Cách Chăm Sóc Và Phòng Bệnh Viêm Đường Hô Hấp Trên Ở Trẻ Em

Cách Chăm Sóc Và Phòng Bệnh Viêm Đường Hô Hấp Trên Ở Trẻ Em

Thời tiết thay đổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên. Vì thế, ba mẹ phải biết cách chăm sóc cho trẻ để bé luôn khỏe mạnh, đẩy lùi xa bệnh tật.

Dưới đây là những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em. Ba mẹ hãy tham khảo để có biện pháp chăm sóc trẻ đúng đắn, giúp trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.

1. Viêm đường hô hấp trên là gì?

Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên, bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Đây là các bộ phận có chức năng lấy không khí từ bên ngoài, làm ấm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi nên phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài. Từ đó, dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm.

viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh, viêm hô hấp trên ở trẻ sơ sinh, viêm hô hấp trên ở trẻ, bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em, triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, viêm đường hô hấp trên trẻ sơ sinh

Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh viêm đường hô hấp trên cao nhất. Nguyên nhân là do virus, vi khuẩn, nấm mốc, bụi, khí độc tấn công vào các bộ phận thuộc đường hô hấp trên. Trong đó, các tác nhân vi khuẩn, virus có thể kể đến là liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, một số loại nấm,…Ban đầu, chúng thường khởi phát bằng sự nhiễm và gây viêm của một số loại virus trước đó, sau biến chứng thành vi khuẩn gây nên tình trạng viêm họng, viêm đường hô hấp trên.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng khả năng xâm nhập của một số loại vi khuẩn, virus gây nên bệnh viêm đường hô hấp trên là:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh.
  • Tuổi càng nhỏ thì càng dễ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
  • Trẻ non yếu.
  • Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng.
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch như: mắc bệnh HIV, điều trị corticoid kéo dài,…
  • Môi trường sống ẩm thấp, chật hẹp, trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói bếp, khói thuốc lá, than tổ ong,…

3. Triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

  • Trẻ sốt thành cơn, thân nhiệt có thể lên tới 39 – 40 độ C kèm theo các dấu hiệu như: ngứa, đau mắt, chảy nước mắt,…
  • Sổ mũi, chảy nước mũi, dịch nhiều trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.
  • Ngoài ra, trẻ còn có thể ho thành cơn, ho khan, ho có đờm.
  • Khó thở là một triệu chứng không đặc thù của bệnh viêm đường hô hấp trên. Tuy nhiên, nếu đã gặp thì bệnh đã có dấu hiệu trở nặng, nếu không được chữa trị tốt sẽ chuyển sang viêm đường hô hấp trên mãn tính với các triệu chứng như ho, đau rát cổ họng, nuốt thấy vướng trong họng,…

viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh, viêm hô hấp trên ở trẻ sơ sinh, viêm hô hấp trên ở trẻ, bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em, triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, viêm đường hô hấp trên trẻ sơ sinh

Triệu chứng thường gặp của viêm đường hô hấp trên là: ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi

4. Cách điều trị viêm đường hô hấp trên cho trẻ em

Điều trị bằng thuốc

  • Điều trị bằng thuốc chủ yếu là sử dụng các loại thuốc để hạ sốt, giảm ho, chống viêm tại chỗ,…Tuy nhiên, các bạn không được tự ý mua thuốc cho bé dùng, phải theo chỉ định của bác sĩ.
  • Với trường hợp, bệnh do virus gây ra thì hầu hết sẽ được điều trị bằng các loại thuốc vừa kể trên. Trường hợp, viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn gây nên thì phải dùng kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.

Cách điều trị không dùng thuốc tại nhà

  • Nhỏ mũi hoặc xịt mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ từ 3 – 4 lần/ngày để giúp đường thở thông thoáng hơn.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng sức đề kháng.
  • Tạo môi trường sống trong lành, sạch sẽ.

5. Cách chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi nhiều

  • Vệ sinh mũi cho bé bằng cách dùng nước muối sinh lý 9% nhỏ vào từng bên mũi cho loãng dịch mũi. Sau đó, loại bỏ dịch mũi bằng dụng cụ hút mũi. Dùng tăm bông sạch, khô ngoáy mũi cho bé.
  • Làm thông mũi trước khi cho bé ăn hoặc bú nếu dịch nhiều, quánh, dính để tránh tình trạng trẻ bị nôn.

Chú ý:

  • Tránh lạm dụng nước muối sinh lý quá nhiều vì sẽ gây teo niêm mạc mũi ở trẻ.
  • Tránh nhỏ nước ép tỏi cho trẻ vì tỏi có vị cay dễ gây bỏng niêm mạc của trẻ.
  • Đặt trẻ nằm cao đầu hoặc bế trẻ ở tư thế thẳng.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ nếu là mùa đông, mùa hè thì nên mặc quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, tránh cho trẻ nằm trước luồng quạt máy hoặc dưới luồng gió của điều hòa tỏa ra.

viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh, viêm hô hấp trên ở trẻ sơ sinh, viêm hô hấp trên ở trẻ, bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em, triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, viêm đường hô hấp trên trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị sổ mũi, ba mẹ nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ

Trẻ bị sốt

  • Cho trẻ nằm ở phòng thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, dùng khăn ấm lau trán, nách, bẹn.
  • Theo dõi nhiệt độ 30 phút/lần. Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C thì phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng 10 – 15mg/kg/lần, có thể lặp lại 4 – 6 giờ.

Trẻ bị ho

  • Khi trẻ bị ho, các mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian trị ho cho bé như: quất hấp mật ong, húng chanh đường phèn, lê chưng đường phèn,…để cho bé uống.

Trẻ bị nôn

  • Trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu trẻ nôn nhiều ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị ngay.
  • Khi trẻ nôn cần cho trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên, làm sạch chất nôn ở miệng, họng, mũi trẻ, lau khô chất nôn trên người bằng khăn ấm rồi thay quần áo cho trẻ.
  • Cho trẻ bú sữa nhiều hơn.

viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh, viêm hô hấp trên ở trẻ sơ sinh, viêm hô hấp trên ở trẻ, bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em, triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, viêm đường hô hấp trên trẻ sơ sinh

Trẻ bị nôn nên nằm nghiêng sang 1 bên để làm sạch chất nôn trong mũi, miệng

6. Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

  • Đối với bệnh viêm đường hô hấp trên, biện pháp dự phòng luôn được đặt lên hàng đầu vì bệnh này có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Do đó, bạn cần tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, tránh các yếu tố có hại cho đường hô hấp như: bụi, hơi nóng, khí nóng, khí độc,…
  • Giữ gìn và bảo quản đồ ăn, đồ uống của trẻ, tránh để nhiễm khuẩn.
  • Tránh nằm điều hòa quá lạnh, tránh cho trẻ sinh hoạt ngoài trời quá lâu, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.
  • Giữ ấm cho trẻ khi ra đường, giữ ấm cổ khi ngủ vào mùa đông.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, duy trì một môi trường sống thông thoáng, tránh ẩm thấp và tập trung đông người.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ trong chương trình tiêm chủng quốc gia.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có thêm có kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc và bảo vệ trẻ, giúp trẻ luôn khỏe mạnh.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!