, bà bầu cần phải cẩn trọng hơn.

bà bầu bị căng tức bụng dưới, bà bầu bị căng tức bụng sau khi an, đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng, căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa, căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu, bà bầu đau bụng dưới tháng cuối, bà bầu đi tiểu xong bị đau bụng, bà bầu bị nặng bụng dưới

Tùy vào nguyên nhân mới biết được bà bầu bị đau bụng dưới có nguy hiểm hay không

2. Trường hợp bà bầu căng tức bụng dưới không nguy hiểm

Nếu thuộc 1 trong 4 trường hợp dưới đây thì bà bầu bị căng tức bụng dưới không cần phải lo lắng:

Thụ thai trong những ngày đầu tiên của quá trình mang thai

Ở giai đoạn sớm của thai kỳ, kể cả thời gian đầu khi bạn chưa nhận ra mình mang thai, phôi thai khi được cấy vào thành tử cung sẽ gây cảm giác đau bụng dưới như thời điểm có kinh nguyệt. Lúc này, bạn không phải lo lắng gì nhiều, chúng sẽ sớm qua đi.

Do thai nhi ngày càng lớn lên

Từ tuần thứ 12 của thai kỳ, tử cung căng ra và kích cỡ tương đương như 1 quả bưởi. Nếu là mang bầu song thai hoặc đa thai thì tình trạn này sẽ đến sớm hơn. Khi kích thước tử cung tăng lên sẽ khiến bà bầu bị đau căng tức vùng bụng dưới. Điều này là hoàn toàn bình thường cho thấy thai kỳ đang tiến triển bình thường.

Do táo bón

Hầu hết, các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng táo bón trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì lúc này, lượng hormone trong cơ thể tăng, làm chậm quá trình tiêu hóa cũng như giãn cơ trong ruột, khiến bà bầu gặp phải tình trạng táo bón, phân cứng và khô. Kèm theo đó là tình trạng đầy hơi.

Khi bà bầu bị căng tức bụng dưới do táo bón thì bà bầu hãy thay đổi tư thế thường xuyên, thay đổi vị trí ngồi hoặc nằm, nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái thì tình trạng này sẽ đỡ đi nhiều.

Bên cạnh đó, bà bầu cần tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày. Hãy đảm bảo uống đủ nước, vận động và chia nhỏ các bữa ăn. Sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa để cải thiện tình trạng này.

Do cơn cực khoái

Trong thai kỳ, nếu bà bầu vẫn duy trì đời sống tình dục thường xuyên thì có thể gặp phải tình trạng đau căng tức bụng dưới do cực khoái gây ra. Phần lớn là do tâm lý lo lắng làm tổn thương đến em bé khi quan hệ, do lưu lượng máu đến vùng xương chậu tăng lên hoặc do tử cung co bóp khi cơn cực khoái diễn ra.

Cảm giác căng tức bụng dưới trong lúc này có thể kèm theo tình trạng đau lưng phía dưới. Tuy nhiên, tình trạng này là phổ biến, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé nên bạn không cần phải lo lắng gì nhiều.

Để cải thiện tình trạng này, bà bầu chịu khó nằm nghỉ ngơi thư giãn, giảm bớt lo lắng để làm giảm bớt đi cảm giác khó chịu.

bà bầu bị căng tức bụng dưới, bà bầu bị căng tức bụng sau khi an, đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng, căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa, căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu, bà bầu đau bụng dưới tháng cuối, bà bầu đi tiểu xong bị đau bụng, bà bầu bị nặng bụng dưới

Bà bầu bị căng tức bụng dưới là do cực khoái hoặc táo bón thì không phải lo lắng gì nhiều

3. Trường hợp bà bầu bị căng tức bụng dưới nguy hiểm phải thận trọng

Bên cạnh những trường hợp không quá nguy hiểm vẫn còn nhiều trường hợp căng tức bụng dưới gây nguy hiểm cho bà bầu. Cụ thể như sau:

  • Đau đột ngột hoặc cơn đau dai dẳng không giảm, không dứt. Ngay cả khi bà bầu ngồi nghỉ ngơi cũng không thấy đỡ. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bà bầu đang gặp vấn đề nào đó ở nhau thai. Lúc này, bà bầu cần phải đến bệnh viện thăm khám và xác định rõ nguyên nhân vì sao.
  • Đau bụng dưới kèm theo triệu chứng sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh.
  • Đau dữ dội 1 bên bụng dưới khi đang ở trong giai đoạn đầu của kỳ mang thai. Cơ thể cảm thấy không được khỏe, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.
  • Đau bụng dưới kèm theo dấu hiệu chảy máu, đau cả vùng thắt lưng,…Đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc bong nhau non.
  • Thấy mờ mắt hoặc chóng mắt, cảm giác không được khỏe, đau đầu âm ỉ hoặc dữ dội, đau bụng dưới, đau dưới xương sườn bên phải, cảm giác áp lực lên bụng tăng,…Và nếu bà bầu đang ở trong khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ thì rất có thể đây là dấu hiệu của tiền sản giật.
  • Bụng dưới khó chịu, đi tiểu rắt, tiểu gắt hoặc có máu, dịch tiết ra từ âm đạo có mùi hôi hoặc có lẫn máu,…Đây có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nếu mang thai dưới tuần 37 mà cảm thấy bụng dưới căng tức khó chịu cùng những cơn co thắt thì có thể là dấu hiệu sinh non.

Với những thông tin trên thì chắc hẳn các bạn đã biết bà bầu bị căng tức bụng dưới trường hợp nào là nguy hiểm, trường hợp nào là không nguy hiểm. Nếu thấy cơ thể xuất hiện bất cứ biểu hiện nào lạ, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và xử lý kịp thời.

Chúc các bạn có 1 thai kỳ khỏe mạnh.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!