Bật Mí Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Viêm Cầu Thận Cho Bà Bầu

Bật Mí Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Viêm Cầu Thận Cho Bà Bầu

Khi mang thai, cơ thể chị em có nhiều biến đổi sâu sắc cả về sinh lý và sắc khỏe. Trong đó, rõ rệt nhất là hệ tiết niệu. Chị em có khả năng mắc bệnh viêm cầu thận lên tới 40 – 50%. Vậy khi mắc viêm cầu thận, phụ nữ mang thai phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Viêm cầu thận là bệnh lý hay gặp ở phụ nữ mang thai. Bệnh này nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời sẽ kéo theo hàng loạt những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vì thế, viêm cầu thận ở bà bầu cần được phát hiện và điều trị sớm.

1. Viêm cầu thận ở bà bầu là gì?

Viêm cầu thận là bệnh lý xảy ra khi thận không thể đào thải các chất độc hại cùng dịch dư thừa ra bên ngoài khiến cầu thận bị viêm. Bệnh viêm cầu thận nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm độc thai nghén. Hệ quả là tiền sản giật, cao huyết áp, phù nề ở 3 tháng cuối.

viêm cầu thận, viêm cầu thận ở trẻ em, viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai, viêm cầu thận ở trẻ, viêm cầu thận ở bà bầu

Viêm cầu thận là bệnh lý xảy ra khi thận không thể đào thải các chất độc hại cùng dịch dư thừa ra bên ngoài

2. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm cầu thận, trong đó có các nguyên nhân chính sau:

  • Người bị nhiễm khuẩn ngoài da hoặc viêm họng do liên cầu khuẩn tan máu beta thuộc nhóm A trong một số type gây viêm cầu thận cấp tính. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất và có thể xảy ra sau 10 – 15 ngày nhiễm liên cầu.
  • Người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống cũng có thể tấn công mô thận, gây hư hại đến chức năng của thận và cầu thận.
  • Biến chứng của bệnh tiểu đường.
  • Người bị xơ hóa cầu thận khu thú có thể gây ra các sẹo mô thận, gây viêm nhiễm ở cầu thận và hội chứng thận hư.
  • Người bị tăng huyết áp không kiểm soát, bị viêm nhiễm do hóa chất hoặc thuốc điều trị.
  • Ngoài các nguyên nhân trên, các yếu tố thuận lợi sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận ở bà bầu:
  • Người sử dụng thuốc lá hoặc hóa chất làm ảnh hưởng tới chức năng của thận.
  • Người sử dụng các loại thuốc kháng sinh có chứa steroids.

3. Triệu chứng của bệnh viêm cầu thận khi mang thai

Các triệu chứng của bệnh viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai rất đa dạng, nhiều trường hợp diễn ra một cách âm thầm lặng lẽ nhưng cũng có nhiều trường hợp xuất hiện các triệu chứng rõ ràng sau:

  • Cơ thể sốt, mệt mỏi, đau bụng.
  • Có triệu chứng phù nề nhất là buổi sáng người bệnh có cảm giác nặng mặt, phù chân và phù nề mi mắt hơn. Về buổi chiều, khi bệnh nhân đi tiểu nhiều lần thì tình trạng phù nề sẽ giảm nhanh chóng.
  • Tăng huyết áp bất thường kèm các biểu hiện đau đầu, choáng váng.
  • Đi tiểu ra máu, tiểu ít, thậm chí là có tình trạng không đi tiểu được.

viêm cầu thận, viêm cầu thận ở trẻ em, viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai, viêm cầu thận ở trẻ, viêm cầu thận ở bà bầu

Phù nề là triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh viêm cầu thận

4. Bà bầu bị viêm cầu thận có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Nếu để bệnh viêm cầu thận kéo dài và không có biện pháp nào chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc thai nghén. Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là tiền sản giật, đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất ở phụ nữ mang thai.

Khi bị tiền sản giật sẽ gây ra các nguy hiểm sau:

  • Thai chết lưu.
  • Thai sinh non và suy dinh dưỡng.
  • Tỉ lệ mổ lấy thai cao, dẫn đến tăng tỉ lệ trẻ sinh non ở bà bầu bị tiền sản giật.
  • Trẻ sơ sinh có khả năng tử vong ngay sau khi đẻ do ngạt thở, chấn thương, chảy máu não thất, chảy máu phổi,…
  • Bà bầu bị viêm cầu thận nặng còn có thể khiến nhau thai và cuống thai teo nhỏ, dẫn đến việc thai nhi bị suy dinh dưỡng, sảy thai, thai bị chất lưu.

5. Cách điều trị và phòng ngừa viêm cầu thận ở bà bầu

Giải quyết các ổ nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn mạn tính vùng họng, cắt amydal hốc mũ, điều trị bệnh viêm tai giữa,…giải quyết tình trạng chốc đầu, những nốt nhiễm khuẩn sưng tấy mọc mủ ngoài da.

  • Nếu bà bầu bị viêm nhiễm cầu thận do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A thì cần dùng penicillin để điều trị và điều trị dài ngày theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Không lao động quá sức và tránh tình trạng nhiễm khuẩn do nhiễm lạnh.
  • Thực hiện chế độ ăn giảm muối trong khẩu phần ăn hằng ngày để ngăn ngừa tình trạng phù nề, tăng huyết áp.
  • Hạn chế uống nước khi bị phù nề, đái ít hoặc vô niệu. Đồng thời cũng hạn chế ăn kem, súp, trái cây vì chúng cũng chứa nhiều nước.
  • Giảm tiêu thụ kali và protein để làm chậm sự tích tụ của các chất thải trong máu.
  • Người bệnh cần kiểm soát lượng đường trong máu, kiểm soát huyết áp để tránh biến chứng do bệnh tiểu đường và tăng huyết áp gây ra.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải, tránh nguy cơ bị béo phì, tăng cân mất kiểm soát khi mang thai.
  • Theo dõi nghỉ ngơi tại nhà, thường xuyên đo huyết áp hàng ngày và theo dõi số lượng nước tiểu.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ gây bệnh.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm cầu thận khi mang thai. Đây là bệnh lý thường gặp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì thế, bạn cần phải biết cách chăm sóc bản thân và lắng nghe những tín hiệu của cơ thể để phát hiện và điều trị bệnh sớm.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!