Những Điều Ba Mẹ Cần Phải Biết Về Bệnh Viêm Màng Não Ở Trẻ Em

Những Điều Ba Mẹ Cần Phải Biết Về Bệnh Viêm Màng Não Ở Trẻ Em

Viêm màng não ở trẻ em là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể bị tử vong. Do đó, ba mẹ cần phải hiểu hơn về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả.

Dưới đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm màng não ở trẻ em, ba mẹ nên tham khảo để sớm phát hiện và điều trị bệnh nếu có dấu hiệu của bệnh.

1. Viêm màng não là gì?

Viêm màng não là tình trạng các màng xung quanh bảo vệ hệ thần kinh trung ương bị vi khuẩn tấn công gây viêm và sinh mủ. Các vi khuẩn gây bệnh xuất hiện trong khoang dịch não tủy làm tổn thương hệ thần kinh, gây ra những ảnh hưởng nặng nề về vận động và nhận thức.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm màng não nhất là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người trong độ tuổi từ 16 – 21.

viêm màng não ở trẻ em, viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không, viêm màng não ở trẻ em có chưa được không, viêm màng não ở trẻ em sơ sinh, viêm màng não ở trẻ em slideshare, viêm màng não ở trẻ em có lây không, viêm màng não ở trẻ em bộ y tế, viêm màng não mủ ở trẻ em, viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh, điều trị viêm màng não ở trẻ em

Viêm màng não là tình trạng các màng xung quanh bảo vệ hệ thần kinh trung ương bị vi khuẩn tấn công

2. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm màng não ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm màng não ở trẻ em là do vi trùng hay siêu vi trùng, virus, nấm hay các loại hóa chất hóa học độc hại, thuốc và khối u.

Các loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là Streptococcus pneumoniae, Meningitidis Neisseria, Haemophilus influenzae, Listeria monocytogenes, Escherichia coli. Ngoài ra còn có các vi khuẩn lan truyền qua đường hô hấp và nước bọt (ho, hôn).

Viêm màng não do Haemophilus influenzae loại b:

Viêm màng não mủ do Haemophilus influenzae loại b thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 tháng – 36 tháng tuổi. Thời điểm này, não bộ của trẻ đang phát triển, trẻ mắc bệnh thường có biến chứng rất nặng, có thể tử vong ngay trong những ngày đầu tiên.

Viêm màng não do Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn):

Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm màng não. Phế cầu khuẩn có thể tấn công bất cứ đối tượng nào. Trung bình cứ 1000 người thì có khoảng 1 – 3 người mắc viêm màng não do phế cầu khuẩn.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị viêm màng não do phế cầu khuẩn hầu hết là do biến chứng từ bệnh viêm xoang, viêm phổi, viêm tai giữa,…Phế cầu khuẩn thường cư trú trong niêm mạc họng và tấn công não tủy.

Viêm màng não do não mô cầu

Đối tượng chủ yếu mắc viêm màng não do não mô cầu là trẻ nhỏ từ 6 – 12 tháng tuổi. Tỷ lệ trẻ trên 1 tuổi mắc bệnh thường thấp hơn. Viêm màng não mủ do não mô cầu thường xuất hiện các ban xuất huyết hoại tử.

Viêm màng não do E.Coli

E.Coli là nguyên nhân gây bệnh viêm màng não thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rất ít gặp trường hợp mắc viêm màng não do E.Coli ở trẻ lớn và người lớn. Bệnh có thể gây nhiễm trùng huyết nên rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao.

Viêm màng não do Listeria monocytogenes:

Vi khuẩn Listeria monocytogenes thường ẩn chứa trong các loại thực phẩm tươi sống và thịt sữa. Người bị suy giảm miễn dịch hoặc có hệ miễn dịch kém như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, người có sức khỏe yếu,…là đối tượng dễ mắc viêm màng não mủ do Listeria monocytogenes.

viêm màng não ở trẻ em, viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không, viêm màng não ở trẻ em có chưa được không, viêm màng não ở trẻ em sơ sinh, viêm màng não ở trẻ em slideshare, viêm màng não ở trẻ em có lây không, viêm màng não ở trẻ em bộ y tế, viêm màng não mủ ở trẻ em, viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh, điều trị viêm màng não ở trẻ em

Bệnh viêm màng não ở trẻ em có thể là do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae,...

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm màng não

Các triệu chứng của bệnh viêm màng não thường không rõ ràng, dễ bị nhẫm lần với các bệnh lý khác nên trẻ cần được làm xét nghiệm và áp dụng các biện pháp kịp thời khi có các dấu hiệu sau:

  • Thở rên, thở không đều: Khi bị viêm màng não trẻ sơ sinh sẽ thở rên, thở không đều hoặc có cơn ngưng thở, giảm trương lực cơ, mất các phản xạ sơ sinh, co giật.
  • Sốt cao đột ngột: Trẻ sốt cao đột ngột, trong cơn sốt có thể kèm theo co giật, động kinh. Trong diễn biến này nếu không được chữa trị, trẻ có thể bị tử vong.
  • Thóp phồng: Mẹ cần quan sát phần thóp ở đầu trẻ. Lưu ý nếu thóp phập phồng hoặc căng phồng thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm màng não.
  • Rối loạn ý thức: Trẻ nằm trong trạng thái dễ bị kích thích, quấy khóc, khó chịu,…hoặc ngủ li bì khó đánh thức, vận động kém, không thích bế,...
  • Dinh dưỡng: Bỏ bú, không chịu bú, bú kém hay bị nôn trớ.
  • Xuất huyết: Một số trẻ có triệu chứng chảy máu cam hoặc các mảng xuất huyết dưới da xuất hiện từ từ hay đột ngột,…

viêm màng não ở trẻ em, viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không, viêm màng não ở trẻ em có chưa được không, viêm màng não ở trẻ em sơ sinh, viêm màng não ở trẻ em slideshare, viêm màng não ở trẻ em có lây không, viêm màng não ở trẻ em bộ y tế, viêm màng não mủ ở trẻ em, viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh, điều trị viêm màng não ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm màng não ở trẻ em

Để chuẩn đoán chính xác hơn, các mẹ nên cho con thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: Trẻ sẽ được lấy máu để tiến hành xem nghiệm máu xem có vấn đề gì bất thường không. Đồng thời, mẫu máu cũng có thể thực hiện nuôi cấy để tìm hiểu loại vi khuẩn gây bệnh là gì.
  • Thăm dò cơ quan bị tổn thương: Ví dụ như ổ viêm tồn tại ở phổi, trẻ sẽ được chụp X - quang phổi để xác định vị trí cần can thiệp. Nếu trẻ bị viêm xoang, viêm tai giữa,… thì bác sĩ sẽ thăm khám hoặc làm sinh thiết vùng cơ quan bị tổn thương để thực hiện chẩn đoán.
  • Xét nghiệm dịch não tủy: Phương pháp này sẽ được đích thân bác sĩ điều trị thực hiện để tìm kiếm tác nhân chính gây bệnh, đồng thời theo dõi sự nhạy cảm của vi khuẩn đối với thuốc kháng sinh.
  • Một số phương pháp khác: chụp cắt lớp vi tính, chụp MRI,…

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm màng não ở trẻ em

Để phòng ngừa bệnh viêm màng não cho trẻ từ sớm, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Dinh dưỡng: Để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, bạn cần cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, thường khoảng sau sinh từ 30 phút đến 1 giờ. Trẻ cần bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài từ 18 - 24 tháng hoặc lâu hơn. Khi được 6 tháng tuổi, trẻ nên ăn dặm để được bổ sung dinh dưỡng từ thức ăn bên ngoài.
  • Tiêm chủng: Mẹ bầu cần theo dõi và thực hiện tiêm chủng đầy đủ trước và trong quá trình mang thai. Ngoài ra, bé cũng cần được tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ không chỉ vệ sinh sạch sẽ cá nhân cho bé mà còn vệ sinh cả các vật dụng hằng ngày như đồ chơi, bình sữa, khăn, áo quần,…Đồng thời giữ sạch sẽ môi trường xung quanh bé như phòng ngủ, sân vườn,…để tránh nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Ba mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám định kỳ hoặc ngay khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ để có thể kịp thời ngăn chặn các diễn biến xấu của bệnh nếu có.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm màng não ở trẻ em. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn phòng ngừa bệnh tốt.

Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!