Vảy Nến Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Vảy Nến

Vảy Nến Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Vảy Nến

Vảy nến là một bệnh lý ngoài da hay gặp, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, chị em nên biết cách phòng và điều trị nhé.

Bệnh vảy nến là bệnh lý về da hay gặp nhất, chúng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Vì thế, chúng ta phải nguyên nhân và cách điều trị bệnh để chữa trị kịp thời, hiệu quả, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

1. Vảy nến là gì?

Vảy nến là một trong những bệnh mãn tính về da. Theo thống kê có tới 2 – 3% dân số trên thế giới mắc phải bệnh này.

Thông thường các tế bào da cũ sau khi chết đi, chúng sẽ tự bong ra và được thay thế bằng các tế bào da mới. Tuy nhiên, ở những người bị bệnh vảy nến thì quá trình này diễn ra nhanh hơn, gấp 10 lần so với người bình thường nên các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ, tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc, sần sùi trên da.

Bệnh vảy nến có thể xảy ra ở mọi đối tượng, trong đó có cả trẻ em, nhất là ở độ tuổi từ 7 – 10 tuổi. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh vảy nến nếu không được chữa trị triệt để sẽ gây ra những tổn thương lâu dài, làm mất thẩm mỹ trên da và làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày.

Không những vậy, sự tiến triển nhanh chóng của bệnh vảy nến còn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: Gia tăng các vấn đề về xương khớp như đau vùng cột sống, viêm cột sống dính khớp, xương chậu, tăng nguy cơ cao huyết áp, là tác nhân dẫn đến những cơn đau tim đột ngột, suy thận, béo phì,…nên người bệnh cần phải chữa trị kịp thời.

vảy nến, vảy nến da đầu, vảy nến hồng, vảy nến thể giọt, vảy nến móng tay, vảy nến da mặt, vảy nến là gì, vảy nến có lây ko, vảy nến ở chân, vảy nến ở tai

Vảy nến là một trong những bệnh mãn tính về da

2. Nguyên nhân của bệnh vảy nến

Tại thời điểm này vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh vảy nên. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh vảy nến chịu tác động mạnh mẽ của 2 yếu tố là: di truyền và hệ thống miễn dịch.

Di truyền

Mặc dù không quá phổ biến nhưng di truyền là một nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến. Nếu trong gia đình có ông/bà/bố/mẹ/anh/chị mắc bệnh vảy nến thì bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

Hệ thống miễn dịch

Vảy nến là bệnh tự miễn dịch. Bệnh hình thành do sự nhầm lẫn trong quá trình tấn công của các tế bào bạch cầu Lympho T vào các tế bào da. Hệ quả làm kích hoạt các tế bào da mới, hình thành quá nhanh trong khi tế bào cũ chưa kịp loại bỏ nên tạo thành các vảy bạc sần sủi trên da.

Thay đổi nội tiết tốt

Bệnh vảy nến thường xuất hiện trong giai đoạn dậy thì hoặc mãn kinh. Trong quá tình mang thai, các triệu chứng của bệnh giảm dần, thậm chí là biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng sẽ tái phát trở lại sau khi sinh nếu không được điều trị triệt để.

Sử dụng các chất kích thích rượu, bia, thuốc lá

Việc sử dụng các chất kích thích thường xuyên như: rượu, bia, thuốc lá,…sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến lên 9 lần so với người bình thường. Vì thế, bạn nên chủ động phòng tránh bệnh này bằng cách từ bỏ thói quen sử dụng các chất kích thích kể trên.

Stress

Căng thẳng quá do áp lực công việc và cuộc sống cũng là một tác nhân dẫn đến bệnh vảy nến ở nhiều người.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc như: Lithium, thuốc điều trị cao huyết áp, bệnh tiêu mạch, thuốc điều trị viêm, thuốc chống sốt rét,…nếu lạm dụng quá nhiều sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.

Thời tiết

Thời tiết hanh khô, nhiệt độ thấp là các triệu chứng của bệnh vảy nến sẽ trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn nên chú ý dưỡng ẩm cho da vào mùa đông.

vảy nến, vảy nến da đầu, vảy nến hồng, vảy nến thể giọt, vảy nến móng tay, vảy nến da mặt, vảy nến là gì, vảy nến có lây ko, vảy nến ở chân, vảy nến ở tai

Bệnh vảy nến chịu tác động mạnh mẽ của 2 yếu tố là: di truyền và hệ thống miễn dịch

3. Triệu chứng của bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến được phát hiện khi thấy trên da xuất hiện các mảng da đỏ, có vảy dày, màu bạc và chúng thường xuất hiện nhiều nhất ở vùng lưng dưới, khuỷu tay, đầu gối, lòng bàn chân, chân, da đầu, mặt, lòng bàn tay,…Và tùy vào từng thể bệnh khác nhau mà bệnh vảy nến có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

  • Vảy nến thể mảng (hay còn gọi là vảy nến mảng bám): Đây là dạng vảy nến phổ biến nhất, xuất hiện các mảng da khô sần đỏ ở khuỷu tay, đầu gối, vùng dưới lưng.
  • Vảy nến mụn mủ: Xuất hiện mụn mủ ở vùng da tay, chân.
  • Vảy nến thể giọt: Loại này thường gặp ở trẻ sau khi bị viêm họng do nhiễm liên cầy streptococcus. Người bệnh sẽ có các tổn thương nhỏ, hình giọt, có vảy trên da. Chúng thường xuất hiện ở vùng thân mình, cánh tay, hoặc chân.
  • Viêm khớp vảy nến: Bên cạnh các triệu chứng điển hình, người bị viêm khớp vảy nến còn gặp hiện tượng sưng ở các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối, ảnh hưởng đến khả năng vận động thông thường. 
  • Vảy nến móng: Bệnh lý này khiến móng tay, móng chân lõm xuống hoặc tạo ra các đường rãnh trên móng, khiến móng thay đổi hình dạng thất thường. Vảy nến thể mỏng khiến cho móng bị lỏng, nghiêm trọng hơn là móng sẽ bị giòn và dễ gãy. 
  • Vảy nến da đầu: Xuất hiện những mảng da dày màu trắng bạc trên đầu.
  • Vảy nến nếp gấp (vảy nến đảo ngược): Ở thể này thường xuất hiện ở vùng nếp gấp của da như: nách, háng, mông,… Chúng hình thành các vùng da đỏ ửng, mịn màng,...và loại này thường gặp ở những người béo phì.

vảy nến, vảy nến da đầu, vảy nến hồng, vảy nến thể giọt, vảy nến móng tay, vảy nến da mặt, vảy nến là gì, vảy nến có lây ko, vảy nến ở chân, vảy nến ở tai

Tùy vào từng thể bệnh mà bệnh vảy nến có những biểu hiện khác nhau

4. Cách chữa vảy nến tại nhà

Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh có thể áp dụng 1 số cách sau:

Ngâm nước ấm

Nước ấm giúp làm mềm và loại bỏ vảy trắng, từ đó cải thiện những triệu chứng của bệnh vảy nến. Ngoài ra, nhiệt độ ấm còn giúp giảm căng thẳng và xoa dịu những cơn ngứa ngáy, khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Pha nước ấm khoảng 45 – 55 độ C
  • Ngâm trực tiếp vùng da bị bệnh vào nước ấm trong khoảng 10 - 15 phút
  • Kết hợp massage nhẹ nhàng để loại bỏ vảy bong, sau đó dùng khăn mềm thấm khô nước.
  • Lưu ý: Không nên sau khi ngâm với nước ấm vì bụi bẩn và vi khuẩn có thể xâm nhập khiến cho bệnh càng thêm nghiêm trọng.

Sử dụng nha đam

Trong nha đam có hàm lượng nước, vitamin và khoáng chất dồi dào nên cung cấp độ ẩm cho da, góp phần làm lành các tổn thương nhanh chóng, làm mờ thâm sẹo.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 lá nha đam tươi, gọt bỏ vỏ và rửa sạch phần nhựa
  • Sử dụng phần gel bôi lên vùng da bị tổn thương kết hợp với massage nhẹ nhàng
  • Sau 10 – 15 phút, rửa sạch vùng da vừa bôi nha đam và lau khô với khăn bông mềm.

vảy nến, vảy nến da đầu, vảy nến hồng, vảy nến thể giọt, vảy nến móng tay, vảy nến da mặt, vảy nến là gì, vảy nến có lây ko, vảy nến ở chân, vảy nến ở tai

Nha đam có công dụng rất tốt trong việc chữa trị bệnh vảy nến

Dùng lá trầu không

Lá trầu không là thần dược chữa bệnh vảy nên.  Bởi chúng có tác dụng chống ngứa, sát trùng tốt. Bên cạnh đó, hoạt chất eugenol trong loại dược liệu này cũng mang lại tác dụng làm mát, giảm ngứa rát nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Trầu không rửa sạch, vò nát.
  • Đun sôi 1.5 lít nước rồi cho lá trầu vào, tắt bếp, đậy nắp kín trong 5 – 10 phút
  • Đổ nước ra chậu và pha thêm nước mát, dùng tắm hàng ngày
  • Kiên trì áp dụng trong khoảng 15 ngày, bệnh vảy nến sẽ cải thiện rõ ràng.

Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị bệnh vảy nến hiệu quả. Các bạn hãy tham khảo để giúp bệnh nhanh chóng qua đi nhé.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!