Vắt Sữa Bằng Tay Có Tốt Không? Những Điều Nên Biết Khi Vắt Sữa Bằng Tay

Vắt Sữa Bằng Tay Có Tốt Không? Những Điều Nên Biết Khi Vắt Sữa Bằng Tay

Vắt sữa bằng tay là phương pháp vắt sữa truyền thống hay được các mẹ lựa chọn. Tuy nhiên, bạn phải biết vắt sữa bằng tay như thế nào cho đúng để đảm bảo nguồn sữa được tốt nhất cho bé bú.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách vắt sữa bằng tay an toàn, đúng cách. Các mẹ hãy tham khảo để thực hiện tại nhà nhé.

1. Vẳt sữa bằng tay có tốt không?

Vắt sữa bằng tay là phương pháp vắt sữa truyền thống tốt mang lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể như sau:

Giúp giảm căng tức ngực khi có quá nhiều sữa

Việc dùng tay để vắt sữa sẽ giúp 2 bầu ngực của mẹ giảm căng tức khi có quá nhiều sữa. Ngoài ra, trong trường hợp em bé không ở cạnh mẹ để bú hay không có máy hút sữa thì việc dùng tay để vắt sữa sẽ giúp mẹ giảm được tình trạng mất sữa hoặc ít sữa sau sinh.

Vắt sữa trước khi cho bé bú giúp bé bú thoải mái hơn

Việc dùng tay để vắt sữa trước khi cho bé bú sẽ giúp đường sữa thông tắc hơn, sữa có thể chảy thành tia. Từ đó giúp cho bé bú thoải mái và dễ dàng hơn.

Giúp mẹ dễ dàng phát hiện những vấn đề ở bầu ngực

Vắt sữa bằng tay không chỉ giúp bé bú dễ dàng hơn, giảm căng tức ngực mà còn giúp mẹ phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường ở ngực như bị áp xe vú, bị cứng cơ ngực hoặc có khối u lạ trong bầu ngực.

Kích sữa chảy ra nhiều hơn

Ngoài việc dùng tay để vắt sữa thì đây cũng là cách kích thích tuyến vú của mẹ có thể tiết ra nhiều sữa hơn.

vắt sữa bằng tay, vắt sữa bằng tay có bị mất sữa không, vắt sữa bằng tay bị đau, vắt sữa bằng tay có ảnh hưởng gì không, vắt sữa bằng tay medela, vắt sữa bằng tay có làm mất sữa, vắt sữa bằng tay hay máy tốt hơn, vắt sữa bằng tay concung, vắt sữa bằng tay để được bao lâu

Vắt sữa bằng tay là phương pháp tốt, mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé

2. Những điều mẹ nên biết khi vắt sữa bằng tay

Nên vắt sữa mấy lần trong ngày?

Bạn nên vắt sữa thường xuyên để kích thích tạo sữa. Trung bình là khoảng 3h/lần, kể cả ngày lẫn đêm.

Vắt sữa bằng tay có làm mất sữa không?

Việc vắt sữa bằng tay không làm mất sữa như các mẹ vẫn thường nghĩ. Ngược lại, chúng còn kích thích tuyến vú thêm được nhiều sữa hơn cho bé bú hàng ngày.

Vắt sữa bằng tay có ảnh hưởng gì không?

Việc vắt sữa bằng tay mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Điều này làm giảm áp lực và sự căng cứng cho bầu ngực, lại không tốn kém quá nhiều thời gian, bạn không phải thực hiện quá nhiều lần. Đồng thời, làm giảm áp lực, đau đớn, khó chịu khi vắt sữa bằng máy.

Mẹ sẽ chủ động trữ được lượng sữa lớn khi đi ra ngoài hoặc khi có công việc đột xuất. Hạn chế được tình trạng vị viêm vú, tắc tia sữa hay cương tức ngực.

3. Một số lưu ký trước và sau khi vắt sữa bằng tay

Trước khi vắt sữa, mẹ phải chuẩn bị các loại bình sữa đảm bảo đã được tiệt trùng sạch sẽ hoặc các loại túi đựng sữa đạt chuẩn an toàn.

Ngoài ra, mẹ cũng phải biết cách massage vú cũng như tư thế có thể dùng tay để vắt sữa một cách tốt nhất và cho lượng sữa được nhiều nhất.

vắt sữa bằng tay, vắt sữa bằng tay có bị mất sữa không, vắt sữa bằng tay bị đau, vắt sữa bằng tay có ảnh hưởng gì không, vắt sữa bằng tay medela, vắt sữa bằng tay có làm mất sữa, vắt sữa bằng tay hay máy tốt hơn, vắt sữa bằng tay concung, vắt sữa bằng tay để được bao lâu

Quy trình vắt sữa đúng cách bằng tay

4. Hướng dẫn vắt sữa bằng tay đúng cách

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

  • Chuẩn bị cốc hoặc bình sữa đã được rửa sạch, tráng bằng nước sôi và để áo nước.
  • Thìa sạch nếu bạn vắt sữa ra cố và đút sữa cho bé ngay sau khi vừa mới vắt xong.
  • Túi đựng sữa chuyên dụng (nếu bảo quản trong ngăn đá hoặc trong tủ đông).

Bước 2: Massage vú

  • Đầu tiên, mẹ dùng 2 đầu ngón tay nhẹ nhàng xoay tròn từ phía trên về phía đầu ti và khắp cả 2 vú trong vòng 30 giây.
  • Tiếp đến dùng nắm tay vuốt nhẹ nhàng từ phía trên đi về phía đầu ti trong khoảng 30 giây.
  • Tựa ngón tay cái ở quầng vú trên, các ngón tay massage nhẹ nhàng lên xuống ở vị trí đầu dây thần kinh khoảng 1 – 2 phút để sữa tiết ra nhanh hơn.

Bước 3: Thực hiện thao tác vắt sữa

  • Mẹ đặt ngón tay trỏ của mình ở phía dưới bầu vú, gần về phía của quầng vú còn ngón tay cái đặt ở trên bầu vú, đối diện với ngón trỏ. Nếu quầng vú của mẹ rộng thì mẹ đặt các ngón tay này lùi vào bên trong quầng vú một chút còn nếu quầng vú hẹp thì đặt các ngón tay lùi ra ngoài. Các ngón tay còn lại thì đặt ở phía dưới để đỡ lấy bầu ngực.
  • Giữ nguyên các ngón tay ở vị trí trên ngực, bạn nhẹ nhàng ấn các ngón tay về phía sau. Tiếp tục giữ lực, ép về phía sau. Đồng thời, dùng ngón trỏ và ngón út cùng lúc ép xuôi nhẹ về phía trước, làm sữa chảy ra khỏi túi sữa và tràn ra đầu vú.
  • Nới lỏng lực ép để các tuyến sữa đầy lại rồi lặp lại thao tác trên.
  • Tránh bóp vú vì chúng sẽ khiến bạn bị đau và không vắt thêm được sữa.
  • Không vuốt mạnh tay dọc theo bầu ngực vì làm tổn thương đến mô ngực, vốn rất mỏng manh. Điều quan trọng là bạn phải di chuyển các ngón tay quanh bầu vú để đảm bảo sữa được tiết ra từ các tuyến sữa.
  • Bạn phải mất khoảng 1 – 2 phút thì sữa mới bắt đầu ra.
  • Thời gian vắt sữa một cách đầy đủ nhất là khoảng 20 – 30 phút, đặc biệt trong những ngày đầu sữa sẽ xuống ít.

Trên đây là những thông tin về cách vắt sữa bằng tay có tốt không? Một số lưu ý khi vắt sữa bằng tay. Các mẹ hãy tham khảo để vắt sữa đúng cách, đảm bảo nguồn sữa tốt nhất cho bé nhé.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!