Bà Bầu Bị Cảm Cúm Có Nên Xông? Cách Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu

Bà Bầu Bị Cảm Cúm Có Nên Xông? Cách Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu

Xông hơi là phương pháp trị cảm cúm cực kỳ hiệu quả được áp dụng từ thời xa xưa cho đến nay. Tuy nhiên, bà bầu bị cảm cúm có nên xông? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau nhé.

Khi mang thai, hệ miễn dịch suy yếu nên mẹ bầu rất dễ mắc bệnh cảm cúm. Việc không sử dụng được thuốc Tây khiến mẹ bầu nghĩ ngay đến phương pháp xông hơn. Vậy bà bầu bị cảm cúm có nên xông?

1. Xông hơi là gì?

Xông hơi là một phương pháp dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách toát mồ hôi của cơ thể do hệ thần kinh tự động điều khiển. Việc điều tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại biên qua xông hơi không chỉ giúp giải cảm, hạ sốt mà còn được vận dụng để làm tiêu thũng tán thấp, hạ cao huyết áp, giải độc cho cơ thể trong nhiều trường hợp khác.

Mọi người thường dùng nồi xông để xông hơi. Hơi nước bốc lên từ nồi xông làm giãn nở mạch máu dưới da vừa kích thích lưu thông khí huyết vừa thúc đẩy việc đào thải hàn khí hoặc thấp khí ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi. Từ đó, có tác dụng giải cảm, hạ sốt cực kỳ tốt.

bà bầu bị cảm cúm có nên xông, bầu bị cảm có xông được không, bà bầu bị cảm cúm có xông được không, bà bầu cảm cúm có nên xông, bà bầu bị cảm cúm có xông lá được không, bà bầu bị cảm cúm có nên tắm không, bầu bị cảm có nên xông không, bà bầu bị cúm có được xông lá, bà bầu bị cúm có xông được không

Xông hơi là một biện pháp giải cảm, hạ sốt cực tốt

2. Bà bầu bị cảm cúm có nên xông không?

Xông hơi có tác dụng rất lớn trong việc giải việc giải cảm và các bệnh liên quan đến đường hô hấp một cách nhanh chóng mà không cần dùng đến thuốc Tây. Tuy nhiên, theo các bác sĩ và chuyên gia thì bà bầu bị cảm cúm không nên xông. Vì bà bầu xông hơi có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng. Cụ thể như sau:

  • Trong quá trình xông hơi, bà bầu phải ngồi bên cạnh nồi nước xông có nhiệt độ cao rồi chùm chăn kín mít. Điều này khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, dẫn đến nóng nước ối, gây ảnh hưởng đến bào thai trong bụng. Trường hợp nhiệt độ cơ thể bà bầu tăng từ 38 độ C trở lên, thai nhi có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và mất nước về sau trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
  • Áp lực của hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi có thể khiến bà bầu bị chóng mặt, ngạt thở, hạ huyết áp. Điều này làm ảnh hưởng đến thai nhi vì huyết áp thấp làm giảm số lượng máu dẫn đến cho thai nhi.
  • Bên cạnh đó, bà bầu bụng to còn rất nặng nề, không được khéo léo như bình thường nên nếu bất cẩn thì có thể bị bỏng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Với những lý do trên, chắc hẳn các bạn đã biết: Bà bầu bị cảm cúm có nên xông không? Từ đó có những giải pháp an toàn và hiệu quả hơn cho cả mẹ và bé.

bà bầu bị cảm cúm có nên xông, bầu bị cảm có xông được không, bà bầu bị cảm cúm có xông được không, bà bầu cảm cúm có nên xông, bà bầu bị cảm cúm có xông lá được không, bà bầu bị cảm cúm có nên tắm không, bầu bị cảm có nên xông không, bà bầu bị cúm có được xông lá, bà bầu bị cúm có xông được không

Theo các chuyên gia, bà bầu không nên xông hơi để trị cảm cúm

3. Bà bầu bị cảm cúm phải làm sao?

Thay vì xông hơi, bà bầu có thể lựa chọn một số giải pháp tự nhiên dưới đây để khắc phục bệnh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Duy trì một lối sống lành mạnh sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng khó chịu cho bà bầu bị cảm cúm, cụ thể:

  • Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong thời gian bị bệnh để cơ thể bớt mệt mỏi hơn, phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.
  • Cố gắng ngủ đúng giờ, đủ giấc.
  • Tránh căng thẳng, lo âu quá mức khiến bệnh lâu khỏi hơn.
  • Súc miệng, nhỏ mũi hằng ngày với nước muối sinh lý để sát trùng, làm thông thoáng đường thở, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lây lan xuống đường hô hấp dưới.
  • Giữ ấm cơ thể nhất là vùng mũi họng khi trời trở lạnh.
  • Thoa tinh dầu tràm dưới mũi, ngực, lòng bàn chân để làm ấn toàn thân, giúp thông mũi, tăng cường lưu thông máu.
  • Tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió để cơ thể hạ nhiệt, tuần hoàn máu tốt hơn. Nước ấm giúp thư giãn thần kinh, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Dùng gối kê cao đầu trong lúc ngủ để làm giảm tình trạng nghẹt mũi, trào ngược đờm, giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn.

Bổ sung các món ăn có tác dụng chữa cảm cúm

Để không làm tăng nặng các triệu chứng của cảm cúm, chị em nên hạn chế ăn các loại thực phẩm khô cứng, gia vị cay, thức ăn chế biến sẵn. Thay vào đó, chị em nên uống nhiều nước ấm hơn, bổ sung các món ăn chữa cảm cúm sau:

Súp gà

Súp gà là món ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Nó bổ sung nhiều protein từ thịt gà cho cơ thể. Đồng thời kết hợp với nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào trong rau củ, giúp mẹ bầu đỡ mệt mỏi hơn, tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt virus hiệu quả hơn. Mặt khác, ăn món này khi còn ấm còn làm lỏng dịch nhầy trong đường hô hấp, giảm nghẹt mũi, xoa dịu kích ứng trong cổ họng.

bà bầu bị cảm cúm có nên xông, bầu bị cảm có xông được không, bà bầu bị cảm cúm có xông được không, bà bầu cảm cúm có nên xông, bà bầu bị cảm cúm có xông lá được không, bà bầu bị cảm cúm có nên tắm không, bầu bị cảm có nên xông không, bà bầu bị cúm có được xông lá, bà bầu bị cúm có xông được không

Súp gà là món ăn cực kỳ tốt cho bà bầu bị cảm cúm

Chuẩn bị:

  • 200g thịt ức gà (luộc chín, xé sợi)
  • 1 củ cà rốt (gọt vỏ, thái hạt lựu)
  • ½ trái bắp Mỹ (tách hạt)
  • 4 cái nấm hương (ngâm nở, thái nhỏ)
  • Ngò rí và hành lá thái nhuyễn
  • Bột năng
  • 2 quả trứng gà (đánh tan)
  • Nước dùng hầm từ xương gà
  • Gia vị thông dụng như: mắm, muối, hạt nêm,…

Cách thực hiện:

  • Đun sôi nước dùng gà, bỏ cà rốt và nấm hương vào nấu cho chín rồi cho thịt gà vào.
  • Nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn rồi cho từ từ trứng gà vào. Dùng đũa khuấy đều để tạo sợi.
  • Cuối cùng hòa bột năng và đổ vào nồi súp, sử dụng lượng vừa đủ để súp có độ sánh đặc hơn.
  • Múc súp ra chén, rắc hành lá, ngò rí lên trên. Thưởng thức khi còn nóng.

Cháo hành, tía tô

Cháo hành, tía tô có tác dụng giải cảm cực tốt, kích thích cơ thể bài tiết mồ hôi. Đồng thời, món ăn này cũng giúp mẹ bầu dễ tiêu hóa hơn, nhẹ bụng, có cảm giác ăn ngon miệng.

bà bầu bị cảm cúm có nên xông, bầu bị cảm có xông được không, bà bầu bị cảm cúm có xông được không, bà bầu cảm cúm có nên xông, bà bầu bị cảm cúm có xông lá được không, bà bầu bị cảm cúm có nên tắm không, bầu bị cảm có nên xông không, bà bầu bị cúm có được xông lá, bà bầu bị cúm có xông được không

Cháo hành lá tía tô có tác dụng giải cảm, kích thích mồ hôi tiết ra

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tía tô, hành lá
  • ½ chén gạo
  • 100g thịt nạc lợn băm nhỏ

Cách thực hiện:

  • Tía tô, hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu cháo, ninh nhừ cùng thịt lợn.
  • Đợi khi cháo chín mềm thì cho gia vị vào sao cho vừa miệng ăn.
  • Cho hành lá, tía tô vào. Chia làm 1 – 2 lần để ăn trong ngày khi còn nóng.

Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng các bài thuốc dân gian

Bài thuốc từ tỏi

Trong tỏi chứa hàm lượng allicin cao, chất này hoạt động như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ức chế virus gây cảm cúm mà không gây hại đến thai nhi.

bà bầu bị cảm cúm có nên xông, bầu bị cảm có xông được không, bà bầu bị cảm cúm có xông được không, bà bầu cảm cúm có nên xông, bà bầu bị cảm cúm có xông lá được không, bà bầu bị cảm cúm có nên tắm không, bầu bị cảm có nên xông không, bà bầu bị cúm có được xông lá, bà bầu bị cúm có xông được không

Tỏi có khả năng ức chế virus gây cảm cúm nên rất tốt cho bà bầu bị cảm cúm

Cách thực hiện:

  • Mẹ giã nát 2 – 3 tép tỏi rồi pha loãng với một ít nước ấm.
  • Gạt lấy phần nước cốt để uống, loại bỏ phần bã.

Bài thuốc từ tía tô và kinh giới

Tía tô và kinh giới đều có tác dụng giải cảm cực tốt. Chúng giúp tiêu diệt virus cúm, làm tăng tiết mồ hôi, giảm ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi, giúp đường thở trở nên thông thoáng hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, 1 nắm lá kinh giới rồi đem rửa sạch.
  • Bỏ 2 dược liệu này vào trong ấm sắc thuốc. Cho 2 bát nước vào, sắc đến khi nào còn khoảng 1 bát nước.
  • Uống ngày 2 lần khi còn ấm.

Bài thuốc từ gừng tươi

Gừng có tính ấm, giúp diệt khuẩn, tiêu viêm, ức chế virus, giảm ho, xoa dịu cơn đau rát trong cổ họng.

bà bầu bị cảm cúm có nên xông, bầu bị cảm có xông được không, bà bầu bị cảm cúm có xông được không, bà bầu cảm cúm có nên xông, bà bầu bị cảm cúm có xông lá được không, bà bầu bị cảm cúm có nên tắm không, bầu bị cảm có nên xông không, bà bầu bị cúm có được xông lá, bà bầu bị cúm có xông được không

Gừng có tính ấm, giúp diệt khuẩn, tiêu viêm, ức chế virus gây cảm cúm

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 4 – 5 lát gừng tươi đem nấu với 300ml nước trong 10 phút.
  • Gạn uống phần nước khi trà gừng còn ấm hoặc cho thêm một ít mật ong vào cho dễ uống.

Trên đây là những thông tin giải đáp: Bà bầu bị cảm cúm có nên xông không? Đây là phương pháp không an toàn, mẹ bầu không nên áp dụng nhé. Thay vào đó, khi có dấu hiệu mắc bệnh, tốt nhất mẹ nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và khắc phục kịp thời.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!